Thời gian qua, trong khi nhân dân Việt Nam đoàn kết trên dưới một lòng để đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 thì một số cá nhân, tổ chức, các trung tâm phát thanh thiếu thiện chí với Việt Nam đã đăng tải những thông tin bịa đặt, sai sự thật về tình hình dịch bệnh.
Tuyên án kẻ tham gia tổ chức khủng bố 'gây nổ' ở Cục thuế tỉnh Bình Dương
Họ triệt để khai thác các ứng dụng trên không gian mạng để chuyển tải những thông tin thiếu khách quan, trung thực, bóp méo sự thật, “đổi trắng thay đen” về tình hình dịch bệnh nhằm gây ảnh hưởng, xáo trộn tình hình chính trị - xã hội ở trong nước.
Rõ ràng, với tinh thần đoàn kết hưởng ứng nhiệt tình Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; tinh thần “chống dịch như chống giặc” mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề ra, cho đến thời điểm này, chúng ta trải qua 3 giai đoạn chống dịch, và thực tế, dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát. Đó là kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
BBC 'khơi mào' và các nhà đấu tranh dân chủ 'thả ga về tù nhân lương tâm' (Ảnh Hải Anh-dautruongdanchu.org)
Thế nhưng, với chiêu trò “truyền thông bẩn”, một số cá nhân, tổ chức thù địch trong, ngoài nước, các trung tâm truyền thông thiếu thiện chí vẫn luôn tìm cách tung tin đồn thất thiệt, gây ra sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Điển hình, Đài RFI (Đài phát thanh quốc tế Pháp) hôm 12-4 với những thông tin hàm chứa sự hoài nghi về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam rằng: “Chính sách xét nghiệm hiện nay có cung cấp một bức tranh trung thực?...Việt Nam đang ở đâu trong dịch COVID-19: Giai đoạn dịch đã lây nhiễm rộng rãi trong cộng đồng hay giai đoạn vẫn còn có khả năng cô lập một số đối tượng, một số ổ dịch”.
Trên trang fanpage facebook, website của tổ chức khủng bố Việt Tân vào ngày 13-4 tung tin thất thiệt với nội dung: “Thủ tướng Phúc kêu gào xin tiền dân trong nước và hải ngoại để chống dịch. Dân nghèo, trẻ em, thanh niên bòn từng đồng từng cắc để hỗ trợ ngân quỹ chống dịch. Đảng thu tiền của dân xong đem tặng cho nước bạn để nâng cao uy tín của Đảng”.
Trung tâm phát thanh BBC tiếng Việt lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để đăng tải thông tin hôm 4-4 với nội dung: “Đại dịch COVID-19 đang gây nhiều tác động mạnh tới sức khỏe cộng đồng và nhiều người dân, nhiều giới ở Việt Nam, trong đó có cả tác động và nguy cơ lây lan trong các nhà tù, trại giam, trại tạm giam trong cả nước. Đây là lúc chính quyền và nhà nước Việt Nam nên cân nhắc và ra quyết định tha hoặc tạm tha tù với nhiều người đang thi hành án vì sức khỏe của họ...”.
Như vậy, các luận điệu tuyên truyền mà họ đưa ra chủ yếu thông qua việc cắt ghép từ nhiều nguồn tin khác nhau, nhận các nguồn tin từ các đối tượng phản động, chống đối để bịa đặt, gán ghép theo hình thức “gắp lửa bỏ tay người”, “nói không thành có”. Nói cách khác, họ không thông qua nguồn tin chính thống, mà chủ yếu qua các kênh phản động, chống đối. Vậy, thông tin của họ có đáng tin cậy không?
Các nội dung tuyên truyền của các đối tượng chủ yếu tập trung vào 2 nhóm chính: Nhóm thứ nhất, đưa tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 để gây ra sự hoài nghi về công tác phòng, chống dịch của Chính phủ Việt Nam, tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng để có điều kiện gây bất ổn về chính trị - xã hội. Nhóm thứ hai, các nội dung thông tin chủ yếu lấy lý do về đại dịch COVID-19 để yêu cầu Việt Nam phải trả tự do cho cái gọi là “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” do họ tự thêu dệt nên.
Có thể nói rằng, những thông tin sai lệch, thiếu căn cứ khoa học được các đối tượng tung ra trong tình hình dịch COVID-19 đã để lại những hậu quả xấu đối với xã hội. Về mặt khách quan, những thông tin bịa đặt sẽ gây hoang mang, dao động trong nhân dân về công tác phòng, chống dịch của Chính phủ; gây ra sự kỳ thị, xói mòn uy tín của các cơ quan chức năng đang làm nhiệm vụ, đặc biệt những thông tin xuyên tạc đó có ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm của một số cá nhân hoặc tổ chức đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch...
Trước những thông tin bịa đặt, xuyên tạc sự thật như vậy, mỗi người dân chúng ta nên:
Thứ nhất: cảnh giác trước các thông tin tuyên truyền sai sự thật về tình hình COVID-19. Ngoài ý thức chấp hành các quy định của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch, sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về việc: Tránh tụ tập nơi đông người; hạn chế tối đa ra ngoài; luôn luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tiếp xúc tốt nhất là 2m; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn; thường xuyên vệ sinh nhà cửa; thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe theo đúng quy định của Bộ Y tế thì người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước những thông tin bịa đặt, không đúng về tình hình dịch bệnh. Kịp thời báo với lực lượng Công an khi phát hiện thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh đăng tải trên không gian mạng.
Thứ hai: Tiếp nhận thông tin một cách khoa học, có chọn lọc, việc tiếp cận nguồn thông tin ở những trang không chính thống, thiếu cơ sở khoa học có thể gây nên tình trạng “ngộ nhận”, hiểu sai lệch về tình hình dịch COVID-19.
Thứ ba: Mỗi công dân cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đặc biệt là Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1-1-2019. Bởi lẽ, nếu như không tuân thủ các quy định pháp luật về sử dụng Internet có thể dẫn đến việc bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới cần đoàn kết, đồng lòng để đẩy lùi dịch bệnh, đẩy lùi những thông tin sai sự thật về dịch bệnh. Đó là trách nhiễm mà mỗi người dân cần phải thực hiện trong thời điểm này.
Nguyễn Huấn (CAND)