Liên quan tới quy hoạch tuyến đường sắt mới khổ tiêu chuẩn (1.435mm) Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, chiều 25/11, Bộ GTVT đã có thông cáo về dự án này.
Bộ GTVT khẳng định, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có vị trí rất quan trọng trong việc hình thành mạng lưới vận tải đường sắt ở phía Bắc sông Hồng. Kết nối Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và cảng Hải Phòng. Đã được đưa vào Chính lược phát triển GTVT đường sắt giai đoạn 2020, tầm nhìn 2050 được Chính phủ phê duyệt, với đường đôi khổ ray 1.435mm.
Căn cứ chiến lược đó, tuyến đường sắt trên được đưa vào danh mục nghiên cứu để dành quỹ đất, huy động vốn đầu tư xây dựng.
Năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 10 triệu nhân dân tệ, để tiến hành khảo sát, lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Đến nay, tư vấn lập quy hoạch dự kiến toàn tuyến có chiều dài 392km với 38ga, chạy chung tàu khách và hàng. Bộ GTVT đã làm việc với các địa phương để xin ý kiến về phương án hướng tuyến, vị trí nhà ga trên tuyến làm cơ sở dành quỹ đất phục vụ dự án đầu tư trong tương lai.
Sau khi tư vấn hoàn thành nghiên cứu quy hoạch, Bộ GTVT sẽ triển khai các thủ tục để tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật theo quy định.
Kết quả nghiên cứu trên sẽ được Cục Đường sắt Việt Nam nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình lập quy hoạch mạng lưới đường sắt và quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực đường sắt trong giai đoạn đến 2030, định hướng đến 2050 để trình Thủ tướng phê duyệt.
Căn cứ quy hoạch được duyệt, thứ tự ưu tiên và khả năng cân đối nguồn lực đầu tư, Bộ GTVT sẽ triển khai nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án theo đúng quy định.
Với quy mô đầu tư, dự kiến dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua về chủ trương đầu tư.
“Vì vậy, khi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, việc triển khai sẽ được tiếp tục nghiên cứu một cách thận trọng, tham khảo ý kiến nhân dân, chuyên gia, các bộ ngành, địa phương có liên quan. Nhất là về quy mô, phương án phân kỳ và khả năng huy động vốn trước khi trình cấp có thẩm quyền xem thẩm định, phê duyệt”, Bộ GTVT khẳng định.
Trước đó, như Tiền Phong đã đưa tin, đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch tuyến đường sắt trên của Trung Quốc, đã đưa ra dự án với tổng vốn đầu tư lên tới 100.000 tỷ đồng, và chưa gồm chi phí giải phóng mặt bằng. Sau khi phân tích chi phí, lợi ích từ dự án mang lại, không ít chuyên gia tỏ ra lo ngại về dự án này.
Lê Hữu Việt (Tiền phong)
Bộ GTVT khẳng định, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có vị trí rất quan trọng trong việc hình thành mạng lưới vận tải đường sắt ở phía Bắc sông Hồng. Kết nối Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và cảng Hải Phòng. Đã được đưa vào Chính lược phát triển GTVT đường sắt giai đoạn 2020, tầm nhìn 2050 được Chính phủ phê duyệt, với đường đôi khổ ray 1.435mm.
Căn cứ chiến lược đó, tuyến đường sắt trên được đưa vào danh mục nghiên cứu để dành quỹ đất, huy động vốn đầu tư xây dựng.
Ảnh minh họa
Năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 10 triệu nhân dân tệ, để tiến hành khảo sát, lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Đến nay, tư vấn lập quy hoạch dự kiến toàn tuyến có chiều dài 392km với 38ga, chạy chung tàu khách và hàng. Bộ GTVT đã làm việc với các địa phương để xin ý kiến về phương án hướng tuyến, vị trí nhà ga trên tuyến làm cơ sở dành quỹ đất phục vụ dự án đầu tư trong tương lai.
Sau khi tư vấn hoàn thành nghiên cứu quy hoạch, Bộ GTVT sẽ triển khai các thủ tục để tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật theo quy định.
Kết quả nghiên cứu trên sẽ được Cục Đường sắt Việt Nam nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình lập quy hoạch mạng lưới đường sắt và quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực đường sắt trong giai đoạn đến 2030, định hướng đến 2050 để trình Thủ tướng phê duyệt.
Căn cứ quy hoạch được duyệt, thứ tự ưu tiên và khả năng cân đối nguồn lực đầu tư, Bộ GTVT sẽ triển khai nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án theo đúng quy định.
Với quy mô đầu tư, dự kiến dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua về chủ trương đầu tư.
“Vì vậy, khi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, việc triển khai sẽ được tiếp tục nghiên cứu một cách thận trọng, tham khảo ý kiến nhân dân, chuyên gia, các bộ ngành, địa phương có liên quan. Nhất là về quy mô, phương án phân kỳ và khả năng huy động vốn trước khi trình cấp có thẩm quyền xem thẩm định, phê duyệt”, Bộ GTVT khẳng định.
Trước đó, như Tiền Phong đã đưa tin, đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch tuyến đường sắt trên của Trung Quốc, đã đưa ra dự án với tổng vốn đầu tư lên tới 100.000 tỷ đồng, và chưa gồm chi phí giải phóng mặt bằng. Sau khi phân tích chi phí, lợi ích từ dự án mang lại, không ít chuyên gia tỏ ra lo ngại về dự án này.
Lê Hữu Việt (Tiền phong)