Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Sunday, March 15, 2020 , 0 bình luận

Lãnh đạo Bộ Y tế và tỉnh Bình Thuận nói, 'bệnh nhân thứ 34 rất phức tạp'. Bệnh nhân thứ 38 (con dâu bệnh nhân thứ 34), phải nhờ 'sếp' bệnh nhân này tác động mới chịu đi cách ly.

>>Phát hiện 'bệnh nhân 34' ở Bình Thuận chưa khai báo đầy đủ


Hai tuyến đường ở TP.Phan Thiết đã bị cô lập để cách ly y tế, phòng chống dịch (thuộc P.Đức Thắng)-ảnh: Quế Hà


Sáng 15.3, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đoàn công tác Bộ Y tế về làm việc tại Bình Thuận để kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại tỉnh này.



Bộ Y tế lo ngại về bệnh nhân thứ 34 nhiễm Covid-19 ở Bình Thuận

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, dịch Covid-19 đã bước sang giai đoạn hai, vô cùng phức tạp. (Ảnh: Quế Hà)

Mở đầu buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt quan tâm đến diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, nói chung và của Bình Thuận nói riêng.
Thủ tướng chỉ đạo phải đặc biệt quan tâm, với quyết tâm cao nhất, không được chủ quan với dịch Covid-19 vì đã bước sang giai đoạn hai, vô cùng phức tạp.
Thủ tướng cho rằng chỉ cần lơ là, chủ quan thì độ lây lan của dịch Covid-19 không chỉ là cấp số nhân, mà là cấp lũy thừa. Do vậy, không được chủ quan, bằng lòng trên những thành công bước đầu, mà phải quyết liệt hơn nữa để chống dịch. 
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu Bình Thuận phải tập trung sàng lọc F1 (tiếp xúc gần), F2 (tiếp xúc xa) để cách ly hiệu quả, không được để lây lan cho cộng đồng và lây lan cho nhân viên ngành y tế.
Về điều tra dịch tễ các nguồn lây bệnh từ các bệnh nhân, Thứ trưởng cho rằng Bình Thuận có bệnh nhân số 34 rất phức tạp. Là một doanh nhân, nên bệnh nhân này có quan hệ làm ăn, giao dịch nhiều người, nhiều nơi; khả năng lây lan bệnh cho nhiều người là rất cao. Đây là điều Bộ Y tế rất quan ngại, nên đề nghị Bình Thuận phải hết sức chú ý. Ngành y tế phải tìm hết người đã tiếp xúc với bệnh nhân thứ 34 để khoanh vùng và cách ly triệt để, ngăn chặn lây lan.

81 mẫu bệnh Bình Thuận có kết quả âm tính

Tại cuộc làm việc này, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, thông báo tin vui, cả 81 trường hợp mẫu bệnh mà Bình Thuận vừa gửi cho Viện Pateur Nha Trang đều đã cho kết quả âm tính. Chỉ còn hai trường hợp dương tính xét nghiệm lại là chưa có kết quả. Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong đoàn công tác của Bộ, cùng đi còn có hai cán bộ là Tổ trưởng và Tổ phó phụ trách Tổ công tác đặc biệt Sơn Lôi, Vĩnh Phúc. Bộ Y tế đang biên soạn quy trình cách ly. Bình Thuận có thể áp dụng để cách ly theo kịch bản Sơn Lôi với sự giúp đỡ của Bộ Y tế.
Phun dịch tiêu độc khử trùng toàn TP.Phan Thiết trong hai ngày 14 và 15.3 (ảnh: Quế Hà)

Kích hoạt cơ sở cách ly mới, bệnh nhân không hợp tác
Bác sĩ (BS) Nguyễn Quốc Việt, Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận, cho biết cho đến chiều tối qua (14.3), Bình Thuận ghi nhận được 203 người thuộc diện F1; 761 người thuộc diện F2. Tất cả đã được cách ly tập trung và cách ly tại nhà. BS Việt cho biết thêm, Bình Thuận ban đầu chỉ có 4 cấp độ, nhưng nay đã lên cấp độ 5. Bình Thuận hiện đang thiếu điều kiện cơ bản về nhân lực, cơ sở vật chất nếu dịch còn tăng cao và đề nghị Bộ Y tế trang bị cho Bình Thuận một phòng xét nghiệm độc lập để có thể tự xét nghiệm và công bố kết quả các mẫu. Sáng nay 15.3, ngành y tế Bình Thuận đã kích hoạt cơ sở cách ly tập trung thứ 3 là Trường Quân sự địa phương ở xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết. Đại tá Nguyễn Ngọc Hùng, Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự Bình Thuận cho rằng đây là cơ sở có phòng ốc, hạ tầng rất tốt do mới được đầu tư.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Nguyễn Văn Luân cho biết, việc vận động các bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. Ví dụ bệnh nhân thứ 38 (con dâu bệnh nhân 34, nhân viên ngân hàng) không hợp tác với chính quyền khi được vận động đi cơ sở cách ly tập trung. UBND TP phải làm việc với thủ trưởng đơn vị nơi bệnh nhân làm việc để vận động, sau đó bệnh nhân này mới chịu đi cách ly. 
Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Nguyễn Văn Luân cho biết việc đưa bệnh nhân đi cách ly còn khó khăn do bệnh nhân thiếu hợp tác với chính quyền (Ảnh: Quế Hà)

Theo Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết, hiện nay Phan Thiết có 8 bệnh nhân (còn 1 bệnh nhân của H.Hàm Thuận Bắc); trong số này, các bệnh nhân số 34, 36, 41, 42, 43 là có nguy cơ lây bệnh rất cao vì tiếp xúc với nhiều người. TP.Phan Thiết đã xuống từng nhà dân vận động bà con khai báo y tế, không để sót F1, F2. Theo ông Luân, hiện Phan Thiết phát hiện thêm 6 người tại địa phương đã có tiếp xúc gần với bệnh nhân thứ 45 (trú Q.Tân Bình, TP.HCM).
Bệnh nhân không khai báo đầy đủ
Tại cuộc làm việc với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Đức Hòa (Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19), cho biết, “vì nhiều lý do khác nhau, nên bệnh nhân khai báo không đầy đủ, gây khó khăn cho điều tra dịch tễ”.
Theo ông Nguyễn Đức Hòa, bệnh nhân thứ 34 ban đầu chỉ khai có 17 người tiếp xúc F1 (hiện nay là 46 người F1 của bệnh nhân này - PV). Bình Thuận đã chuẩn bị kịch bản để đối phó trong trường hợp số bệnh nhân lên đến 20 người.
Ông Hòa cho rằng Bình Thuận đang chuẩn bị tốt về phương án y tế dịch tễ, không để “vỡ trận”, trong đó, chú trọng đặc biệt khâu cách ly. Phó chủ tịch Bình Thuận thừa nhận “ban đầu ngành y tế tỉnh hơi lúng túng vì chưa gặp dịch như vậy bao giờ”. Ông nguyễn Đức Hòa kiến nghị Bộ Y tế tham mưu cho Chính phủ “phải kiểm soát chặt đầu vào đầu ra tại cửa khẩu sân bay”.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng tình hình dịch bệnh tại Bình Thuận còn diễn biến phức tạp, khó lường. Cả hệ thống chính trị của tỉnh phải bình tĩnh, quyết tâm cao nhất để dập dịch (Ảnh: Quế Hà)

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu phải làm tốt hơn nữa việc kiểm soát những trường hợp thuộc diện F1, F2 để cách ly. Ông Hùng cho rằng, hiện nay vẫn còn dấu hiệu các trường hợp dương tính Covid-19 chưa khai báo hết đã tiếp xúc với những ai. Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận yêu cầu không được chủ quan khi có kết quả cả 81 trường hợp xét nghiệm đều âm tính.
“Đây mới chỉ là giai đoạn đầu thôi. Phải xác định dịch bệnh còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp, khó lường. Do vậy cả hệ thống chính trị phải vào cuộc một cách quyết liệt. Nếu cần, có thể huấn luyện nhanh cho sinh viên Cao đẳng y tế năm hai, năm ba để đưa vào giúp ngành y tế chống dịch”, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nói.
Quế Hà (Thanh niên)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X