Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta”(1). Do đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, quyết định sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Trong 90 năm qua, Đảng ta luôn kiên trì, kiên định lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong mọi hoàn cảnh.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Ngày 22-10-2018, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Điều đó thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng trong việc lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong điều kiện mới. Tuy nhiên, không phải cho đến bây giờ vấn đề này mới được đặt ra, mà ngay từ khi thành lập Đảng (năm 1930), Đảng đã lãnh đạo đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, cơ hội, phản động để bảo vệ nền tảng tư tưởng của mình.
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là “kim chỉ nam” cho Đảng hoạch định cương lĩnh, đường lối đúng đắn và hiện thực hóa thành công những mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ chính trị, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, trên thế giới nổi lên cuộc đấu tranh của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chống chủ nghĩa Mác cũng như phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết và kiên trì đấu tranh để bảo vệ chủ nghĩa Mác. Tháng 12-1963, Đảng Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa III về “Tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng”. Trong Nghị quyết, Đảng ta chỉ rõ: Có một số cán bộ, đảng viên đã nhận thức và hành động trái với quan điểm của Đảng, có người rời bỏ Đảng, được cử đi học và tìm cách ở lại nước ngoài. Số đó tuy rất ít nhưng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng. Với lập trường kiên định và rõ ràng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu từng bước rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin (Vladimir Putin) trong Thông điệp Liên bang năm 2005 gọi đó là “một chấn động chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX”. Sự đổ vỡ này xảy ra ngay tại Liên Xô - quê hương của Cách mạng Tháng Mười, nơi sản sinh ra Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, nơi được coi là thành trì của chủ nghĩa xã hội hiện thực, khiến cho các học giả tư sản được dịp lớn tiếng phê phán, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Kể từ sự kiện gây chấn động lịch sử toàn thế giới đến nay đã gần 30 năm, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi phương cách, sử dụng mọi thủ đoạn nhằm xuyên tạc, công kích và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Họ cho rằng, sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là một tất yếu lịch sử vì nó bắt nguồn từ “sự lạc hậu, lỗi thời của bản thân chủ nghĩa Mác - Lê-nin”; và bởi “chủ nghĩa xã hội mà Mác nêu ra chỉ là một lý tưởng, một chủ nghĩa xã hội “không tưởng”, “không bao giờ thực hiện được”(2). Họ cũng cho rằng, chủ nghĩa xã hội khoa học mà C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã xây dựng chỉ là một học thuyết “viển vông”, “ảo tưởng” nên khi áp dụng vào thực tiễn chỉ có thể sinh ra những “quái thai của lịch sử”(3)... Những luận điệu đó được tung ra khắp nơi trên thế giới với các hình thức, trên các diễn đàn khác nhau nhằm phủ nhận bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Xuất phát từ lập luận đó, họ cho rằng hiện nay “Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế, mà còn về tinh thần. Họ cho rằng không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa”(4); rằng, “con đường xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang đi là trái với quá trình lịch sử - tự nhiên”(5). Do đó, theo họ, Việt Nam cần “tránh chỗ tối, tìm chỗ sáng”, “tránh con đường đau khổ” mà một số nước đã đi qua để đi theo con đường tư bản chủ nghĩa(6). Đây thực sự là những vấn đề rất cần chúng ta luận giải, đấu tranh để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã sớm nhận thấy những diễn biến tiêu cực của các đảng cộng sản và các nước xã hội chủ nghĩa nên đã chủ động phòng ngừa sự chống phá của các thế lực thù địch. Sự chủ động và quyết tâm của Đảng được thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI khi đề ra những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, bảo đảm cho đổi mới đi đúng hướng, đúng mục tiêu và có hiệu quả. Trong Nghị quyết, Đảng ta khẳng định tính chất của công cuộc đổi mới ở Việt Nam không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, với những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp; đồng thời, còn nhấn mạnh: “Chủ nghĩa Mác - Lê-nin luôn luôn là nền tảng tư tưởng của Đảng ta, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”(7). Sự khẳng định này đã cho thấy bản lĩnh và quyết tâm rất lớn của Đảng trong việc kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, bất chấp mọi sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch.
Tiếp theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI, tháng 8-1989, Hội nghị Trung ương 7 khóa VI của Đảng ban hành Nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay”. Trung ương đã nhận định 6 điểm về những sai lầm trong cải tổ, cải cách của một số đảng khi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, hạ thấp sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phủ nhận thành tựu của chủ nghĩa xã hội. Từ việc nhìn nhận những thất bại của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu khi buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khiến đảng viên và nhân dân mất niềm tin vào chính lý tưởng mà mình đã theo đuổi, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa VI của Đảng đã nhấn mạnh: “Giáo dục trong Đảng và trong nhân dân kiên trì mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở quán triệt năm nguyên tắc và những chính sách đổi mới của Đảng”(8). Quan điểm này cho thấy sự kiên định của Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong một giai đoạn rất khó khăn và cam go.
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được thể hiện rõ nét trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Đại hội VII năm 1991). Lúc này, mặc dù mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu mới sụp đổ, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã hoàn toàn mất phương hướng, đã chuyển hóa tính chất, khủng hoảng nghiêm trọng, đứng trước bờ vực đổ vỡ, tạo ra một “chấn động chính trị toàn thế giới”, song Đảng ta vẫn khẳng định Việt Nam kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Toàn bộ mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng tập trung làm sáng tỏ và sâu sắc hơn bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định tính tất yếu của con đường xã hội chủ nghĩa; đồng thời, kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái, thù địch. Đây là một Cương lĩnh rất quan trọng của thời kỳ đổi mới, khẳng định mạnh mẽ sự kiên trì, quyết tâm của Đảng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong mọi tình huống.
Từ sau Cương lĩnh năm 1991, căn cứ vào tình hình cụ thể ở mỗi giai đoạn, Đảng ta tiếp tục đưa ra những chỉ đạo cụ thể về việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, như Nghị quyết số 01-NQ/TW, ngày 28-3-1992, của Bộ Chính trị, về “Công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”; Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 18-2-1995, của Bộ Chính trị, về “Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay”; đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI (năm 2012) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII (năm 2016) về Xây dựng Đảng. Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Đảng ta đã thẳng thắn vạch rõ những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch khi thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam, nhận định “Diễn biến hòa bình” là một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, là “thủ đoạn hòa bình để giành thắng lợi”. Nhiều chuyên gia và chính khách phương Tây còn gọi đây là phương pháp “chuyển hóa hòa bình”, “biến đổi hòa bình”, “cách mạng hòa bình” và gần đây là “cách mạng nhung”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”... Trong chiến lược này, thẩm thấu văn hóa - tư tưởng được coi là “mũi đột phá”, là “cây cầu dẫn vào trận địa”, là lĩnh vực hàng đầu làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra khoảng trống để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa”(9). Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Đảng ta còn chỉ rõ tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên “nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”(10) khiến cho các thế lực thù địch có cơ hội chống phá, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tinh thần và bản lĩnh của Đảng trong việc lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng được thể hiện đậm nét nhất trong Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Bộ Chính trị, về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Nghị quyết nêu rõ: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Ðó là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân, trong đó các cơ quan báo chí tuyên truyền có vai trò quan trọng; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.
Nhìn lại lịch sử 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội mà còn đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong mọi tình huống. Ở nhiệm kỳ Đại hội nào, Đảng ta cũng có ban hành nghị quyết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Do đó, 90 năm qua cũng chính là một hành trình phát triển của Đảng trong công tác lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên định lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xác định là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của Đảng và của nhân dân.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay
Thực tiễn phát triển đất nước 90 năm qua, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đã cho thấy đường lối lãnh đạo đất nước nói chung, lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói riêng là đúng đắn và rất cần thiết. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác đặc biệt quan trọng này, cần chú ý và thực hiện tốt những giải pháp cơ bản sau:
Trước hết, thường xuyên quán triệt và thực hiện hiện nghiêm túc những chỉ đạo, hướng dẫn trong các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Gắn việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương với việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Ngoài ra, việc thực hiện các nghị quyết của Đảng về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần phải được thực hiện đồng bộ từ trên xuống dưới, trong tất cả các cơ quan, ban ngành và địa phương để tạo nên một thế trận toàn diện, đấu tranh trên mọi mặt trận. Chú trọng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên tất cả các phương diện như công tác lý luận, công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác tuyên truyền và các công tác khác. Hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới cần đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả chứ không phải là một hoạt động mang tính phong trào.
Hai là, chủ động nắm tình hình, dự báo, phát hiện sớm hoạt động chống phá của các thế lực thù địch thông qua các trang web, blog, “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, độc hại; chủ động phòng ngừa, đấu tranh từ sớm, từ xa, phát huy vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông trong việc định hướng dư luận cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Tích cực tuyên truyền, lan tỏa, nhân rộng các mô hình tham gia đấu tranh có hiệu quả để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đồng thời, kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm với những mô hình hoạt động không hiệu quả, chưa tích cực. Thường xuyên chia sẻ thông tin, tổng kết kinh nghiệm công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện nghị quyết của Đảng về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Tránh những cách thức đấu tranh tự phát, mất kiểm soát hoặc lợi dụng đấu tranh để gây rối trật tự xã hội hoặc kích động gây rối, làm nhiễu loạn thông tin.
Ba là, thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII về phát huy vai trò của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chú trọng đến việc xây dựng lực lượng tham gia đấu tranh theo hướng vừa tập hợp lực lượng rộng rãi, vừa có bộ phận nòng cốt, chuyên sâu. Quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ để các thế lực thù địch khó cơ cơ hội tiếp cận nhằm xuyên tạc, chống phá; chủ động nắm bắt, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh trong đời sống xã hội. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tích cực thông tin và tăng cường đối thoại với nhân dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo, bức xúc của nhân dân; chủ động, tích cực cung cấp thông tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bốn là, phát huy vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các trang mạng xã hội, đồng thời chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật - nghiệp vụ nhằm ngăn chặn có hiệu quả các trang mạng độc hại. Phát huy vai trò của khoa học - công nghệ hiện đại trong việc sàng lọc thông tin và ngăn chặn một cách triệt để các tin tức xấu, độc trên các trang mạng xã hội. Cùng với đó, tích cực tuyên truyền, lan toả những thông tin có nội dung tích cực để động viên, khích lệ nhân dân tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng; siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Ðảng để gia tăng niềm tin của nhân dân. Các cấp ủy và tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà nước; nghiêm cấm lan truyền những thông tin sai lệch hoặc tán phát những đơn thư nặc danh, mạo danh, thư có nội dung xuyên tạc, vu khống, kích động. Gắn việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng, chống mọi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của đảng viên.
Năm là, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, lan tỏa các nghị quyết của Đảng về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thực tiễn 90 năm xây dựng và phát triển của Đảng đã cho thấy, trước bất kỳ nhiệm vụ nào, Đảng cũng luôn phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm tạo nên một nguồn nội lực tổng hợp. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nhiệm vụ rất khó khăn nên để thực hiện có hiệu quả, cần phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, lan tỏa những chủ trương, đường lối của Đảng. Đây không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, mà còn là cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân nhằm đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
Trong 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong mọi hoàn cảnh và tình huống. Điều đó đã cho thấy rất rõ quyết tâm và bản lĩnh của Đảng, để lại những bài học kinh nghiệm quý giá trong việc lãnh đạo đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành quả đó đã củng cố niềm tin, tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, đảng viên và nhân dân mãi tin vào con đường Đảng đã chọn, kiên trì, kiên định đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, xứng đáng là người kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng. Đặc biệt là cần nêu cao cảnh giác, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước những đòn tấn công của các thế lực thù địch, phản động trong bối cảnh sắp diễn ra đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng./.
TS Lê Thị Chiền (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh/TCCS)
----------------------------
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 5 - 6
(2), (3), (4) Ban Tuyên giáo Trung ương: Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 47 - 48
(5) Ban Tuyên giáo Trung ương: Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thời đại hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 12
(6) Xem: Nguyễn Văn Cần: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là cơ sở phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”, trong sách Bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,2019, tr. 80
(7), (8) Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t. 49, tr. 591, 742
(9) Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012, tr. 92 - 93
(10) Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 28
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Ngày 22-10-2018, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Điều đó thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng trong việc lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong điều kiện mới. Tuy nhiên, không phải cho đến bây giờ vấn đề này mới được đặt ra, mà ngay từ khi thành lập Đảng (năm 1930), Đảng đã lãnh đạo đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, cơ hội, phản động để bảo vệ nền tảng tư tưởng của mình.
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là “kim chỉ nam” cho Đảng hoạch định cương lĩnh, đường lối đúng đắn và hiện thực hóa thành công những mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ chính trị, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, trên thế giới nổi lên cuộc đấu tranh của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chống chủ nghĩa Mác cũng như phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết và kiên trì đấu tranh để bảo vệ chủ nghĩa Mác. Tháng 12-1963, Đảng Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa III về “Tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng”. Trong Nghị quyết, Đảng ta chỉ rõ: Có một số cán bộ, đảng viên đã nhận thức và hành động trái với quan điểm của Đảng, có người rời bỏ Đảng, được cử đi học và tìm cách ở lại nước ngoài. Số đó tuy rất ít nhưng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng. Với lập trường kiên định và rõ ràng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu từng bước rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin (Vladimir Putin) trong Thông điệp Liên bang năm 2005 gọi đó là “một chấn động chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX”. Sự đổ vỡ này xảy ra ngay tại Liên Xô - quê hương của Cách mạng Tháng Mười, nơi sản sinh ra Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, nơi được coi là thành trì của chủ nghĩa xã hội hiện thực, khiến cho các học giả tư sản được dịp lớn tiếng phê phán, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Kể từ sự kiện gây chấn động lịch sử toàn thế giới đến nay đã gần 30 năm, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi phương cách, sử dụng mọi thủ đoạn nhằm xuyên tạc, công kích và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Họ cho rằng, sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là một tất yếu lịch sử vì nó bắt nguồn từ “sự lạc hậu, lỗi thời của bản thân chủ nghĩa Mác - Lê-nin”; và bởi “chủ nghĩa xã hội mà Mác nêu ra chỉ là một lý tưởng, một chủ nghĩa xã hội “không tưởng”, “không bao giờ thực hiện được”(2). Họ cũng cho rằng, chủ nghĩa xã hội khoa học mà C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã xây dựng chỉ là một học thuyết “viển vông”, “ảo tưởng” nên khi áp dụng vào thực tiễn chỉ có thể sinh ra những “quái thai của lịch sử”(3)... Những luận điệu đó được tung ra khắp nơi trên thế giới với các hình thức, trên các diễn đàn khác nhau nhằm phủ nhận bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Xuất phát từ lập luận đó, họ cho rằng hiện nay “Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế, mà còn về tinh thần. Họ cho rằng không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa”(4); rằng, “con đường xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang đi là trái với quá trình lịch sử - tự nhiên”(5). Do đó, theo họ, Việt Nam cần “tránh chỗ tối, tìm chỗ sáng”, “tránh con đường đau khổ” mà một số nước đã đi qua để đi theo con đường tư bản chủ nghĩa(6). Đây thực sự là những vấn đề rất cần chúng ta luận giải, đấu tranh để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã sớm nhận thấy những diễn biến tiêu cực của các đảng cộng sản và các nước xã hội chủ nghĩa nên đã chủ động phòng ngừa sự chống phá của các thế lực thù địch. Sự chủ động và quyết tâm của Đảng được thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI khi đề ra những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, bảo đảm cho đổi mới đi đúng hướng, đúng mục tiêu và có hiệu quả. Trong Nghị quyết, Đảng ta khẳng định tính chất của công cuộc đổi mới ở Việt Nam không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, với những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp; đồng thời, còn nhấn mạnh: “Chủ nghĩa Mác - Lê-nin luôn luôn là nền tảng tư tưởng của Đảng ta, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”(7). Sự khẳng định này đã cho thấy bản lĩnh và quyết tâm rất lớn của Đảng trong việc kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, bất chấp mọi sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch.
Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã sớm nhận thấy những diễn biến tiêu cực của các đảng cộng sản và các nước xã hội chủ nghĩa nên đã chủ động phòng ngừa sự chống phá của các thế lực thù địch (Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, tháng 12-1986) _Ảnh: TTXVN
Tiếp theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI, tháng 8-1989, Hội nghị Trung ương 7 khóa VI của Đảng ban hành Nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay”. Trung ương đã nhận định 6 điểm về những sai lầm trong cải tổ, cải cách của một số đảng khi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, hạ thấp sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phủ nhận thành tựu của chủ nghĩa xã hội. Từ việc nhìn nhận những thất bại của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu khi buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khiến đảng viên và nhân dân mất niềm tin vào chính lý tưởng mà mình đã theo đuổi, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa VI của Đảng đã nhấn mạnh: “Giáo dục trong Đảng và trong nhân dân kiên trì mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở quán triệt năm nguyên tắc và những chính sách đổi mới của Đảng”(8). Quan điểm này cho thấy sự kiên định của Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong một giai đoạn rất khó khăn và cam go.
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được thể hiện rõ nét trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Đại hội VII năm 1991). Lúc này, mặc dù mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu mới sụp đổ, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã hoàn toàn mất phương hướng, đã chuyển hóa tính chất, khủng hoảng nghiêm trọng, đứng trước bờ vực đổ vỡ, tạo ra một “chấn động chính trị toàn thế giới”, song Đảng ta vẫn khẳng định Việt Nam kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Toàn bộ mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng tập trung làm sáng tỏ và sâu sắc hơn bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định tính tất yếu của con đường xã hội chủ nghĩa; đồng thời, kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái, thù địch. Đây là một Cương lĩnh rất quan trọng của thời kỳ đổi mới, khẳng định mạnh mẽ sự kiên trì, quyết tâm của Đảng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong mọi tình huống.
Từ sau Cương lĩnh năm 1991, căn cứ vào tình hình cụ thể ở mỗi giai đoạn, Đảng ta tiếp tục đưa ra những chỉ đạo cụ thể về việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, như Nghị quyết số 01-NQ/TW, ngày 28-3-1992, của Bộ Chính trị, về “Công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”; Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 18-2-1995, của Bộ Chính trị, về “Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay”; đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI (năm 2012) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII (năm 2016) về Xây dựng Đảng. Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Đảng ta đã thẳng thắn vạch rõ những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch khi thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam, nhận định “Diễn biến hòa bình” là một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, là “thủ đoạn hòa bình để giành thắng lợi”. Nhiều chuyên gia và chính khách phương Tây còn gọi đây là phương pháp “chuyển hóa hòa bình”, “biến đổi hòa bình”, “cách mạng hòa bình” và gần đây là “cách mạng nhung”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”... Trong chiến lược này, thẩm thấu văn hóa - tư tưởng được coi là “mũi đột phá”, là “cây cầu dẫn vào trận địa”, là lĩnh vực hàng đầu làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra khoảng trống để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa”(9). Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Đảng ta còn chỉ rõ tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên “nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”(10) khiến cho các thế lực thù địch có cơ hội chống phá, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Tinh thần và bản lĩnh của Đảng trong việc lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng được thể hiện đậm nét nhất trong Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Bộ Chính trị, về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Nghị quyết nêu rõ: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Ðó là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân, trong đó các cơ quan báo chí tuyên truyền có vai trò quan trọng; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.
Nhìn lại lịch sử 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội mà còn đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong mọi tình huống. Ở nhiệm kỳ Đại hội nào, Đảng ta cũng có ban hành nghị quyết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Do đó, 90 năm qua cũng chính là một hành trình phát triển của Đảng trong công tác lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên định lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xác định là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của Đảng và của nhân dân.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay
Thực tiễn phát triển đất nước 90 năm qua, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đã cho thấy đường lối lãnh đạo đất nước nói chung, lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói riêng là đúng đắn và rất cần thiết. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác đặc biệt quan trọng này, cần chú ý và thực hiện tốt những giải pháp cơ bản sau:
Trước hết, thường xuyên quán triệt và thực hiện hiện nghiêm túc những chỉ đạo, hướng dẫn trong các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Gắn việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương với việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Ngoài ra, việc thực hiện các nghị quyết của Đảng về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần phải được thực hiện đồng bộ từ trên xuống dưới, trong tất cả các cơ quan, ban ngành và địa phương để tạo nên một thế trận toàn diện, đấu tranh trên mọi mặt trận. Chú trọng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên tất cả các phương diện như công tác lý luận, công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác tuyên truyền và các công tác khác. Hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới cần đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả chứ không phải là một hoạt động mang tính phong trào.
Hai là, chủ động nắm tình hình, dự báo, phát hiện sớm hoạt động chống phá của các thế lực thù địch thông qua các trang web, blog, “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, độc hại; chủ động phòng ngừa, đấu tranh từ sớm, từ xa, phát huy vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông trong việc định hướng dư luận cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Tích cực tuyên truyền, lan tỏa, nhân rộng các mô hình tham gia đấu tranh có hiệu quả để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đồng thời, kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm với những mô hình hoạt động không hiệu quả, chưa tích cực. Thường xuyên chia sẻ thông tin, tổng kết kinh nghiệm công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện nghị quyết của Đảng về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Tránh những cách thức đấu tranh tự phát, mất kiểm soát hoặc lợi dụng đấu tranh để gây rối trật tự xã hội hoặc kích động gây rối, làm nhiễu loạn thông tin.
Ba là, thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII về phát huy vai trò của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chú trọng đến việc xây dựng lực lượng tham gia đấu tranh theo hướng vừa tập hợp lực lượng rộng rãi, vừa có bộ phận nòng cốt, chuyên sâu. Quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ để các thế lực thù địch khó cơ cơ hội tiếp cận nhằm xuyên tạc, chống phá; chủ động nắm bắt, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh trong đời sống xã hội. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tích cực thông tin và tăng cường đối thoại với nhân dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo, bức xúc của nhân dân; chủ động, tích cực cung cấp thông tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bốn là, phát huy vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các trang mạng xã hội, đồng thời chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật - nghiệp vụ nhằm ngăn chặn có hiệu quả các trang mạng độc hại. Phát huy vai trò của khoa học - công nghệ hiện đại trong việc sàng lọc thông tin và ngăn chặn một cách triệt để các tin tức xấu, độc trên các trang mạng xã hội. Cùng với đó, tích cực tuyên truyền, lan toả những thông tin có nội dung tích cực để động viên, khích lệ nhân dân tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng; siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Ðảng để gia tăng niềm tin của nhân dân. Các cấp ủy và tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà nước; nghiêm cấm lan truyền những thông tin sai lệch hoặc tán phát những đơn thư nặc danh, mạo danh, thư có nội dung xuyên tạc, vu khống, kích động. Gắn việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng, chống mọi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của đảng viên.
Năm là, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, lan tỏa các nghị quyết của Đảng về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thực tiễn 90 năm xây dựng và phát triển của Đảng đã cho thấy, trước bất kỳ nhiệm vụ nào, Đảng cũng luôn phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm tạo nên một nguồn nội lực tổng hợp. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nhiệm vụ rất khó khăn nên để thực hiện có hiệu quả, cần phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, lan tỏa những chủ trương, đường lối của Đảng. Đây không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, mà còn là cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân nhằm đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
Phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, lan tỏa các nghị quyết của Đảng về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch _Ảnh: Tư liệu
Trong 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong mọi hoàn cảnh và tình huống. Điều đó đã cho thấy rất rõ quyết tâm và bản lĩnh của Đảng, để lại những bài học kinh nghiệm quý giá trong việc lãnh đạo đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành quả đó đã củng cố niềm tin, tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, đảng viên và nhân dân mãi tin vào con đường Đảng đã chọn, kiên trì, kiên định đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, xứng đáng là người kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng. Đặc biệt là cần nêu cao cảnh giác, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước những đòn tấn công của các thế lực thù địch, phản động trong bối cảnh sắp diễn ra đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng./.
TS Lê Thị Chiền (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh/TCCS)
----------------------------
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 5 - 6
(2), (3), (4) Ban Tuyên giáo Trung ương: Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 47 - 48
(5) Ban Tuyên giáo Trung ương: Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thời đại hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 12
(6) Xem: Nguyễn Văn Cần: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là cơ sở phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”, trong sách Bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,2019, tr. 80
(7), (8) Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t. 49, tr. 591, 742
(9) Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012, tr. 92 - 93
(10) Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 28