Khi mà chính quyền, người dân tập trung cao độ gồng mình chống lại “thách thức kép” thì phẫn nộ thay, các đối tượng, phần tử cơ hội chính trị lại lợi dụng tình hình khó khăn trên để xuyên tạc, kích động chống phá.
Phát 'ói' với thứ lương tri 'rẻ rách' của tên tội phạm phản Quốc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
- Phòng, chống thông tin giả, tin đồn thất thiệt trước đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII
- Những kẻ chống phá hãy thấu hiểu ‘sự hy sinh thầm lặng’ của những người lính chống ‘giặc dịch’
- Cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ giả danh tri thức ‘Lien Huynh’
- Nguyễn Hữu Vinh-kẻ chống phá hãy để ‘yên’ cho dân tộc tôi chống dịch!
Trong điều kiện đất nước đang gồng mình phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì người dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng đang đối mặt với hạn, xâm nhập mặn nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống và sản xuất. Trong đó 5 tỉnh là Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai.
Những kẻ chống phá đã đưa hình ảnh, biên tập bài viết xuyên tạc để chống phá (Ảnh Hải Anh-dautruongdanchu.org)
Khi mà chính quyền, người dân tập trung cao độ gồng mình chống lại “thách thức kép” thì phẫn nộ thay, các đối tượng, phần tử cơ hội chính trị lại lợi dụng tình hình khó khăn trên để xuyên tạc, kích động chống phá.
Trên nhiều phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội của các tổ chức phản động lưu vong, phần tử cơ hội chính trị trong, ngoài nước tập trung, triệt để lợi dụng tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt ở các tỉnh ĐBSCL, để xuyên tạc: Có kết quả này là do ĐBSCL bị “bỏ rơi”. Năm 2020, Đồng Tháp Mười đã biến mất. Cả Nam Bộ ngồi đếm ngày mất dần ĐBSCL.
Căn cứ vào đây, họ suy diễn theo kiểu “đổi trắng thay đen”, “có ít xít ra nhiều”, đặt điều rằng: Thảm họa hơn, nhân dân phải rời bỏ đất cha ông để tìm kiếm nơi ở mới, người dân phải lên Tây Nguyên, một phần tản lạc lên phố thị, tha phương đến miền Trung, lưu lạc ra cả miền Bắc; một bộ phận phiêu dạt mãi tận xứ Cao Ly ở phía Đông, đến vùng sa mạc Sahara ở phía Tây, thậm chí cả xứ Mễ Tây Cơ, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại bên kia bán cầu...
Bộ phận người dân còn lại đang ngửa cổ mong chờ phép màu từ tạo hóa. Họ tuyệt đối hoá rằng: “Thảm trạng này do có sự tiếp sức, cho phép của việc khai thác, tận thu cát vô tội vạ, sạt lở, sụt lún đã xảy ra khắp nơi. Giờ “tan rã” không còn là nguy cơ, đe dọa huỷ diệt khu vực mà sản vật tự nhiên vốn đa dạng, phong phú nhất Việt Nam”.
Họ quy kết nguyên nhân là do Đảng không ra lệnh cải tạo vùng trũng là nơi tích nước cho ĐBSCL, tìm cách bằng các Nghị quyết nhằm tăng sản lượng gạo ở ĐBSCL để vươn lên dẫn đầu về xuất cảng gạo, để nâng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, giúp chỉ tiêu tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước. Họ đặt câu hỏi, tại sao một miền đất màu mỡ trù phú bậc nhất của Tổ quốc lại bị bỏ rơi vào hoàn cảnh bi đát này? Cuối cùng, họ quy kết thảm trạng này là do thể chế chính trị, do Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý non kém tạo ra; Đảng, Nhà nước cố tình bưng bít thông tin thảm cảnh này. v.v.
ĐBSCL là vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện tích, 19% dân sốcả nước, mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu; có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê Công.
Phải thừa nhận một cách khách quan, khoa học, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, ĐBSCL có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Đó là, biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh và gay gắt, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế, đời sống của người dân.
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn hán, xâm ngập mặn là hiện tượng tự nhiên, nguyên nhân chính vượt khỏi khả năng của con người, quốc gia đơn lẻ. Để hạn chế tác động của nó cần phải có sự hợp tác, đồng lòng không chỉ của quốc gia, đảng phái nào trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, dọc lưu vực sông Mê Kông, mỗi quốc gia có lợi ích riêng của mình, việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn, đặc biệt là xây dựng đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào hạ vùng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.
Mặt trái từ hoạt động phát triển kinh tế với cường độ cao ở nội vùng bộc lộ ngày càng gay gắt, gây nhiều hệ lụy như: ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, suy giảm mực nước ngầm, xâm thực bờ biển, nhiều diện tích rừng tự nhiên...
Về chủ quan, công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực, một số giải pháp, sự phối hợp còn thiếu chặt chẽ để hạn chế sự ảnh hưởng, giảm thiểu sự tác động của thiên tai. Tuy nhiên, dựa vào đây để quy kết hệ quả do sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, thể chế chính trị gây ra thì thật là phiến diện, chủ quan.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, có nhiều chủ trương, chính sách để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL.
Vùng đất này đã có sự phát triển rõ rệt, đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ, đảm bảo phục vụ tốt hơn cho các hoạt động kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện; đã khẳng định được vị thế là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và cây ăn quả hàng đầu của cả nước, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể phục vụ phát triển đất nước.
Trong những ngày vừa qua, công tác chỉ đạo chống hạn, mặn tại ĐBSCL được hệ thống chính trị và người dân quyết liệt tìm cách giải quyết. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chi cho 5 tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp 350 tỷ đồng để có nguồn lực ứng phó.
Hệ thống chính trị, tuyến đầu là bộ đội, công an…không quản ngại khó khăn, gian khổ tìm mọi cách để có thể cung cấp đủ nước ngọt sinh hoạt cho người dân; nhân dân cả nước đang chung tay ủng hộ, chia sẻ những khó khăn của người dân nơi đây bằng những việc làm thiết thực nhất… Như vậy, tại sao lại nói, ở ĐBSCL người dân đang bị bỏ rơi, biến mất?
Vậy mục đích, thủ đoạn của họ là gì? Chỉ có thể là lợi dụng tình hình khó khăn, hạn hán, xâm nhập mặn để xuyên tạc, chống phá. Họ quy kết để người dân lầm tưởng đó là kết quả sự lãnh đạo yếu kém của Đảng và Nhà nước về vấn đề này, nhằm làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Họ cho rằng, ĐBSCL bị “bỏ rơi”, quên lãng, bị tận thu, không được quan tâm đầu tư…để kích động tâm lý tiêu cực của người dân, chia rẽ vùng miền, khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mục đích của luận điệu này nằm trong ảo vọng xoá bỏ thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thực hiện mục tiêu đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam.
Lê Thế Cương (Học viện Chính trị CAND)
Những khó khăn về ngập mặn của bà con đồng bằng sông cửu long luôn được người dân cả nước chia sẻ, Chính phủ cùng các bộ ngành đã có những giải pháp trước mắt như lâu dài. Vậy mà những kẻ vô lương tâm mất tính người đã tìm lông bới vết xuyên tác kích động, đổ lửa thêm dầu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm cho người dân không tin tưởng vào đảng, chính phủ là việc làm thất đức
ReplyDelete