Mấy năm qua tại Việt Nam, có một hiện tượng rất bất thường là một số linh mục Công giáo có lời nói, việc làm không phù hợp với phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”, thậm chí là khuyến khích công dân theo Công giáo đối đầu với chính quyền.
Luận bàn về 'bọn tự nhục' của kẻ lẻo mép dân chủ Nguyễn Lân Thắng!
- Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch
- Vạch mặt sự chống phá thâm hiểm trước thềm đại hội Đảng các cấp
- Nhận thức đúng về đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân của Đảng ta
- Vạch trần âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Ðó là điều không thể chấp nhận và bị xã hội lên án. Rất nhiều người đã lên tiếng phê phán hành vi sai trái, đi ngược đạo lý này. Bài viết của Luật sư Hoàng Duy Hùng, người Mỹ gốc Việt, là một trong số những ý kiến đó. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Trong Tông huấn về Gia đình, Giáo hoàng Gioan Phao-lô II (1920 - 2005) khuyên răn giáo dân hãy tham gia sinh hoạt chính trị để làm tốt đời đẹp đạo, vì không thể bỏ ngỏ cho những người xấu lộng hành trong xã hội và chính quyền; tuy nhiên Ngài căn dặn các tu sĩ và giáo sĩ cần có thái độ chính trị nhưng không được làm chính trị. Ðiều đó là đúng đắn, bởi đã có nhiều thí dụ cho điều này, trong đó có trường hợp linh mục J.B Aristide (J.B A-ri-stit) ở Haiti (Ha-i-ti). J.B Aristide tu theo dòng Salesian, năm 1982 làm linh mục và coi xứ ở Port-Au-Prince (Po-tô Pranh-xơ, Haiti). Trên tòa giảng, ông mượn áo đạo nói nhân quyền nhưng động cơ chính là làm chính trị. Năm 1990, ông tranh cử và được bầu làm tổng thống. Năm 1991, quân đội đảo chính, ông bị lật đổ. Năm 1994, qua áp lực và dàn dựng từ nước ngoài, chính quyền quân sự bị lật đổ, Aristide về làm tổng thống và làm nhiều điều ông từng chống lại khi rao giảng trên tòa giảng. Haiti vẫn nghèo đói, lệ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài. Năm 2004, quân đội lại đảo chính, ông phải lưu vong, tám năm sau mới có cơ hội quay trở về Haiti. Gương của Aristide sờ sờ ra đó mà một số linh mục ở Việt Nam vẫn bất chấp, cố tình không theo lời răn của Ðức Giáo hoàng. Họ thích đồng hóa “thái độ chính trị” với “làm chính trị”, để dùng “đạo đối đầu với đời”. Họ muốn dùng chính Giáo hội để đối đầu một mất một còn với Nhà nước nhằm mưu cầu cho mục đích riêng của mình. Họ muốn mượn đạo để tạo đời hơn là xây dựng để tốt đời đẹp đạo.
Những linh mục vẫn xuất hiện đều ở những điểm nóng ....
Có thể Vatican (Va-ti-can) đã nhìn thấy sự lạc hướng này của một số linh mục Việt Nam, cho nên nhân dịp Ðại hội giới trẻ Công giáo tổ chức ngày 19 và 20-11-2019 tại Phú Nhai (Giáo phận Bùi Chu), Giáo hoàng Phan-xi-cô I đã gửi một video clip giảng với nội dung “các con hãy trở về nhà, hãy trở về với gia đình”. Và Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã khai triển nội dung này một cách sâu sắc. Chính Giáo hoàng Phan-xi-cô I cũng đã giảng bài này ở Thái-lan vào ngày 20-11 vừa qua. Ðây là bài giảng tinh hoa của “tốt đời đẹp đạo”, chỉ hướng để giáo dân Việt Nam ở trong nước, ngoài nước áp dụng vào cuộc sống. Rõ ràng Vatican đã chủ trương hợp tác xây dựng để cả đời và đạo song hành tiến bước có lợi cho Giáo hội và dân tộc, không chủ trương đối đầu như một số giáo sĩ lầm đường lạc lối. Vatican thấy “trong chăn có rận thì bắt rận”, chứ không như một số linh mục ở Việt Nam đang làm. Những linh mục đó là ai?
TIN LIÊN QUAN:
1. Linh mục Ðặng Hữu Nam: Khi xảy ra vụ việc 39 người trẻ chết ở Anh, linh mục Nam lên tòa giảng cho rằng, vì Nhà nước để cho dân đói kém nên họ phải di dân lậu, bỏ nước ra đi và chết thê thảm. Linh mục Nam giảng rằng, Nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm và kích động giáo dân cần phải có thái độ. Mexico (Mê-hi-cô) là quốc gia sát bên nước Mỹ, họ có đa đảng, hệ thống chính quyền của họ na ná hệ thống chính quyền ở Mỹ. Ấy thế mà đa đảng và dân chủ đã không mang lại giàu có cho Mexico như nước Mỹ. Hằng năm, hàng nghìn người vượt biên bất hợp pháp để vào Mỹ, và có nhiều chuyến xe chở người lậu, nhiều người chết thê thảm giống như vụ 39 người Việt Nam ở Anh. Nhưng đâu có ai ở Mexico đổ lỗi cho chính quyền? Phần lớn tỏ ra thương cảm nạn nhân, nhưng cũng yêu cầu tìm hiểu nguyên nhân đối với từng nạn nhân để biết nên có “đồng cảm” hay không.
Khi là dân cử ở Houston (Hiu-xtơn), tôi biết về đường dây quốc tế chuyên gái mại dâm, nhiều nhất là từ một số nước nổi tiếng giàu có ở châu Á. Tại sao một số cô gái trẻ đẹp ở nước giàu có mà vẫn đi làm nghề này để kiếm tiền, tại sao lại không có người ở những nước có đời sống thấp hơn, thậm chí ở những nước được xếp vào dạng nghèo túng, thiếu đói? Có phải vì chính phủ không lo cho họ? Ðổ lỗi như vậy là vô trách nhiệm. Thực tế thì bên cạnh một số cô gái có uẩn khúc đáng thương, thì động lực chính của nhiều cô là muốn đổi đời, muốn có vật chất không thua kém ai, muốn làm giàu nhanh chóng. Hãng Reuters đến Việt Nam làm điều tra và phóng sự, họ đã thấy nhiều nạn nhân rất khá giả về tài chính, những người khác cũng không đến đỗi quá nghèo túng. Họ có thể đi vay mượn bỏ ra lúc đầu ít nhất 10 nghìn bảng Anh để di dân tìm cách làm giàu thì như thế không có nghĩa là không còn con đường kiếm sống nào khác. Vậy nguyên do vừa đáng trách vừa cần cảm thông mà ngay chính các nạn nhân chưa chắc kịp nhận ra phải chăng là có phần do muốn có thể kiếm tiền nhanh chóng. Chúng ta thương cảm, và cầu nguyện để họ sớm được siêu thoát, cầu nguyện cho linh hồn của họ sớm được thanh tẩy để về Thiên đàng, nhưng không thể chấp nhận việc tỏ ra đồng cảm, để bịa chuyện đổ lỗi cho Nhà nước rồi kích động giáo dân đi vào con đường “đối đầu” với Nhà nước.
Chúa Giê-su dạy “có nói có, không nói không, mọi điều khác do lòng tà mà ra”. Rõ ràng linh mục Ðặng Hữu Nam đã rao giảng sự gian dối, và đó là lòng tà. Linh mục Ðặng Hữu Nam đi vào vết xe của linh mục Aristide. Sau khi rao giảng những điều sai sự thật và kích động giáo dân “đối đầu” với Nhà nước, linh mục Ðặng Hữu Nam còn lên trên đài “Tiếng nước tôi” - cơ quan truyền thông ngoại vi của “Việt tân”, trả lời theo cách kích động đối đầu giống như chính sách “đối đầu bất bạo động” của “Việt tân” thì rõ ràng cho thấy đây không còn là thái độ mà chính là “làm chính trị” giống như linh mục Aristide đã làm. Thà linh mục Ðặng Hữu Nam bắt chước Aristide cởi áo linh mục đừng để Giáo hội dính líu vào thì tốt cho Giáo hội và giáo dân của ông, vì cách làm của linh mục có thể sẽ khiến chính quyền không những đề cao cảnh giác với ông mà còn cảnh giác với giáo dân trong vùng vì có liên đới với “Việt tân”.
2. Trường hợp linh mục Nguyễn Ðình Thục: Khi Hà Văn Thành qua năm quốc gia để nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, Mỹ đã cứu xét hồ sơ và cho rằng Hà Văn Thành không đủ tiêu chuẩn nên muốn trục xuất ông về Việt Nam, thì linh mục Nguyễn Ðình Thục gửi thư đến Quốc hội Mỹ để làm chứng ông Hà Văn Thành là người “đứng ra tổ chức đấu tranh cho nhân quyền trong vụ nhà máy Formosa”! Thế nhưng, Mỹ vẫn trục xuất ông Hà Văn Thành về Việt Nam. Về Việt Nam thì ông Hà Văn Thành lại nhận tội từng tổ chức đường dây đưa người bất hợp pháp sang nhiều quốc gia (có thể gọi đó là buôn người) với giá tiền rất cao, mỗi người hàng chục nghìn USD trở lên. Hà Văn Thành còn phải trả lại hơn 100 nghìn USD cho nhiều người mà ông đã thu trước đây. Vậy là lời chứng của linh mục Nguyễn Ðình Thục là không đúng sự thật. Ở Mỹ người ta gọi đó là perjury - tội chứng gian, có thể bị truy tố hình sự, bị bắt bỏ tù.
Trong lúc điều tra hồ sơ của Hà Văn Thành, nhiều người đã thắc mắc làm sao với tư cách cá nhân, ông ta có thể đi trót lọt qua năm quốc gia mà không có tổ chức nào giúp đỡ? Quá trình hoạt động của “Việt tân” với nhiều vỏ bọc âm thầm móc nối để kích động “vụ Formosa”, nhiều người đã đặt nghi vấn cao về sự dính líu của Hà Văn Thành với “Việt tân”. Vậy, viết lời chứng không đúng sự thật để cứu vớt Hà Văn Thành, linh mục Nguyễn Ðình Thục có bao giờ nghĩ đến việc nhiều người nghi vấn linh mục cũng là thành viên bí mật của “Việt tân” hay không? Sau đó một tuần, linh mục Nguyễn Ðình Thục ra sân bay Nội Bài tính đi Nhật Bản song không được xuất cảnh. “Việt tân” chủ trương “đối đầu” với Nhà nước Việt Nam, mà đã “đối đầu” thì dù có “bất bạo động” cũng là một mất một còn, Nhà nước Việt Nam liệt kê “Việt tân” là tổ chức khủng bố cũng không oan.
3. Ở hải ngoại có linh mục Nguyên Thanh trước kia là tuyên úy của “Việt Nam cộng hòa”. Linh mục này giờ không có giáo phận hay nhà dòng nào nhận, cho nên linh tinh lang tang khoác áo linh mục, mượn đạo để tạo đời. Biết được tình trạng của Nguyên Thanh, ông Thích Thông Lai ở Texas (Tếch-dát), một “ma đầu” khoác áo nhà Phật, liền mời Nguyên Thanh vào “chính phủ” của Thích Thông Lai. Tháng 10-2018, thấy lãnh đạo Việt Nam vắng bóng trên truyền thông một thời gian, Thích Thông Lai liền tuyên bố vị lãnh đạo “đã chết” và nguyền rủa, rồi tuyên bố “thành lập chính phủ” với một số người mặc cà sa và một linh mục là Nguyên Thanh. Họ kéo nhau lên Washington D.C (Oa-sinh-tơn D.C) giở một tuồng bịp, họ khoe đến gặp Tổng thống D.Trump (Ð.Trăm) và Quốc hội Mỹ, nhưng thật ra chỉ đứng ngoài nhà Quốc hội, đứng ở Ðài tưởng Niệm A.Lincoln (A.Lin-côn) chụp hình rồi “nổ” với những người ở xa và không biết chuyện! Ðạo Phật lấy từ bi hỷ xả làm gốc, thấy ai yếu bệnh hoặc qua đời thì cầu siêu cho họ. Một người tự nhận là “thượng tọa” lại làm ngược với chính pháp của đạo Phật, nguyền rủa người khác chết thì người đó có Tà tâm chứ không phải Chính tâm. Thế nên, khi lãnh đạo Việt Nam xuất hiện, Thích Thông Lai tìm mọi cách biện minh cho khả năng “tiên tri” của ông ta, khi kẹt quá thì ông ta lại nói đó là “người giả được dàn dựng lên thay”! Ðó là miệng lưỡi của “côn đồ chính trị” chứ không phải của một thượng tọa Phật giáo. Một thượng tọa như vậy kết nối với một ông linh mục lang thang để lập “chính phủ” thì đó chỉ là “chính phủ quái thai”. “Chính phủ” này mà nắm quyền ở Việt Nam thì không biết tương lai của dân tộc sẽ mù mịt như thế nào!
Lời kết: Trong bài giảng của Giáo hoàng Phan-xi-cô I, của Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên có nhắc tới cái chết của 39 người Việt Nam tại Anh, cầu nguyện cho vong linh của những người này, không hề đổ lỗi hay kích động chống phá Nhà nước. Giáo hoàng và Tổng Giám mục kêu gọi giáo dân “trở về nhà, nhà là gia đình, là xã hội, là Tổ quốc” để xây dựng chứ không phải để “đối đầu”, hay đả phá. Vatican và Việt Nam đang làm việc để tiến tới bang giao, bất kỳ vị linh mục nào làm ngược với chính sách này của Vatican là phá hoại mối bang giao đó, là phá hoại sự đoàn kết xây dựng dân tộc. Như vậy, họ không những đã làm hại Giáo hội và còn làm hại dân tộc Việt Nam. Là giáo dân, các bạn nghe theo sự chỉ đạo của Giáo hoàng, của Tổng Giám mục, hay các bạn nghe lời của mấy ông linh mục chuyên bịa chuyện kích động để đối đầu gây tang thương cho chính bạn, cho gia đình bạn, cho Giáo hội và dân tộc Việt Nam?
HOÀNG DUY HÙNG (HOUSTON, NGÀY 2-12-2019/nhân dân)