Phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án hình sự Sùng A Sính và đồng phạm sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 16 đến hết 18/3.
Thực lòng 'tưởng niệm' hay mượn cớ gây rối kích động
- Cái nhìn thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam
- Báo cáo nhân quyền 2019 của Hoa Kỳ lại xuyên tạc sự thật về tình hình Việt Nam
- Vạch trần luận điệu của những 'săng-ta chính trị' xuyên tạc, bôi nhọ quân đội
- RSF cay đắng chấp nhận thất bại trước sự đấu tranh của lực lượng 47 trong Quân đội
Sáng 16/3, Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án hình sự Sùng A Sính và đồng phạm vì có các hoạt động tuyên truyền, chống phá Nhà nước xảy ra tại huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) trong thời gian từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019.
HĐXX triệu tập 14 bị cáo tới tòa
Do tính chất nghiêm trọng của vụ án cùng số lượng bị cáo đông, phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án hình sự Sùng A Sính và đồng phạm đã thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân, các cơ quan báo chí đến dự đưa tin. Ông Phạm Văn Nam, Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên làm chủ tọa phiên tòa.
14 bị cáo bị hội đồng xét xử triệu tập, gồm: Sùng A Sính (sinh năm 1982), Sùng A Sình (sinh năm 1986), Sùng A Dơ (sinh năm 1996), Giàng A Và (sinh năm 1990), Giàng A Dia (sinh năm 1993) đều có hộ khẩu thường trú tại xã Nậm Vì, huyện Mường Nhé; Hoàng Văn Páo (sinh năm 1982) và Hoàng Văn Chơ (sinh năm 1979) cùng có hộ khẩu thường trú tại xã Đăk R’la, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông; Lầu A Lềnh (sinh năm 1970) và Hờ A Hù (sinh năm 1988) có hộ khẩu thường trú tại xã Mường Toong, huyện Mường Nhé (Điện Biên); Chang A Súa (sinh năm 1987), trú tại xã Tà Tổng, huyện Mường Tè (Lai Châu); Giàng A Sinh (sinh năm 1981), trú tại xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo (Điện Biên); Thào A Khu (sinh năm 1990), Phàng A Minh (sinh năm 1979) và Phàng A Lanh (sinh năm 1988) cùng trú tại xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ (Điện Biên).
Các bị cáo bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Điện Biên truy tố để đưa ra xét xử về các tội: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định tại các khoản 1, khoản 2, Điều 109 Bộ luật Hình sự; tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); che giấu tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 389 Bộ Luật hình sự.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Điện Biên, năm 2010 Lầu A Lềnh tham gia tổ chức lập Nhà nước Mông, tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, bị khởi tố, sau đó bỏ trốn. Từ tháng 8/2018 đến tháng 3/2019, Sùng A Sính và Lầu A Lềnh bàn bạc với Hờ A Hù, Chang A Súa, Vàng A Chủa, Hờ A Tàng, Giàng A Sinh, Thào A Chinh, Vừ A Phử, Lý Giảng Khua thống nhất xây dựng lại tổ chức, lập lại nhà nước Mông và lôi kéo Sùng A Dơ, Giàng A Và, Sùng A Sình, Giàng A Dia, Hoàng Văn Chơ cùng tham gia tổ chức lập nhà nước Mông tại huyện Mường Nhé (Điện Biên).
Mục đích của tổ chức này là cướp đất, cướp chính quyền, thay thế chính quyền tại huyện Mường Nhé bằng một chính quyền riêng của người Mông, do người Mông làm chủ, có bộ máy, tổ chức riêng, có chữ viết, có con dấu, cờ, đồng tiền, lực lượng công an quân đội riêng của người Mông, có cương lĩnh riêng. Nhằm chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, lật đổ chính quyền nhân dân, phá bỏ chế độ chính trị được hiến pháp quy định. Đối với Thào A Khu, Phàng A Minh, Phàng A Lanh biết rõ Hờ A Tàng, Vàng A Chủa sau khi thực hiện hành vi: hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, bị khởi tố, đã lẩn trốn cơ quan công an đang truy bắt nhưng Khu, Minh, Lanh không thông báo cho chính quyền địa phương về địa điểm Tàng, Chủa lẩn trốn và còn cung cấp lương thực, thực phẩm cho chúng gây cản trở quá trình điều tra nhằm che giấu hành vi phạm tội.
Bị cáo Sùng A Sính trả lời hội đồng xét xử tại phiên tòa
Trong vụ án này Sùng A Sính, Lầu A Lềnh với vai trò chủ mưu, cầm đầu; Hoàng Văn Páo hoạt động đắc lực, các bị can: Sùng A Dơ, Giàng A Và, Sùng A Sình, Giàng A Dia, Giàng A Sinh, Hờ A Hù, Chang A Súa, Hoàng Văn Chơ phạm tội có vai trò đồng phạm là người thực hành, trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Tất cả các bị can trên đều cố ý thực hiện hành vi phạm tội; Sùng A Sính, Lầu A Lềnh là người khởi xướng việc tổ chức lập nhà nước Mông và soạn thảo điều lệ, cương lĩnh, đường lối, mô hình tổ chức, đúc sao hàm; Hoàng Văn Páo tìm người biết chữ Mông ở nước Myanmar về dạy chữ góp 400 triệu đồng để phục vụ lập nhà nước Mông; còn Sùng A Dơ, Giàng A Và, Sùng A Sình, Giàng A Dia, Giàng A Sinh, Hờ A Hù, Chang A Súa, Hoàng Văn Chơ cùng tham gia họp bàn lập nhà nước Mông, đưa đón người đi lấy chữ, lấy tiền mua võng để phục vụ lập nhà nước Mông, các bị can đều giữ vai trò là người thực hành.
Hành vi trên của các bị can là gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ chính trị của nước CHXHCN Việt Nam được Hiến pháp quy định. Các bị can là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, như vậy có đủ căn cứ để xác định các bị can đã phạm tội.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án hình sự Sùng A Sính và đồng phạm sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 16 đến hết 18/3/2020./.
Vũ Lợi/VOV-Tây Bắc