Vừa qua, trang mạng RFA đăng bài viết “Bộ Công an “lấn sân” Bộ GTVT về qui định biển báo đường bộ?” với nội dung công kích lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam, xuyên tạc dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn Giao thông Đường bộ (TTAT) vừa được đề xuất. Dù được che đậy bằng những phát ngôn văn vẻ, RFA vẫn không thể che đậy mục đích thật sự của việc bôi nhọ ngành Công an và lực lượng Cảnh sát giao thông. Đó chính là mong muốn gây chia rẽ giữa hai Bộ Công An và Giao thông Vận tải.
Công bố về ca bệnh tử vong: Đừng cố tình ‘bắt bẻ’
- tất, mờ ám thì sao phải phản đối?
- Bài 4: Không thể lấy tiêu chí nhân quyền của nước này áp đặt cho nước kia
- Phê phán những nhận thức lệch lạc, luận điểm sai lầm về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
- Bài 1: Nhận diện một số tổ chức chống cộng giả danh 'xã hội dân sự'
Viện dẫn khá nhiều luận điệu, RFA – một trang mạng nước ngoài – dường như đang muốn chứng tỏ sự “uyên thâm” của mình về luật pháp Việt Nam. Đáng tiếc, những lời lẽ soi mói của trang mạng trên, ngược lại, đang bộc lộ một sự thiếu hiểu biết trầm trọng về hệ thống pháp luật nước ta. Điều này thể hiện qua việc RFA liên tục dùng những từ ngữ “chồng chéo”, “lấn quyền” mà không hề lý giải được luận điểm của mình về vấn đề pháp lý của các dự thảo được hai bộ đề xuất.
Luận điệu xuyên tạc của trang mạng RFA
Để hiểu rõ về dự thảo Luật TTAT, cần hiểu rằng hiện nay, tất cả quy định giao thông đường bộ đều thuộc bộ Luật Giao thông đường bộ (GTĐB), do Bộ GTVT soạn thảo, biên tập. Như vậy, Luật GTĐB không chỉ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hệ thống BHĐB (các biển báo, hạ tầng…), mà cả các quy tắc tham gia giao thông đường bộ, tức quy định cả về người tham gia giao thông và người điều khiển giao thông, tức CSGT.
Điều này đồng nghĩa luật GTĐB hiện tại vốn đang có sự giao thoa về chức năng và thẩm quyền giữa hai Bộ, khi trách nhiệm đảm bảo trật tự ATGT thuộc về Bộ Công an, nhưng các quy định về tham gia giao thông, cũng như chức năng và vị trí lắp đặt của các loại biển báo hiệu, lại chịu sự quản lý của Bộ GTVT. Về tổng thể, sự giao thoa như vậy phần nào gây khó khăn cho công tác điều hành giao thông, đảm bảo trật tự an toàn, khi bộ luật do Bộ GTVT soạn thảo cũng quy định về chức năng, nhiệm vụ của CSGT – lực lượng trực thuộc Bộ Công an. Hơn nữa, trên thực tế, đã có không ít những trường hợp biển báo giao thông bị trùng lặp, khó hiểu, hoặc được đặt ở những vị trí không hợp lý, gây khó khăn cho cả người tham gia giao thông lẫn lực lượng chức năng. Thời gian qua, việc khắc phục những bất cập trên thường mất nhiều thời gian, mà hơn hết gây lãng phí ngân sách cho việc di dời, điều chỉnh. Vì vậy, thực tế cho thấy việc ban hành bộ luật riêng biệt để tách biệt một cách rõ ràng nhất chức năng và nhiệm vụ của hai Bộ, tránh chồng chéo, gây khó khăn trong công tác quản lý, vận hành đường bộ, cả về người tham gia giao thông lẫn hạ tầng là điều cần thiết. Do đó, dự thảo luật TTAT được ra đời, cũng với mong muốn “gỡ rối” cho những vướng mắc nhiều năm qua. Bên cạnh đó, cùng lúc với dự luật TTAT, Bộ GTVT cũng trình Chính phủ dự thảo luật GTĐB sửa đổi theo hướng chuyên biệt hóa hạ tầng giao thông, cho thấy hai bộ đều đồng quan điểm về vấn đề phân chia vai trò, chức năng trong việc kiểm soát hoạt động giao thông tại nước ta.
Nhiều biển báo giao thông bất hợp lý luôn là vấn đề gây khó khăn cho công tác điều khiển giao thông đường bộ (Ảnh Zingnews)
Với đề xuất mới, Bộ Công an sẽ là cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hệ thống BHĐB, cũng như các quy tắc tham gia giao thông cho người dân. Bộ GTVT nhờ vậy, sẽ có thể chuyên tâm vào nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo trì, bảo vệ hạ tầng giao thông, trong đó có hệ thống BHĐB. Nói cách khác, Bộ GTVT sẽ đảm trách phần “hữu hình” của hệ thống giao thông đường bộ như cầu đường, vỉa hè, và các biển báo cụ thể… Về phần mình, Bộ Công an sẽ đảm nhận phần “vô hình”, bao gồm quy tắc tham gia giao thông và quy định của hệ thống biển báo, cho thấy một sự phân chia chức năng và thẩm quyền rõ ràng cho hai Bộ, đảm bảo tính đồng nhất trong việc ban hành, điều khiển giao thông cả nước.
Trong bài viết đầy chủ đích chia rẽ của mình, RFA cho rằng đây là hành động “lấn quyền” Bộ GTVT, ham muốn quyền lực của Bộ Công an, với luận điệu lực lượng CSGT muốn tăng quyền hạn để kiếm “nguồn thu” từ xử phạt vi phạm. Nhưng tác giả của bài viết có nhận ra rằng, khi chức năng quy định vị trí biển báo thuộc về người trực tiếp điều khiển, xử phạt giao thông, ai sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp khi xuất hiện những biển báo “nằm nhầm chỗ”? Nếu cho rằng CSGT sẽ lợi dụng quyền hạn để gây khó cho người đi đường, thì chẳng phải lực lượng này đang ‘lạy ông tôi ở bụi này’ hay sao? Quyền lợi luôn đi kèm với nghĩa vụ, khi dám đảm nhận vai trò có thể nói là rất phức tạp như ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hệ thống BHĐB, Bộ Công an cũng đã xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Không ai muốn “ôm đồm” phần việc của người khác, chỉ có tinh thần trách nhiệm, với người dân và với sự phát triển của đất nước, mới khiến một bộ ngành vốn đang đảm trách không ít trọng trách đề xuất đảm đương thêm nhiệm vụ khó khăn ấy.
Sự thống nhất, cùng chung tiếng nói giữa các bộ ngành để cùng nhau phát triển đất nước luôn là mong muốn lớn nhất của bất kỳ ai. Chỉ có những kẻ ngoài cuộc muốn “lấn quyền” thay người Việt Nam làm luật mới có những luận điệu chia rẽ đầy thù hằn cá nhân. Muốn biết ai là kẻ “lần quyền”, thiết nghĩ những trang mạng nước ngoài trước tiên nên nhìn vào chính mình.
Theo Hạnh Văn (canhco.net)