Thực tế đã cho thấy, trong thế giới hiện đại, nếu không có sự quản lý và kiểm soát, truyền thông và mạng xã hội có thể khiến việc truyền bá thông tin nhiều khi trở nên nhiễu loạn, xa rời mục tiêu vốn có, gây tổn hại cho xã hội cũng như đối tượng tiếp nhận, hoặc bị lợi dụng phục vụ mưu đồ xấu... Vì thế, việc hoàn thiện hệ thống luật pháp về truyền thông và bảo vệ an ninh mạng trở thành vấn đề được chú trọng, quan tâm giải quyết và là việc làm hết sức bình thường ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, các thế lực thù địch lại thường xuyên tìm cách xuyên tạc tất yếu khách quan đó nhằm mưu đồ bôi nhọ vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam, cổ vũ cho thứ “tự do ngôn luận” bất chấp pháp luật. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề, Báo Nhân Dân đăng tải bài viết của các luật sư đang sinh sống và làm việc tại các quốc gia Mỹ, CHLB Đức và Việt Nam. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Người đàn bà phản Quốc Trần Thị Nga đang tị nạn chính trị là ai ?
- Mạc Văn Trang sao phải ‘thương vay khóc mướn’ cho tên tội phạm khủng bố Lê Đình Kình
- Mưu đồ cô lập Việt Nam khi thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã lỗi thời và thất bại
- Mượn cớ 'thư ngỏ nhân quyền' để vu cáo về vụ Đồng Tâm
- Phao lô Nguyễn Thái Hợp đừng để người dân 'oán thán'
Ngày 15-12-1791, Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án thứ nhất, nguyên văn tạm dịch: “Quốc hội sẽ không thông qua luật nào trong vấn đề thành lập tôn giáo, hoặc ngăn cấm việc thi hành cách tự do của nó; hoặc ngăn cấm tự do ngôn luận hoặc báo chí; hoặc quyền của người dân được tụ họp trong hòa bình, và thỉnh nguyện xin chính phủ giải quyết đền bù những than phiền thiệt hại”.
Ảnh minh họa (Hải Anh-dautruongdanchu.org)
Nhiều người cho rằng, như vậy họ muốn làm gì thì làm, không có ràng buộc nào hết. Nhưng trong thực tế, Quốc hội và Tối cao pháp viện Mỹ đã ra nhiều đạo luật và án lệnh để cắt nghĩa sự tự do này phải đặt ở dưới vấn đề an ninh quốc gia và trật tự công cộng. Về hình sự và an ninh quốc gia, năm 1917, Quốc hội Mỹ ban hành Luật Tình báo (The Espionage Act 1917) trong đó khẳng định tự do ngôn luận không có nghĩa là người dân có quyền vận động cho việc kêu gọi hay thành lập tổ chức lật đổ nhà nước Mỹ vì đó là tội phản quốc. Vậy rõ ràng, tự do ngôn luận phải nằm trong khuôn khổ an ninh quốc gia. Luật cũng xác định tự do ngôn luận không có nghĩa là ở trong rạp hát đứng lên hô hoán “cháy nhà” mà trên thực tế không có, như vậy là quấy rối trật tự chung. Và luật này giúp cho các cơ quan an ninh, tình báo, Bộ Quốc phòng Mỹ đối phó với những tổ chức và cá nhân xâm phạm đến an ninh quốc gia hoặc âm mưu lật đổ nhà nước Mỹ.
Sau biến cố ngày 9-11-2001, để đối phó với tình hình, ngày 26-10-2001 Mỹ đã thông qua The Patriot Act (Đạo luật Yêu nước) cho phép chính phủ đặt máy nghe lén công dân Hoa Kỳ và các cuộc điện đàm ra nước ngoài. Đạo luật còn cho phép các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ sử dụng một số kỹ thuật tra tấn để lấy tin từ những kẻ khủng bố sau khi bị bắt. Sau này, The Patriot Act bị chỉ trích vì cho rằng như vậy là vi phạm nhân quyền. Song theo báo cáo của các cơ quan tình báo, nhờ nghe lén và tra tấn tù nhân mà các cơ quan tình báo đã phá vỡ hơn 18.000 âm mưu khủng bố của các tổ chức, cá nhân dự định tiến hành tại các địa điểm trong nước Mỹ. Từ các báo cáo này, The Patriot Act được tu chính để loại bớt các tra tấn nhưng vẫn cho nghe lén điện đàm. Với The Patriot Act, Mỹ một lần nữa tái khẳng định “nhân quyền, tự do ngôn luận” vẫn phải đặt dưới sự an ninh quốc gia.
Về tôn giáo, với án lệnh Everson v. Board of Education (1947), Tối cao pháp viện Mỹ phán quyết Tu chính án thứ nhất buộc nhà nước và tôn giáo phải tách rời, tôn giáo không xen vào chính trị và nhà nước không xen vào điều hành tôn giáo. Nhưng phán quyết này cũng xác định không được dùng tôn giáo để kích động gây phân hóa giữa nhà nước với tôn giáo. Phán quyết này cũng chỉ rõ tôn giáo không thể đứng trên nhà nước và tôn giáo không có quyền lập ra các quy định trái với luật của nhà nước. Ở Mỹ, từ ngày thành lập cho đến giữa thế kỷ 20, đạo Mormon ở Utah (U-ta) thực hành đa thê, nhưng vì luật pháp Mỹ ngăn cấm đa thê nên một số các giáo sĩ nổi loạn, có lần họ tử thủ trong giáo đường để bảo vệ giáo lý đa thê. Chính phủ Mỹ đã cho những đội đặc nhiệm tấn công vào các giáo đường này, bắt giam các giáo sĩ, và triệt hạ đa thê. Từ giữa thế kỷ thứ 20, các giáo sĩ Mormon bắt buộc phải từ bỏ việc đa thê để tôn giáo phải đi theo nếp sống chung của xã hội, tuân thủ pháp luật của nước Mỹ. Nhờ việc tuân thủ mà đạo Mormon mới tồn tại và phát triển.
Về vấn đề dân sự, trong án lệnh New York Times Co. v. Sullivan (1964), Tối cao pháp viện Mỹ định nghĩa tự do ngôn luận không có nghĩa là có quyền bịa chuyện để vu khống phỉ báng cá nhân. Án lệnh đặt ra các yếu tố xác định phỉ báng và mạ lỵ, nhất là các cá nhân có tính cách công chúng thì sự bịa chuyện đối với họ đã ở một tầm cao hơn, bởi người tung tin thất thiệt có ác ý (malicious intent). Về trật tự xã hội, năm 1972, Quốc hội Mỹ đã thành lập Ủy ban Truyền thông Liên bang (Federal Communication Commission) có thẩm quyền trên các cơ quan truyền thông, giúp tự do ngôn luận đi vào nề nếp, không gây xáo trộn trật tự xã hội.
Ủy ban Truyền thông Liên bang soạn thảo Bộ luật Truyền thông với hàng nghìn trang, gọi là Code of Federal Rules 47 (CFR), được đưa vào Bộ luật Liên bang 18 U.S.C Section 1464. CFR có hàng trăm chương với rất nhiều quy định tỉ mỉ và hình phạt cho người vi phạm. Bộ luật Truyền thông cho rằng người làm truyền thông là người làm văn hóa nên phải tôn trọng văn hóa, không được dùng các từ ngữ phỉ báng, tục tĩu, dâm ô, không tấn công cá nhân, không sử dụng hình ảnh bạo lực, rùng rợn, bất nhẫn, hành hạ súc vật… Luật này cũng hướng dẫn, khi tranh luận công khai trên truyền thông, chỉ tranh luận trên luận cứ và luận chứng, không được tấn công cá nhân. Cơ quan truyền thông nào cố tình tấn công cá nhân thì khi bị phát giác sẽ bị phạt tiền, hoặc phải cho người bị tấn công được cùng thời gian trình bày ý kiến trên làn sóng, hoặc có thể bị nạn nhân thưa ra tòa dân sự về tội phỉ báng theo án lệ New York Times Co. v. Sullivan (1964). Những người giết hại súc vật một cách tàn nhẫn hoặc hành hạ trẻ em mà vẫn được đưa lên truyền thông là bằng chứng để truy tố hình sự về tội hành hạ súc vật hay tội bạo hành trẻ em, các tội này phạt tù, nhiều khi lên tới 10 năm.
Bộ luật Truyền thông Mỹ đã được cập nhật phù hợp với tình hình khi các mạng xã hội như Facebook, Youtube... ra đời. Các điều khoản của CFR 47 đều áp dụng cho các mạng xã hội, và nếu ai vi phạm, nạn nhân có thể báo cáo với Facebook, Youtube,... để có hình phạt với người vi phạm. Bộ luật Truyền thông Mỹ cũng cấm tung tin giả, nay thường gọi là fake news. Người tung tin giả gây hại đến an ninh quốc gia hay xáo trộn xã hội sẽ bị truy tố hình sự hay dân sự tùy theo mức độ nguy hại. Bộ luật Truyền thông Mỹ cũng nêu rõ trong trường hợp có tính chất an ninh quốc gia thì các cơ quan truyền thông cần lấy tin chính thức từ Bộ Quốc phòng, những gì được phép phổ biến thì phổ biến, còn tiết lộ bí mật, dù đó là sự thật thì vẫn bị truy tố về tội phản quốc. Với các vấn đề liên quan việc khẩn cấp của xã hội như dịch cúm, bão táp,… thì tin tức phải lấy trực tiếp từ cơ quan có trách nhiệm như Bộ Y tế, Bộ Xã hội. Thí dụ, khi có việc khẩn cấp, các ban, ngành sẽ theo gửi báo hiệu khẩn để các cơ quan truyền thông cùng loan tin thống nhất, tránh những tin gây hoang mang trong nhân dân.
Ngay từ nhỏ phần lớn người Mỹ đã được giáo dục rằng tự do ngôn luận phải trong khuôn khổ an ninh quốc gia và trật tự xã hội, vì thế họ rất ít vi phạm. Đáng tiếc là lại có một số người Việt ở hải ngoại lại thích lạm dụng, thiếu hiểu biết luật, nên họ hay kêu gọi lật đổ Nhà nước Việt Nam, sử dụng từ ngữ vô văn hóa, tục tĩu, tấn công cá nhân mà ngỡ đó là tự do ngôn luận. Sự quá trớn của một số người Việt hải ngoại không phải là tự do ngôn luận mà đó là bát nháo vô văn hóa, bị người Mỹ coi thường. Hy vọng các thế hệ sau sẽ điều chỉnh để đi vào nề nếp như người Mỹ. Rất tiếc, một số bạn ở Việt Nam cũng lầm tưởng tự do ngôn luận là “bát nháo” như người Việt ở hải ngoại nên lại a dua, làm điều xâm phạm đến an ninh quốc gia, nhiễu loạn an ninh, trật tự xã hội, tung tin thất thiệt gây hoang mang trong dân chúng.
Qua Tu chính án thứ nhất của Mỹ, đối chiếu với các đạo luật ban hành sau này và xem các án lệ để diễn giải tự do ngôn luận cách đúng đắn, từ đó so sánh một vài trường hợp ở Việt Nam, nhất là sự kiện xảy ra ở Đồng Tâm. Nếu xảy ra ở Mỹ, dựa vào các bộ luật trên, chắc chắn một số người trong cái gọi là “tổ đồng thuận” sẽ bị xử rất nặng. Chưa kể, sự việc tương tự như Đồng Tâm nếu xảy ra tại Mỹ, theo Luật truyền thông CFR 47, sẽ có các xử lý mạnh tay trừng phạt các facebooker, youtuber tung tin giả gây hoang mang trong xã hội. Những ai cổ súy cho hành vi khủng bố của “tổ đồng thuận” cũng sẽ bị truy tố về tội đồng lõa. Rõ ràng, ở quốc gia nào cũng vậy, tự do là phải ở trong khuôn khổ an ninh quốc gia, không kêu gọi lật đổ nhà nước, phải tôn trọng trật tự xã hội, tôn trọng sự thật, không tung tin giả, không tiến công cá nhân, không chửi bới tục tĩu vô văn hóa. Luật pháp phải nghiêm minh thì xã hội mới đi vào nề nếp. Luật pháp không thể quá nhân nhượng, vì như vậy người dân dễ coi thường các cơ quan chấp pháp. Những ai vi phạm thì đều bị trừng phạt tùy mức độ theo đúng luật pháp của mỗi quốc gia.
>>Truyền thông, an ninh mạng và luật pháp: Thực thi pháp luật trên các mạng xã hội ở châu Âu (Bài 2)
>>Truyền thông, an ninh mạng và luật pháp: Thực thi pháp luật trên các mạng xã hội ở châu Âu (Bài 2)
Hoàng Duy Hùng (Mỹ/Nhân dân)