(Tindautruongdanchu)-Ngày 21/6 hàng năm được gọi là ngày báo chí
Cách mạng Việt Nam. Nhân sự kiện kỷ niệm 95 năm ngày thành lập, trong thời gian
qua một số tài khoản Facebook trên trang chủ Việt Tân đăng các tin bài đưa ra
các luận điệu chống phá, xuyên tạc phủ nhận vai trò hoạt động của báo chí nước
nhà.
Sao phải khóc thương cho kẻ phản bội lại chính dân tộc mình!
- Quân đội nhân dân Việt Nam không thể 'trung lập hóa về chính trị'
- Không thể xuyên tạc quy trình xây dựng pháp luật Việt Nam
- Lễ ra mắt Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh: Những bình luận 'vội vàng' có dụng ý xấu
- Tự do tôn giáo ở Việt Nam: Cần cái nhìn khách quan và thông tin kiểm chứng
Tài khoản Facebook có tên Nhạc sĩ Tuấn
Khanh đưa bài: “Ngày 21-6 hoàn toàn không
đủ tư cách để thay mặt cho cả nền báo chí nước nhà”. Tác giả này lập luận: “tờ Thanh Niên so với những bậc tiền bối của
báo chí Việt ngữ ra đời muộn hơn và thật lòng mà nói ngoài chuyện chính trị và
việc đóng góp mở mang nghề nghiệp không thể bì được các tờ hàng đầu như Gia Định
Báo…” và “mọi vấn đề của các tờ báo
như Cứu Quốc, Nhân Dân đều xoay quanh trục tuyên truyền chính trị của Đảng Cộng
sản”. Bài viết này tiếp tục đưa ra các luận điệu xét lại: Công lao cho
khuynh hướng và sự phát triển của báo chí Việt nam không thể kể đến các tờ báo
khởi xướng ban đầu như Gia Định Báo, Nam Phong tạp chí…Lấy ngày ra đời số báo
Thanh Niên đầu tiên làm ngày báo chí là chưa đúng vì tác giả là Lý Thụy (một bút
danh của chủ tịch Hồ Chí Minh) là tên Trung Quốc, không phải tên Việt Nam, số
báo ra không đều đặn và giống như truyền đơn thì không được gọi là báo chí. Tác
giả này tiếp tục xướng tên Trương Vĩnh Ký như một học giả vĩ đại có công lớn
trong hoạt động báo chí.
Đứng trước vấn đề này, chúng ta cần có nhìn nhận đánh giá chính xác vị
trí vai trò của báo chí, hoạt động tuyên truyền của báo chí trong sự nghiệp chung
của cả dân tộc. Kiên quyết với các luận điệu xét lại, xuyên tạc ngày báo chí
Cách mạng Việt nam.
Thủ đoạn đòi xét lại 'Ngày báo chí Việt Nam' của Tuấn Khanh
Ngược dòng lịch sử
tháng 2-1985, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định số 52 lấy ngày ra số đầu
tiên của báo Thanh Niên làm ngày báo chí Việt Nam (21-6-1925) nhằm nâng cao vai
trò của báo chí, thắt chặt mối quan hệ của báo chí với công chúng. Đây là ngày
lễ không chỉ của riêng giới báo chí mà còn là ngày lễ của cả nhân dân cả nước
vì báo chí là sự nghiệp của toàn dân. Và đến ngày 21-6-2000 Bộ chính trị đồng ý
đổi tên Ngày báo chí Việt Nam thành ngày báo chí Cách mạng Việt nam. Như Vậy lấy
tên ngày thành lập báo chí Cách mạng Việt Nam được Bộ chính trị Ban Bí thư quyết
định, chính đáng và hợp lệ đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng
nhân dân và không phải phục vụ lợi ích của một cá nhân hay tổ chức nào như Việt
Tân lên giọng.
Thứ hai: trong từng giai đoạn của đất nước, báo chí có nhiệm vụ
riêng, không phải chỉ phục vụ cho mục đích chính trị của một tổ chức, cá nhân
nào, mà đại diện cho đông đảo quần chúng nhân dân. Trước năm 1975; Báo chí phục vụ tích cực đấu tranh giành độc lập cho đất
nước, cổ vũ tinh thần chiến đấu của đông đảo quần chúng nhân dân. Từ năm 1975 đến
nay: Báo chí tiếp tục phát huy vai trò trong cuộc đấu tranh chống tham
nhũng, chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội, báo chí cả nước đã phát huy vai trò
xung kích, thể hiện rõ chức năng giám sát của nhân dân.
Thứ ba: khi sáng lập ra tờ Thanh Niên, chủ tịch Hồ Chí Minh đang
hoạt động ở Trung Quốc, dưới sự truy lùng gắt gao của thực dân Pháp, để hợp thức
hóa Người đã sử dụng Bút danh Lý Thụy là tên tiếng Trung, thông qua đó để tuyên
truyền, đấu tranh cho dân tộc. Khác với các báo như Gia Định Báo, Nam Phong tạp
chí…chỉ phục một bộ phận cá nhân và tổ chức, hô hào văn hóa Pháp mà không dương
cao ngọn cờ đấu tranh. Nhưng báo Thanh Niên đã mở ra một dòng báo chí mới:
báo chí cách mạng Việt Nam. Từ khi có báo Thanh Niên, báo chí Việt Nam mới
giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và
chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ
nghĩa xã hội. Do ý nghĩa đó, việc quyết định lấy ngày 21 tháng 6 hằng năm làm
Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí,
thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng được sự đồng thuận của cả dân
tộc là hết sức đúng đắn và sáng suốt.
Thứ tư: tài khoản facebook Tuấn Khanh xét lại đòi
hỏi công lao thuộc về Trương Vĩnh Ký, đòi hỏi ngày báo chí phải kể đến ngày ra
đời Gia Định Báo. Cần biết rằng với tư tưởng ủng hộ hết mình cho thực dân Pháp, Trương Vĩnh Ký đã thành lập tờ báo quốc ngữ đầu tiên mang tên là Gia Định Báo phục vụ cho thực dân
Pháp. Trương Vĩnh Ký được kết nạp làm thành viên thứ 18 của hội "Savants
du Monde", một hội gồm nhiều nhà khoa học, văn học Pháp nhưng tài khoản
trên lại cho rằng ông "đứng thứ 18 trong các đại văn hào thế giới",
nhưng thực ra "Savants du Monde" chỉ là tên gọi khoa trương, về bản
chất đây là một hội tự lập mang tính giao lưu cá nhân và thành viên chỉ toàn
người Pháp mà thôi. Gia Định Báo tuy là một báo Quốc ngữ song không phục vụ lợi
ích của đông đảo quần chúng dân dân, ngược lại phục vụ lợi ích của thực dân
Pháp. Do đó việc xét lại đòi hỏi ngáy Báo chí Việt Nam thuộc về công lao các
tác giả và tác phẩm trên là hết sức vô lý.
Trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch tiếp
tục tuyên truyền chống phá đòi xét lại trên các lĩnh vực trong đó có báo chí.
Người làm báo nói riêng và nhân dân Việt Nam vẫn luôn tin tưởng vào Báo chí
Cách mạng, phát huy tốt vai trò trong thời kỳ hội nhập và đổi mới, báo chí tiếp tục tuyên truyền,
phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh nguyện vọng chính
đáng của các tầng lớp nhân dân. Báo chí đã quảng bá hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế. Đồng thời báo chí cũng là vũ khí sắc bén chống lại các thế lực thù địch
của cách mạng, đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ lợi ích của nhân dân.
Thế Trường