Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, February 11, 2020 , 0 bình luận

Bài viết sau đây giúp nhìn rõ bộ mặt thật của Lê Đình Kình và các đối tượng để người dân có thể tự giác phòng ngừa với các thông tin sai lệch...

Vẫn chiêu trò 'quy chụp' về tình hình nhân quyền Việt Nam


Các đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, phản động, chống đối trong và ngoài nước triệt để lợi dụng không gian mạng để đưa thông tin xuyên tạc, sai sự thật, vu cáo chính quyền “cướp đất”, “đàn áp người dân”, “giết người” yêu cầu cho phép quan sát viên quốc tế vào Đồng Tâm để giám sát việc điều tra, kêu gọi tôn vinh Lê Đình Kình, kích động biểu tình, chống đối chính quyền và lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ.

Bài viết sau đây giúp nhìn rõ bộ mặt thật của Lê Đình Kình và các đối tượng để  người dân có thể tự giác phòng ngừa với các thông tin sai lệch...

Cụ thể, các đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn đánh tráo khái niệm, coi việc lợi dụng kích động ở Đồng Tâm là chống tham nhũng; lợi ích nhóm. Từ đó, các tổ chức, đối tượng phản động lưu vong tung hô, gửi tiền để kích động, chống đối, hướng dẫn làm bom xăng, chống lại chính quyền...

Cụ thể, từ ngày 8/1 đến ngày 14/1/2020, đã có hàng chục nghìn tin, bài video clip đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, mạng xã hội facebook, youtube liên quan vụ việc, thu hút hàng trăm nghìn lượt tương tác, bình luận, cổ súy và kích động chống phá.

Các đối tượng chống phá với nhiều nội dung: Thứ nhất, xuyên tạc bản chất sự việc, vu cáo chính quyền chỉ đạo lực lượng Công an sử dụng vũ khí đàn áp người dân Đồng Tâm nhằm “cướp đất” phục vụ “lợi ích nhóm”. Bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước...

Tuyên truyền hoạt động chống đối chính quyền cực đoan của một số đối tượng tại Đồng Tâm là “cuộc chiến chính nghĩa”, “phòng vệ chính đáng”, sẵn sàng “xả thân, đổ máu”... ; ca ngợi, suy tôn Lê Đình Kình, Lê Đình Chức, Lê Đình Công là ngọn cờ tiêu biểu chống “lợi ích nhóm”, “giặc nội xâm” để bảo vệ quê hương.


Đối tượng Nguyễn Anh Tuấn

Kêu gọi cộng đồng mạng tán phát, chia sẻ thông tin, hình ảnh, video clip phản ánh sai lệch bản chất vụ việc để yêu cầu các tổ chức nhân quyền, các hãng thông tấn báo chí, tòa án quốc tế quan tâm, theo dõi và tiến hành điều tra “toàn diện” về vụ việc Đồng Tâm.

Và cuối cùng là tán phát thông tin kích động, kêu gọi người dân tập trung đến Đồng Tâm tuần hành, gây rối an ninh trật tự, gây áp lực với chính quyền, hỗ trợ pháp lý cho người dân Đồng Tâm.

Số tổ chức, hội nhóm phải kể đến “Hội anh em dân chủ”, “Nhà xuất bản tự do”, “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Lập Quyền Dân”, “Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng”, “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, “Văn đoàn Việt Nam” và 25 đối tượng chống đối ra bản “Tuyên bố Đồng Tâm”, kêu gọi các đối tượng, hội nhóm chống đối khác cùng ký tên qua địa chỉ email “tuyenbo...” và đã có một số tổ chức, cá nhân ký tên vào bản tuyên bố với 7 yêu sách...

Đáng chú ý, nhóm “Lisa Phạm phong trào 3 sạch” đã phát trực tiếp video của các đối tượng thành viên tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” kêu gọi nhân dân Đồng Tâm tấn công lực lượng Công an, Quân đội, thu hút nhiều lượt bình luận, cổ súy. Fanpage “Thảm sát Đồng Tâm” (được tạo lập vào tháng 1/2020) đăng tải nhiều tin, bài viết, hình ảnh, video xuyên tạc về vụ việc tại Đồng Tâm, kêu gọi người dân dành một tuần cầu nguyện bắt đầu từ 8h ngày 12/1/2020 đến hết ngày 19/1/2020.

Số đối tượng phản động chống đối như Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Thị Tâm (“Tâm Dương Nội”) đóng vai trò như đầu mối thu thập, phát tán thông tin. Đây là những đối tượng đầu tiên đăng tải nhiều hình ảnh, video quay từ Đồng Tâm như cảnh lực lượng chức năng trấn áp các đối tượng, thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình, kêu gọi số đối tượng chống đối trong, ngoài nước gia tăng tán phát trên không gian mạng gây phức tạp tình hình.

Các đối tượng chống đối cực đoan như Nguyễn Văn Đài, Lê Trung Khoa, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Xuân Diện, Hoàng Văn Dũng..., còn đòi chất vấn lãnh đạo Bộ Công an. Đáng chú ý, số đối tượng chống đối dân oan, một số đối tượng là luật sư tại địa bàn Hà Nội còn có nhiều hành vi chuẩn bị lực lượng để tiến hành tuần hành, gây áp lực với chính quyền, hỗ trợ pháp lý cho người dân Đồng Tâm.

TIN LIÊN QUAN:


Trong đó, Nguyễn Anh Tuấn (SN 1990, trú tại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng) đối tượng cầm đầu tổ chức “Voice – tổ chức ngoại vi của Việt Tân) đã móc nối với số đối tượng cầm đầu trong “Tổ đồng thuận” để hướng dẫn làm đơn gửi đến chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế kiến nghị bảo vệ nhân quyền và quyền lợi hợp pháp của nhân dân xã Đồng Tâm...

Trong khi đó, Nguyễn Anh Tuấn là kẻ có tư tưởng chống đối quyết liệt từ nhiều năm nay. Năm 2011, Nguyễn Anh Tuấn gửi “Đơn tự thú về việc phạm tội giống Cù Huy Hà Vũ” đến Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội và đề nghị xử lý trước pháp luật như Cù Huy Hà Vũ.

Đến tháng 8/2013, Nguyễn Anh Tuấn cùng 102 đối tượng chống đối tham gia ký tên vào “Tuyên bố 258” nhằm gây sức ép đòi Việt Nam xóa bỏ Điều 258 Bộ Luật hình sự. Tháng 12-2013, cùng số chống đối như Nguyễn Lân Thắng, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thảo Chi, Nguyễn Hoàng Vi..., trao bản “Tuyên bố 258” cho đại diện Văn phòng cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc tại Băng Cốc, Thái Lan, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”.

Trước hoạt động chống phá quyết liệt của Nguyễn Anh Tuấn, đối tượng này bị cơ quan An ninh Việt Nam đưa vào diện đấu tranh.

Song với bản chất manh động, tháng 1/2013, Nguyễn Anh Tuấn lại tham gia vào khóa huấn luyện “xã hội dân sự” do Voice tổ chức tại Philippines. Tháng 2/2016, Nguyễn Anh Tuấn tiếp tục hoạt động chống đối; thường xuyên sử dụng blog, trang facebook cá nhân viết, đăng tải hơn 100 bài viết có nội dung xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam “ủng hộ Formosa”, “dung túng cho những sai trái trong việc xử lý đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội”..., kêu gọi đa nguyên, đa đảng, cổ vũ cho các đối tượng chống đối trong nước.  

Một số đối tượng còn đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh xuyên tạc, công kích lực lượng Công an “đối đầu” với người dân Đồng Tâm; ủng hộ hành vi chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm; lên án lực lượng chức năng cưỡng chế “sai quy định” theo Luật đất đai; công kích chính quyền Hà Nội... Không dừng lại ở đó, một số đối tượng còn sáng tác âm nhạc, vẽ chân dung ca ngợi Lê Đình Kình, cổ súy hoạt động chống đối Đồng Tâm...

Trên các trang mạng “Báo Tiếng dân”, “Nghiệp đoàn báo chí”, “Việt Tân”, “Việt Nam Thời báo”..., cho đăng tải một loạt bài viết với nội dung xuyên tạc chính quyền chỉ đạo lực lượng vũ trang tập trung tại xã Đồng Tâm nhằm đe dọa người dân phải trao 59 ha đất nông nghiệp cho chính quyền...

Tài khoản facebook “Thuy Trang Nguyen”, “Cong Ly Justice”, “Kim Long Huynh Khang”, “Chính luận Trần Trung Đạo”... đăng tin, bài kêu gọi cho phép tổ chức ASia Law Alliance hoặc cộng đồng người Việt tại New York thay mặt gia đình Lê Đình Kình gửi đơn kiện một số đồng chí lãnh đạo ra Tòa án quốc tế; vu khống lực lượng Công an... Tán phát kêu gọi “5 ngày quốc tang” Lê Đình Kình,  kêu gọi người dân tập trung tại Đồng Tâm để viếng, tổ chức thắp nến, hương tại nhà thờ và kêu gọi mọi người quyên góp tiền để ủng hộ, cúng viếng Lê Đình Kình...

Một số kênh Youtube như “Thông tấn Việt”, “SBTNOfficial”, “Tiếng Dân TV”..., đăng tải nhiều video vu cáo chính quyền huy động lực lượng vũ trang cùng nhiều trang thiết bị hiện đại đàn áp, cướp đất của người dân Đồng Tâm; xuyên tạc vụ việc tại Đồng Tâm cho rằng thông tin số chiến sỹ hy sinh sai sự thật, gây nhiễu thông tin, là kế “gắp lửa bỏ tay người” nhằm vu cáo người dân Đồng Tâm; các cơ quan truyền thông Đảng, Nhà nước đang ra sức biện minh cho hành động “đàn áp, cướp đất” người dân Đồng Tâm.

Số báo đài và các đối tượng, tổ chức ở nước ngoài lợi dụng việc xảy ra tại Đồng Tâm, các hãng thông tấn báo, đài quốc tế có xu hướng chống Việt Nam đăng tải nhiều thông tin suy diễn, xuyên tạc tình hình dân chủ ở Việt Nam, kích động biểu tình, cổ súy tập hợp lực lượng gia tăng chống phá nhằm gây mất ổn định chính trị, an ninh trật tự  an toàn xã hội trong nước.

Cụ thể, trả lời phỏng vấn Ỷ Lan (phóng viên đài RFA), 2 dân biểu Đức là Saskia Bricmont và Luliu Winkler đã xuyên tạc vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm, vấn đề “nhân quyền, quyền tự do hội họp” tại Việt Nam, kêu gọi chính phủ Đức hoãn phê duyệt EVFTA với Việt Nam.

Cùng với đó, ngày 12/1, nhóm gồm 25 người được cho là “nhà hoạt động xã hội” đã tập trung tại quảng trường Trocadero ở Paris (Pháp) nhằm “để tang tưởng niệm” cho các nạn nhân ở Đồng Tâm; đồng thời kêu gọi tổ chức tuần lễ tưởng niệm từ ngày 12/1 đến 19/1/2020 do nhóm “Những người ủng hộ nạn nhân Đồng Tâm” phát động.

Số đối tượng chống đối, tổ chức phản động lưu vong đã đưa ra các bản “Thông cáo”, “Tuyên bố” gửi tới Chính phủ các nước phương Tây, kêu gọi sự hậu thuẫn, can thiệp đối với Việt Nam. Tổ chức phản động Việt Tân dự kiến tổ chức lễ cầu nguyện cho đối tượng Lê Đình Kình tại Toronto, Canada và “Diễn Đàn Nghiên Huấn” đầu năm 2020 của tổ chức “Việt Tân” sẽ đề cập đến chủ đề “Công an tấn công dân Đồng Tâm”.

Tổ chức “Theo dõi Nhân quyền quốc tế” cũng đã ra thông cáo với nội dung xuyên tạc, kêu gọi “Việt Nam mở cuộc điều tra công khai, khách quan về vụ việc tại Đồng Tâm”.

Những phân tích ở trên cho thấy, các thông tin tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chống Đảng, Nhà nước liên quan đến vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm được các đối tượng tích cực tán phát trên không gian mạng, với các phương thức, thủ đoạn tinh vi.

Các đối tượng lợi dụng mạng xã hội facebook để tuyên truyền, tán phát thông tin.  Trong đó, chúng thiết lập nhiều trang, nhóm facebook cả công khai lẫn riêng tư để chia sẻ, tán phát thông tin, bài viết, video có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, xấu độc hoặc dẫn người đọc về các trang thông tin có nội dung chống Đảng, Nhà nước liên quan vụ việc Đồng Tâm.

Tích cực sử dụng tính năng phát trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội tán phát rộng rãi, số lượng tiếp cận thông tin cùng lúc rất lớn. Tạo các tiêu đề, bài viết, video mang tính “nóng”, giật tít liên quan vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm nhằm tạo sự tò mò, thu hút người đọc để tăng khả năng tương tác, chia sẻ, bình luận; thực hiện các tuyên bố, kiến nghị, lấy ý kiến qua mạng hòng tạo dư luận, gây áp lực đối với chính quyền.

Cùng với đó là sáng tác âm nhạc, vẽ chân dung và đồng loạt sử dụng các avata (hình đại diện) là hình ảnh của Lê Đình Kình để thể hiện sự ủng hộ đối với Lê Đình Kình và cổ súy cho hoạt động chống đối tại Đồng Tâm.

Thông qua các hãng thông tấn có hoạt động chống Việt Nam và nhiều website, blog, mạng xã hội thường xuyên đưa tin chống đối, phản động có nhiều người theo dõi để tán phát thông tin, tuyên truyền xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước liên quan vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân vào vai trò lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước. 

Tất cả thủ đoạn của các đối tượng không thể che đậy hành vi tàn nhẫn của Lê Đình Kình khi chỉ đạo đối tượng ném bom xăng xuống hố khi cán bộ, chiến sỹ ngã xuống để thiêu cháy. Điều đó lột tả rõ nhất bản chất mất hết nhân tính con người của các đối tượng. Việc các đối tượng trong và ngoài nước đăng tải các thông tin không chính xác; thông tin không đúng, thổi phồng sự việc..., là hành vi vi phạm pháp luật.

Vì thế, mỗi người dân cần phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về sử dụng, đăng tải, truyền đưa các thông tin trên không gian mạng. Tuyệt đối không chia sẻ, thích, bình luận, theo dõi các bài viết, các trang thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước, xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, kích động biểu tình, gây rối.

Không tham gia, chia sẻ thông tin về các hội, nhóm trên mạng xã hội facebook, có hoạt động chống Đảng, Nhà nước, đăng tải thông tin gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội.

Và cuối cùng là khi tìm hiểu, chia sẻ thông tin trên không gian mạng, nhất là mạng xã hội cần hiểu rõ nguồn gốc, bản chất của thông tin để tránh việc chia sẻ các thông tin không có căn cứ, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.

Xuân Mai (CAND)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X