Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, June 16, 2020 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Lý giải về tính thiếu khách quan, có chủ đích 'quy chụp' về tự do tôn giáo ở Việt Nam do Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ (USCIRF) lại công bố cái gọi là “Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới 2019” thì có thể thấy ngay những căn cứ dễ nhận ra âm mưu này. 


Luật sư Đặng Đình Mạnh lại cố tình 'ngụy biện lập lờ' vụ Đồng Tâm


Theo quan điểm của tác giả Tư Nguyên đăng trên báo Thời nay thì: Có điều gì đó thiếu logic và khiến liên tưởng tới “tiêu chuẩn kép” trong việc vào đúng thời điểm nước Mỹ cần xem xét một số vấn đề liên quan nhân quyền qua cái chết của hàng trăm nghìn người vì đại dịch Covid-19 và các hệ lụy tiêu cực xảy ra từ sự kiện người da mầu G. Floyd bị cảnh sát giết hại, thì ngày 10-6-2020, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ (USCIRF) lại công bố cái gọi là “Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới 2019” (Báo cáo); và tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 11-6-2020, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho rằng, dù có đề cập các thành tựu và tiến triển của Việt Nam trong việc bảo đảm, thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam, nhưng Báo cáo: “vẫn có những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng”!


RFA không thể 'chậm chân' loan tải với 'ngòi bút' tô vẽ đậm đà hơn,....



Xét trong tính liên tục của các báo cáo về tình hình tự do tôn giáo thế giới do USCIRF công bố hằng năm, có thể thấy dù có nhiều cuộc làm việc, khảo sát trực tiếp ở Việt Nam, được Việt Nam cung cấp tài liệu cụ thể, chính xác, nhưng những người soạn thảo các báo cáo vẫn sử dụng rất nhiều tin tức do thế lực thù địch, thiếu thiện chí bịa đặt để vu cáo, vu khống, xuyên tạc vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam, và dựa vào đó để đánh giá. Trong các nội dung đó nổi lên một vấn đề là các báo cáo không phân biệt (hay cố tình không phân biệt?) sự khác nhau về bản chất giữa người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo với người lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để truyền bá mê tín, dị đoan, chống phá chính quyền. Như trường hợp Nguyễn Năng Tĩnh mà Báo cáo đề cập chẳng hạn. Tại phiên xét xử sơ thẩm tiến hành cuối năm 2019, sau đó là phiên xét xử phúc thẩm tiến hành đầu năm 2020, với bằng chứng rất cụ thể và đầy đủ, Tòa án Nhân dân đã chứng minh Nguyễn Năng Tĩnh thông qua trang Facebook cá nhân đã viết nhiều bài có nội dung xuyên tạc bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, xúc phạm chính quyền nhân dân, chống phá chế độ… Vì thế Nguyễn Năng Tĩnh đã phạm tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và đã bị tuyên phạt mức án 11 năm tù, quản chế 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt. Qua đó phải khẳng định Nguyễn Năng Tĩnh bị tuyên phạt án tù vì có hành vi vi phạm pháp luật, chứ không phải vì anh ta là công dân theo Thiên chúa giáo. Đáng tiếc, vì không có sự phân biệt rành mạch như vậy, nên Báo cáo đã đưa ra thông tin sai lạc và quy kết thiếu thiện chí.
Tuy nhiên, các đánh giá sai lạc đó không phủ nhận được kết quả thiết thực từ chính sách nhất quán của Việt Nam khi khẳng định tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo của công dân luôn được bảo đảm trên thực tế… Quá trình Đảng, Nhà nước hoàn thiện hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo với 26 triệu công dân (27% dân số) là tín đồ theo các tôn giáo khác nhau; những ngày lễ tôn giáo tầm cỡ thế giới được tổ chức; hàng nghìn nhà thờ, đền chùa được tu bổ hoặc xây mới,… là bằng chứng cụ thể minh chứng về sự thật này. Và USCIRF nên dựa vào đó để đánh giá cho thật sự khách quan.
Lý giải về những sai trái do Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ (USCIRF) lại công bố cái gọi là “Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới 2019” theo tác giả Đặng Tài Tính đăng trên cổng thông tin của Ban tôn giáo Chính phủ thì:
Ngày 07/6/2019, Việt Nam đã trúng cử Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc với số phiếu cao kỷ lục 192/193, đứng đầu trong số 5 nước được bầu vào nhiệm kỳ năm 2020 - 2021. Kết quả này đã vạch trần bản chất thiếu thiện chí, hay xuyên tạc của một số tổ chức, trong đó có Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF).
Trong thông điệp nhân dịp Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi lời cảm ơn đến các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã ủng hộ, tín nhiệm bầu Việt Nam lần thứ hai giữ trọng trách này; đồng thời coi đây là sự ghi nhận quan trọng và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và đóng góp xứng đáng của Việt Nam vào công việc quốc tế và khu vực, thể hiện vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nếu Việt Nam vi phạm nhân quyền như những kẻ bịa đặt rêu rao thì liệu có quốc gia nào bầu và mặc dù trước thời gian bầu Ủy viên không thường trực HĐBA họ lu loa, xuyên tạc về tình hình nhân quyền, tôn giáo nhưng Việt Nam vẫn trúng với số phiếu cao hơn tất cả? Ngày 29/4/2019, USCIRF diễn lại trò công bố cái gọi là “Phúc trình thường niên về tự do tôn giáo thế giới”, trong đó đã đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Nói lại diễn trò vì đã mấy chục năm nay, USCIRF luôn giữ thái độ thù địch với Việt Nam mặc dù chúng ta đã rất thiện chí, tạo điều kiện thuận lợi cho vào tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Là người được giao nhiệm vụ đi cùng USCIRF làm việc với một số cơ quan Trung ương và địa phương, xin nêu mấy điểm khi đoàn này vào Việt Nam năm 2007 và 2009. Năm 2007, ta đã thấy rõ bộ mặt của tổ chức này nhưng cũng xác định, USCIRF vào cũng không thể nói xấu Việt Nam hơn nữa. Năm 2009, ta tiếp tục cho USCIRF vào đã thể hiện thói xấu lố bịch khi trắng trợn liên hệ với những nhân vật mà họ phịa ra là “bất đồng chính kiến”, “tù nhân lương tâm”,… và có những hoạt động lén lút mà lúc đó chúng tôi đã nói rõ không xứng đáng với một đoàn đến từ một quốc gia thường tự cho mình là văn minh. Trong buổi tiếp USCIRF, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lúc đó đã thể hiện rõ thái độ trước sự ngạo mạn của một vài thành viên trong đoàn: Tôi nói để các ngài biết, người Mỹ không có tư cách nói về nhân quyền. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do đế quốc Mỹ gây ra đã làm hàng triệu người dân vô tội bị chết, hơn 300.000 bộ đội hiện chưa tìm được hài cốt, gần 4 triệu người bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin,… Đến đâu, USCIRF cũng “lên mặt” về nhân quyền, tự do tôn giáo! Tuy nhiên khi tận mắt chứng kiến, họ đã không thể phủ nhận được thực tế tốt đẹp ở Việt Nam. Trong báo cáo lần này, USCIRF tiếp tục lải nhải: “Vấn đề tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam vẫn bị xuống cấp nghiêm trọng; Chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp tôn giáo, thường bắt giữ những người biểu tình ôn hòa để đòi hỏi tự do tín ngưỡng và tự do thờ phụng, trong đó có những nhà hoạt động cho tôn giáo và nhân quyền; nhiều tổ chức tôn giáo không được Chính phủ công nhận và không được cấp giấy phép sinh hoạt, điển hình như Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất và vị lãnh đạo tinh thần là Hòa thượng Thích Quảng Độ…”. Thật là trơ trẽn!

Những năm gần đây, các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch với đầy thủ đoạn tăng sức ép, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để tiến tới quốc tế hóa vấn đề tôn giáo, âm mưu can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Việt Nam... Chúng xúi giục, kích động số phần tử phản động trong tôn giáo người Việt ở nước ngoài tổ chức một số cuộc mít tinh, biểu tình đưa ra những yêu sách đòi Việt Nam thực thi cái gọi là “quyền tự do tôn giáo”. Được sự chỉ đạo và hỗ trợ của các thế lực thù địch, một số chức sắc tôn giáo cực đoan trong nước đã viết và tán phát nhiều tài liệu đi ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận những thành quả cách mạng mà nhân dân Việt Nam đã giành được qua các cuộc kháng chiến của dân tộc. Những hoạt động thâm hiểm, xảo quyệt chống phá Việt Nam nhằm kích động, chia rẽ người theo tôn giáo với Đảng, Nhà nước, gây bất hòa giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, làm phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân và lợi ích chung của dân tộc.

Thế giới đều biết rằng, Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Hằng năm, có hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo từ cấp quốc gia đến địa phương, các tín đồ tôn giáo tự do thực hiện các nghi lễ của tôn giáo mình. Hiện có 42 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân với khoảng 25,3 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số, 60.799 chức sắc, 133.662 chức việc, 27.916 cơ sở thờ tự… có 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo. Các tổ chức tôn giáo được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi tham gia hoạt động xã hội hóa về y tế, giáo dục; đã thành lập hơn 450 cơ sở y tế, 270 trường mầm non; hỗ trợ chăm sóc 11.800 đối tượng bảo trợ xã hội. Các tôn giáo có 12 báo và tạp chí về lĩnh vực tôn giáo được xuất bản, hầu hết các tổ chức tôn giáo đều có website riêng. Chỉ tính trong bốn năm (2015 - 2019) đã có hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu đĩa CD, DVD bằng nhiều loại ngôn ngữ. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được tổ chức thành công ở Việt Nam như Đại lễ Vesak LHQ  2014, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành 2017. Từ ngày 12 -14/5/2019, Đại lễ Vesak LHQ 2019 được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với sự  tham dự của Tổng thống Myanmar, Phó Tổng thống Ấn Độ, Thủ tướng Nepal, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó Tổng Thư ký LHQ, bộ trưởng một số nước và gần 60 đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và có 1.500 đại biểu quốc tế, 20.000 đại biểu trong nước với khoảng 398 bài tham luận bằng tiếng Anh, 110 tham luận bằng tiếng Việt.

Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của người dân, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định nhất quán quan điểm: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật”. Điều 24, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Bên cạnh đó, các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân còn được cụ thể hóa trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Đất đai, Luật Giáo dục… và tạo mọi điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu tinh thần trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân cũng như người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

Trong báo cáo còn nêu ra Thích Quảng Độ? Đây chỉ là cái thây ma chính trị đã có nhiều hoạt động không phù hợp với nhà tu hành và không cần nói đến vì tất cả những việc làm của ông Thích Quảng Độ đều là mạo xưng, không có giá trị pháp lý, trái với Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trái với pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Những nội dung USCIRF đưa ra về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, chỉ là những luận điệu phiến diện, phản ánh sai lệch tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tại cuộc họp báo chiều ngày 9/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về việc Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ vừa qua ra báo cáo về tình hình tôn giáo tại Việt Nam, Người Phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Báo cáo của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ đã ghi nhận những thành tựu và tiến triển trong công tác bảo đảm và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam nhưng đáng tiếc trong báo cáo vẫn còn một số đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt  Nam. “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế. Thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt việc thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được bảo đảm với hàng nghìn lễ hội, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm. 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24,3 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân số;...”

Chúng ta còn nhớ, trước chuyến thăm chính thức Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, những kẻ chống đối đã lên kế hoạch gây cản trở bằng những  cái gọi là “kế hoạch”: lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền, không bảo đảm tự do tôn giáo, tự do báo chí, lập hội… nhằm tác động để chính quyền Mỹ tăng áp lực và các biện pháp trừng phạt, hy vọng tạo ra rào cản ngăn trở quan hệ hai nước cũng như thành công của chuyến thăm nhưng âm mưu của họ bị thất bại trước những kết quả tích cực của hội đàm, Tuyên bố chung và các văn kiện khác khẳng định thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, trong đó nhấn mạnh các vấn đề về nhân quyền, tôn giáo, từng bước thu hẹp các khác biệt. Họ lại bày các thủ đoạn khác gia tăng các bài viết dưới mũ nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí, lập hội và bóp méo kết quả chuyến thăm. Khi Việt - Mỹ đạt được những kết quả tích cực như trên thì những kẻ chống đối lâu nay vẫn bấu víu vào chuyện dân chủ, nhân quyền lại cảm thấy hoang mang, lo lắng, trò lố bịch chống phá càng trở nên khôi hài. Tốt nhất USCIRF và những thế lực xấu hãy chấm dứt trò hề chống Việt Nam vì đã quá lỗi thời và không thể làm xấu được hình ảnh một Việt Nam ngày càng có vị thế cao trên trường quốc tế, càng không thể ngăn cản mối quan hệ Việt - Mỹ ngày càng phát triển tốt đẹp.

Cuộc đấu tranh chống âm mưu và hoạt động lợi dụng nhân quyền, tôn giáo vẫn là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân ta. Để đập tan những âm mưu, thủ đoạn phản động, trước hết phải nhận thức rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề nhân quyền, tôn giáo để nâng cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không được lơ là, kịp thời đấu tranh hiệu quả với mọi âm mưu và hoạt động chống phá của chúng./.

Đặng Quyên (TH)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X