Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, May 01, 2020 , 0 bình luận

Suy nghĩ về ngày 30-4-1975, về quan hệ giữa người Việt ở trong nước và nước ngoài, ước mong như thế nào về tương lai đất nước,... đó là một số nội dung cuộc thảo luận do trang Nửa vòng trái đất TV của Derek Phạm - người Mỹ gốc Việt, tổ chức nhân ngày 30-4-2020.

Nhà báo Quốc Phong: Hòa hợp – từ tâm khảm nhà lãnh đạo đến sâu thẳm trái tim mỗi người Việt Nam (Bài 5)




Tuy còn một vài khác biệt song nhìn chung, hầu hết ý kiến thảo luận được trình bày chân thành, bày tỏ mong muốn người Việt Nam ở trong và ngoài nước đoàn kết xây dựng đất nước. Lược ghi một số nội dung cuộc thảo luận sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm những suy nghĩ và mong muốn nói trên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Ảnh: TTXVN

Ða-vid Nguyễn (người Mỹ gốc Việt, hiện đang sinh sống tại Tếch-dát - Mỹ):
Tôi sinh tại Nam Ðịnh, vào miền nam lúc 6 tuổi, đến Mỹ năm 1972 (ông Ða-vid Nguyễn rời miền nam sang Pháp năm 1970 - PN). Trước năm 1970, phong trào sinh viên rất mạnh, 18 tuổi tôi tham gia đấu tranh chống chế độ, chống tham nhũng, chống chính quyền ở miền nam, mong mỏi chiến tranh sẽ chấm dứt.
Lớn lên thời chiến tranh, tôi thấy biết bao nhiêu điều, bao nhiêu cảnh chết chóc. Gia đình tôi phân nửa ở trong nam, phân nửa ở ngoài bắc. Cha tôi trước theo Bác Hồ, sau vào nam làm cho chính phủ của các ông Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, cho nên tôi chứng kiến rất nhiều việc xảy ra. Nhưng đó là chính trị, vì vậy cần phải gạt bỏ, cứ ngồi nói về chính trị thì không bao giờ có thể chấm dứt. Thời điểm năm 1975, tôi rất vui mừng, phải nói là vui mừng tột độ khi chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất. Ðiều tôi muốn nói là phải khẳng định ngày 30-4 là ngày thống nhất đất nước, Việt Nam là đất nước duy nhất.
Sau năm 1975, cha tôi ở lại trong nước. Những gì tôi đã được biết là qua truyền thông. Tôi từng đến Thái-lan cùng với ông Hoàng Cơ Minh (người lập cái gọi là "mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam", tiền thân của tổ chức khủng bố "Việt tân" hiện nay - PN). Và chúng tôi bắt đầu những cuộc đấu tranh.
Là người trong cuộc, tôi khẳng định chúng tôi bị lợi dụng lòng yêu nước. Họ lợi dụng để được việc cho họ, nếu không được những gì mong muốn, họ lại tiếp tục. Chuyện đó diễn ra từ ngày này qua ngày khác. Những người đó lên internet (in-tơ-nét), facebook "đấu võ mồm", nhưng họ chỉ nói thôi, không bao giờ nhìn vào sự thật. Trước năm 1975, mặc dù cha tôi ở trong chính quyền, nhưng tôi chưa bao giờ được thấy, được đặt chân lên quần đảo Trường Sa, đến năm 2014 tôi quyết định trở về để nhìn thấy sự thật rằng biển đảo không hề bị mất. Tôi nói với anh em của tôi ở hải ngoại rằng quý vị ạ, quý vị hãy nhìn sự thật là đất nước, biển đảo vẫn còn. Vì vậy mà đến giờ gia đình tôi vẫn bị chụp mũ là "Việt gian, cộng sản". Nên nếu tôi cứ ngồi đó để trình bày, "đấu võ mồm" để biện luận tôi không phải là cộng sản thì chắc chắn không bao giờ có thể giải quyết được. Cách đây chừng nửa năm, tôi xóa bỏ chuyện đó, không còn "đấu võ mồm" nữa. Tôi thật sự dấn thân để chứng minh những điều người ta nói, những người chỉ ở bên này nhưng mỗi ngày đều vào facebook, bật livestream (phát sóng và tương tác trực tiếp với mọi người) lên mà không bao giờ thấy được sự thật. Họ nói chỉ có một chiều. Ðó là cực đoan.
Sẽ không bao giờ chấm dứt chuyện này nếu chúng tôi không nhìn vào sự thật. Ngày xưa tôi từng kêu gọi biểu tình. Mỗi lần kêu gọi tới hàng nghìn người, nhưng bây giờ hỏi quý vị kêu gọi được bao nhiêu người? Vài người thôi. Ngay tại Little Sài Gòn (Sài Gòn nhỏ - PN), nơi đông người Việt cư ngụ, cũng không quá 100 người. Ðiều đó cho thấy người Việt sống ở hải ngoại đã trả lời rồi. Tôi từng là người tranh đấu cực đoan, tôi là những người trong cuộc nên tôi biết. Về những người hiện giờ bảo là họ chống lại cộng sản, muốn làm việc này việc nọ, tôi xin khẳng định đó là những "con buôn chính trị". Khi người ta đi buôn thì dù có nói gì đi chăng nữa, họ cũng sẽ không bao giờ thay đổi.
Từ năm 1995 - 1996, khi bắt đầu có bang giao giữa Mỹ và Việt Nam, số người về nước ngày càng gia tăng. Ðến thời điểm này thì không cần phải nói nữa. Mỗi năm có hàng triệu người về và kiều hối lên tới mười mấy tỷ USD. Ngày xưa mà nói việc đánh nhau với Phun-rô ở Tây Nguyên thì chúng tôi và cả nhiều người Việt ở trong nước không biết. Nhưng hôm nay thì khác, chúng ta có thể đi được đến mọi miền đất nước. Internet rất nhanh, chỉ vài phút người ở hải ngoại đã biết được thông tin. Vì thế nên những người làm "chính trị con buôn", làm "chính trị sa-lon" thất bại. Nhưng họ vẫn phải bám víu vào. Vì sao ư? Vì họ coi đó là quyền lợi của họ nên không bao giờ từ bỏ. Không có nhóm này sẽ có nhóm khác, không có ông này sẽ có ông khác, tôi không lấy làm lạ. Tôi thấy từ năm 1975 đến giờ có rất nhiều con buôn, còn có người mua hay không, có người tin hay không thì tôi nghĩ ở hải ngoại không ai còn tin họ. Họ vẫn kêu gào nhưng không ai tin họ. Ngày xưa còn bảo bưng bít, tức là không biết tin tức trong nước, nhưng bây giờ, hằng năm có hàng triệu người về nước rồi thì làm sao có thể bưng bít được. Nhưng họ vẫn kêu gào, vì họ là "con buôn chính trị"...
Năm 1970 tôi rời Việt Nam, đến nay đã 50 năm. Nhìn lại đất nước, không ai có thể phủ nhận Việt Nam phát triển thật nhiều và nhanh. 45 năm thống nhất, Ðảng và Nhà nước Việt Nam đã làm được rất nhiều việc. Mình phải bỏ qua những chuyện quá khứ. Nhưng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai. Ðiều tốt đẹp nhất mà tôi mong muốn là mọi người hãy nghĩ lại, hãy thương người Việt Nam của mình. Ðất nước đã hòa bình rồi, không ai mong muốn có cuộc chiến, có chuyện tương tàn, chết chóc. Những gì có thể làm để đóng góp cho sự phồn thịnh của đất nước Việt Nam thì chúng ta nên làm. Còn những người đâu đó vẫn còn chống đối Nhà nước, nuôi hy vọng làm sụp đổ Nhà nước thì họ chỉ ở trong bóng tối, không còn ai theo và nghe họ nữa.
Sớm muộn họ sẽ biến mất, chỉ còn lại chúng ta, những người thật tâm với đất nước, nghĩ về đất nước, nên chúng ta cố gắng xây dựng một tầng lớp con cháu của chúng ta, đó là những người thật sự có thể đóng góp. Mong mỏi thế hệ trẻ sẽ làm được những gì tốt đẹp hơn cho Việt Nam. Việt Nam hôm nay không còn là Việt Nam của 45 năm trước, và không còn chiến tranh. Hiện nay chúng ta đã là một nước độc lập, một nước hòa bình, đã làm rất nhiều điều tốt đẹp. Tôi là người từ ngày đầu đã làm những việc chống đối Nhà nước, và ngày hôm nay tôi phải nhìn vào thực tế, thực trạng của đất nước. Tôi đã thay đổi, đã về Việt Nam cố gắng góp phần xây dựng, làm những gì mình có thể làm được trong tầm tay của mình. Tôi cũng muốn giây phút này kêu gọi mọi người Việt Nam mình hãy gác lại quá khứ để ngồi lại. Ðương nhiên ai cũng có hoàn cảnh riêng của mình, của gia đình. Song mình phải tiến về tương lai, đừng nghĩ quá khứ nhiều quá. Mình hãy ngồi lại để tránh bớt những đau khổ, tương tàn, anh em một nhà mà cứ bất hòa hoài thì sẽ không làm được gì hết.
Phong Nguyễn (người Mỹ gốc Việt, hiện sinh sống tại bang Phlo-ri-đa - Mỹ):
Tôi sinh ra tại một vùng chiến sự khốc liệt. Ðó là tỉnh Phước Long, một tiền đồn gần biên giới Cam-pu-chia. Hồi đi học, hằng ngày tôi đều chứng kiến chuyện bom đạn, chết chóc. Gia đình tôi là nạn nhân của cuộc chiến khốc liệt. Tuổi thơ của tôi chơi với súng đạn. Chung quanh tôi là súng đạn, lính tráng, đánh nhau. Nên khi hòa bình tôi rất mừng, vì mình được an toàn. Ðối với riêng tôi, 30-4 là ngày hòa bình, không còn chiến tranh. Nhưng tưởng là hòa bình thì vẫn chưa được hòa bình, vẫn còn hai cuộc chiến khắc nghiệt nữa mà tôi là người chứng kiến. Một giai đoạn khó khăn rồi cũng qua đi. Rồi đất nước mở cửa, cuộc sống đỡ vất vả hơn, chúng tôi từ gian khổ đi lên, bươn chải từ những việc nhỏ nhất, cực khổ nhất, rồi cũng qua. Khi qua bên Mỹ, tôi mới thấy nổi lên một vấn đề là tình trạng chống cộng cực đoan.
Nguyên nhân vì đâu? Ở Việt Nam hầu như người ta chỉ lo làm ăn, kiếm tiền sinh sống, nuôi con cái ăn học đàng hoàng và đóng góp cho xã hội. Họ không nghĩ người bên đây, người bên kia. Cộng đồng người Việt sau khi qua Mỹ, có cách yêu nước rất ngây thơ, hồn nhiên. Giống như một thị trường, từ việc đáp ứng "nhu cầu yêu nước" đó mới đẻ ra một số nhóm, một số người làm gì đó để phục vụ nhu cầu này. Họ coi đó là công việc kiếm tiền sinh sống. Với họ, chính trị là một nghề, họ làm trầm trọng vấn đề, họ nâng quan điểm để có việc làm. Họ cố tạo thị trường càng lúc càng lớn để buôn, để có tiền. Nhưng tôi tin chắc nghề đó sẽ ngày càng mai một, không sống được lâu. Nếu chịu khó suy nghĩ một chút, trắng đen sẽ rõ ràng. Mỗi năm có hàng trăm nghìn, hàng triệu người Việt ở hải ngoại về nước, không cần nói gì nhiều.
Ðừng bao giờ trông chờ sự giúp đỡ nào hết, chỉ chúng ta mới thương chúng ta thôi. Chúng ta làm tốt thế giới sẽ ủng hộ chúng ta. Ðảng, Nhà nước Việt Nam hiểu rất rõ điều này. Chúng ta cần đứng lên đôi chân của chính chúng ta. Chính quyền đã có các phương sách phù hợp từng giai đoạn lịch sử. Ðất nước chúng ta đã phải hứng chịu chiến tranh khốc liệt. Bởi vậy giá trị hòa bình với người Việt Nam là to lớn lắm. Ðất nước hiện đang phát triển tốt về mọi mặt. Tôi cũng mong sự phát triển sẽ ngày càng tốt hơn, mối đoàn kết giữa người Việt trong nước và nước ngoài cũng càng ngày càng tốt hơn. Ðể chúng ta luôn là một cộng đồng lớn mạnh, để có niềm vinh dự khi nói với người nước ngoài về người Việt Nam.
Phạm Nguyễn (Nhân dân/Lược ghi)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X