(Tindautruongdanchu)-Những ngày qua, tại kỳ họp thứ 9, quốc hội khóa XIV từ (20/5/2020
– 18/6/2020) trong đó có nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu
quốc hội đối với các cơ quan bộ máy hoạt động của Nhà nước. Trước bài phát biểu
của đại biểu Phạm Hồng Phong là thẩm phán cao cấp, chánh án tòa án nhân dân
tình Hậu Giang, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội thì trên các trang mạng xã
hội của các tổ chức phản động như “Việt Tân”, đang đẩy mạnh chống phá, xuyên tạc
câu nói của đại biểu Phạm Hồng Phong “hiện nay rất nhiều
thế lực phản động đang chống phá Đảng, Nhà nước, đòi tam quyền phân lập nên
phải hết sức cảnh giác”.
Vì sao linh mục Đặng Hữu Nam bị dừng mục vụ
- Điệp khúc 'đàn áp tự do tôn giáo' trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
- Sự thật cái gọi là 'Góp ý tâm huyết'
- Chống phá Đại hội XIII của Đảng: Lợi dụng góp ý, phản biện để gây nhiễu loạn!
- Thái độ sai trái của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ không làm giảm uy tín của Việt Nam và ngăn cản mối quan hệ Việt - Mỹ
Trên các trang cá nhân như facebook Việt Tân một số phần tử phản
động, chống Đảng, Nhà nước và Nhân dân, như bài
viết của FB Phạm Minh Vũ tập trung bình luận bài phát biểu của ông Phạm Hồng
Phong, chúng đã xoáy sâu vào một ý nhỏ của cả bài phát biểu để chống phá, xuyên
tạc đó là “hiện nay rất nhiều thế lực phản động đang chống phá Đảng,
Nhà nước, đòi tam quyền phân lập nên phải hết sức cảnh giác”.
Trang việt tân lại 'cào phím' xuyên tạc vô lối
Trong khi nội dung bài phát biểu của đại biểu Phạm Hồng
Phong đã được phát trực tiếp trên truyên hình và báo Thanh Niên đã đang lại
nguyên văn trên mạng xã hội: “khi
xét xử thì hội đồng xét xử phải dựa vào hồ sơ, có những vụ án hồ sơ là cả xe ô
tô, phải kiểm tra chứng cứ qua lời khai, tranh tụng tại phiên tòa, rồi mới đưa
ra được phán quyết đúng đắn. Chúng ta không nên chỉ qua một vài trang giấy,
cũng như một vài bình luận của báo để đưa ra nhận định thì thiếu cơ sở, hiện
nay rất nhiều thế lực phản động đang chống phá Đảng, Nhà nước, đòi tam quyền
phân lập nên phải hết sức cảnh giác”.
Chúng xuyên tạc rằng: trong bối cảnh ngành
Tư pháp VN bộc lộ rõ nhiều lỗ hổng khi nhiều vụ án cho thấy có dấu hiệu oan
sai, trong đó điển hình như Hồ Duy Hải, Lương Hữu Phước, Lê Ngọc Hoàng lái xe…bị
dư luận chỉ trích gay gắt. Trong đó, “nguyên nhân chính ai cũng thấy rõ là VN
không có Tam quyền phân lập nên mới nhiều oan sai, và nhiều ý kiến bày tỏ VN
nên tiến tới phá bỏ mô hình độc tài đảng trị để xây dựng một thiết chế mới”.
Trước hết, cần khẳng định rằng, những luận điệu của các phần tử
phản động đăng tải trên mạng xã hội của Việt Tân (FB Phạm Minh Vũ) là chưa chính xác, có sự bịa đặt, phân tích làm sai lệch bản
chất của bài phát biểu, nếu chúng ta không kiểm chúng thông tin các trang mạng
này sẽ dẫn đến mô hồ, mất cảnh giác, dẫn đến ngộ nhận và cổ súy cho những quan
điểm sai trái, phản động, xuyên tạc của chúng. Các nguyên nhân mà chúng đưa ra
đa lộ rõ mục đích chống phá Đảng, chính quyền Nhà nước ta, đòi chia rẽ quyền
lực Nhà nước “Mục đích đòi tam quyền phân lập” để dễ bề chống phá chế độ ta. Trong
bài bài phát biểu ông Phạm Hồng Phong đa nói rõ quy định của Hiến pháp nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều tai khoản 3, điều 2: “Quyền
lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa
các cơ quan Nhà nước trong việc lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
Như vậy, sự khẳng định của các trang mạng xã hội là:
“Ở VN thì chẳng có tam quyền phân lập khi tất cả đều đứng dưới
sự lãnh đạo tuyệt đối toàn diện của Đảng, chỉ tính riêng tư pháp mà đảng nắm
quyền điều tra, đảng chỉ đạo quyền công tố và xét xử cũng là đảng luôn thì làm
sao khách quan được” là không chính xác, bởi Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm
quyền, đã được quy định tại điều 4, Hiến pháp năm 2013 “đội
tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác –
Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ
chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Điều đó đã khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước và xã hội, song mọi hoạt động của Đảng đều phải tuân thủ theo quy định
của pháp luật, không có chuyện Đảng đứng trên pháp luật, thao túng mọi việc như
“Đảng nắm quyền điều tra, Đảng chỉ đạo quyền công tố” là
không đúng, bịa đặt sai trái. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước tuân theo quy định của
pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước rất rõ ràng như: cơ quan lập pháp
là Quốc hội; cơ quan hành pháp là Chính phủ; cơ quan tư pháp là Viện kiểm soát,
tòa án. Ba nhóm quyền lực này đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định
của pháp luật Việt Nam, cụ thể tại khoản 3, điều 2 quy định:
“Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền
lực giữa các cơ quan Nhà nước trong việc lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mọi
hoạt động của Đảng và Nhà nước đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì cuộc sống
của nhân dân.
Thế Minh