(Tindautruongdanchu)-Đợt dịch trước
không có người chết thì bảo che giấu thông tin, không minh bạch. Giờ có người
chết ghi thông tin tiểu sử bệnh thì phản đối bảo đừng ghi chi tiết bệnh tật của
họ làm gì. Rồi có người so sánh với nước ngoài: kiểu như ở Mỹ có người chết họ
chỉ nói tử vong vì covid, thế thôi. Nói tóm lại không có người chết hay có người
chết thì một cơ số người vẫn nói Chính Phủ VN đang biện minh và không trung thực,
người dân không có tiền nên ko được cứu…
Vụ đề xuất gắn chíp thẻ CCCD: Không khuất tất, mờ ám thì sao phải phản đối?
- Bài 4: Không thể lấy tiêu chí nhân quyền của nước này áp đặt cho nước kia
- Phê phán những nhận thức lệch lạc, luận điểm sai lầm về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
- Bài 1: Nhận diện một số tổ chức chống cộng giả danh 'xã hội dân sự'
- Những ‘con sâu dân chủ’ lại tái diễn thủ đoạn gây hoang mang về phòng, chống dịch Covid-19
Hay trang fanpage “Thanh niên Công giáo” (giả mạo đại diện Người
Công giáo) đăng tải thông tin sai sự thật, công kích, hạ bệ hình ảnh các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch. Các đối tượng
phản động, chống đối sử dụng các trang web có máy chủ đặt ở nước ngoài; khai
thác các tính năng bình luận, chia sẻ, livestream; thăm dò ý kiến dư luận qua
mạng xã hội; tạo các bài viết mang tính giật gân, gây sốc để thu hút sự chú ý,
quan tâm của dư luận. Bằng nhiều cách, các đối tượng lợi dụng tình hình dịch
bệnh xảy ra tại Việt Nam để vu cáo với các luận điệu: Việt Nam thiếu minh bạch
trong tình hình dịch bệnh; che giấu số lượng ca nhiễm bệnh, tử vong; lan truyền
các tài liệu sai sự thật về dịch bệnh COVID-19...
Nỗi vất vả của các y, bác sĩ và quân nhân nơi tuyến đầu phòng, chống dịch nhưng vẫn có kẻ ăn không ngồi rồi cào phím chê bai, xuyên tạc, vu khống
Hoặc một kiểu so sánh khập khiễng để vu cáo:
Sau khi xảy ra một số ca tử vong có liên
quan COVID-19, nhiều đối tượng đã so sánh với ca bệnh 91 (bệnh nhân người Anh,
đã được chữa khỏi), từ đó đặt câu hỏi về “mức độ quan tâm” chữa trị giữa người
trong nước và nước ngoài. Mục đích hòng đánh lận sự thật, cho rằng ca bệnh khó
như 91 còn chữa được, tại sao lại để một số ca bệnh trong nước tử vong. Đây là
kiểu so sánh rất khập khiễng, đánh vào tâm lý người đọc, nếu thiếu tỉnh táo sẽ
bị dẫn dắt theo ý đồ chống phá của kẻ xấu.
Theo quan điểm của tôi thấy thế này,
chúng ta không chủ quan nhưng đừng có thả những câu vô trách nhiệm như vậy để
phủi đi công lao của bao nhiêu y bác sĩ, các chiến sĩ đang chiến đấu, đang hi
sinh,… Nếu không có họ thì cũng chẳng có mấy tháng êm đềm vừa rồi để mọi người
thoải mái hít thở bầu không khí quen thuộc mà không phải dùng tới khẩu trang và
… chém gió rất khỏe đâu.
Thử nhìn sang các nước khác như Mỹ chẳng
hạn mặc dù đã tuyên bố là chết vì covid chả ghi liên quan gì đến bệnh nền nhưng
họ vẫn chủ quan, vẫn “dẫn đầu” về nhiều con số trong đại dịch đấy! Chúng ta muốn
mình giống họ sao?
Trên thế giới ví dụ ở thời điểm này họ
cũng chỉ nhìn thấy VN chết 27 ca vì covid chứ họ đâu có quan tâm đến tiểu sử bệnh
tật của các ca tử vong ấy làm gì.
Tuy nhiên với người dân trong nước thì
Chính phủ một mặt vẫn đề cao tinh thần chống dịch như chống giặc mặt khác vẫn
đưa thông tin đầy đủ, chính xác để người dân không quá hoang mang về tình hình
dịch bệnh cũng như tin tưởng vào nền y học nước nhà lại là điều cần thiết.
Ổ dịch tại bệnh viện Đà Nẵng toàn người
bệnh nặng, nhiều người cao tuổi, hệ miễn dịch kém kèm mắc thêm covid thì thực sự
là khó cứu nên ghi rõ ra để người dân hiểu, vậy thôi. Và chốt lại có đưa chi tiết
tiểu sử bệnh như thế nào thì vẫn tính là ca tử vong vì covid.
Thiết nghĩ mọi người
nếu chưa có vật chất để ủng hộ thì có thể động viên về tinh thần. Chứ đừng dùng
những lời cay nghiệt mỉa mai để làm cả bản thân và những người đọc được phải
tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người khác.