(Tindautruongdanchu)-Kỳ thi trung
học phổ thông quốc gia theo dự kiến diễn ra từ ngày 08/9/2020 đến ngày
10/8/2020 trong tình hình dịch Covid 19 đang quay trở lại đã là cơ hội cho nhiều
kẻ lợi dụng việc đề nghị xét tốt nghiệp thay cho kỳ thi để làm sai lệch ý
nghĩa, mục đích của kỳ thi, gây ảnh hưởng không tốt cho giáo viên, phụ huynh, học
sinh nhất là phụ huynh có con tham gia kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm
2020, lợi dụng để nói xấu Đảng và Nhà nước.
Nguyễn Lân Thắng là 'tay chân' của ‘hội anh em dân chủ’?
Nếu đọc lướt qua không ít người cho rằng đây là
một đề xuất của một phụ huynh có con tham gia Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia
do lo lắng trước diễn biến của dịch bệnh. Lo lắng dịch bệnh ảnh hưởng đến kỳ
thi, đến sức khỏe là điều tâm lý hoàn toàn bình thường. Và không chỉ có phụ
huynh, học sinh mà một số địa phương đã tính đến phương án có thể phải thay đổi
kế hoạch, lùi thời gian của kỳ thi hoặc nếu dịch diễn biến phức tạp hơn thì xét
tốt nghiệp để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh.
Tuy nhiên trong lời lẽ của tác giả lại chứa đựng nhiều tư tưởng xấu gây ảnh hưởng tiêu
cực đến kỳ thi THPT, lộ rõ bộ mặt lợi dụng vấn đề thi tốt nghiệp THPT để nói
xấu Đảng, Nhà nước.
Đối tượng chống phá lợi dụng góp ý để xuyên tạc ....
Thứ nhất tác
giả bắt đầu bằng những lời lẽ nói sai sự thật về kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
“quá cao”, “quá tốn kém nhân lực, tài chính”,
... Theo tôi, tác giả cần hiểu đúng về Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia. Kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia
đã thay thế hai kỳ thi đó là kỳ thi tốt nghiệp PTTH và thi đầu vào các trường
đại học cao đẳng với mục tiêu nâng cao chất lượng kỳ thi và giảm chi phí cho
nhà nước, cho nhân dân, giảm áp lực cho giáo viên, học sinh. Điều này thì ai
cũng nhận thấy. Trước kia thế hệ chúng tôi sau khi thi tốt nghiệp THPT thì phải
lên các thành phố lớn để tham gia ngay kỳ thi đại học. Ít nhất mỗi em học sinh
cũng phải có 1 đến 2 phụ huynh đi kèm, thuê chỗ ăn chỗ ở mất vài ngày rất tốn
kém, thời tiết mùa hè nắng nóng rất mệt mỏi. Với Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia như hiện nay, đã tiết kiệm được nguồn lực (sử
dụng giáo viên các trường THPT làm giám thị theo quy tắc coi thi chéo); học
sinh chỉ cần tham gia một kỳ thi ngay tại các khu vực lân cận trường cấp 3 mình
theo học như vậy không phải di chuyển quá xa tiết kiệm được chi phí đi lại,
nhân lực, …
Thứ
hai tác giả đã dùng từ ngữ sai về dịch Covit 19 gây hiểu lầm, chia rẽ. Ở Việt
Nam từ các cơ quan thông tin truyền thông quốc gia đến người dân đều dùng từ
ngữ thống nhất là dịch Covid 19 hay virut Corona không có cách gọi nào khác.
Tác giả bài viết còn nói sai sự thật về tình hình Covid 19 hiện nay ở nước ta.
Không thể phủ nhận là hiện nay tình hình Covid 19 đang diễn biến phức tạp trên
toàn thế giới trong đó có cả Việt Nam tuy nhiên đây là dịch bệnh nó chỉ ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, làm giảm tốc độ phát triển kinh tế chứ không “đe
dọa tới nền an toàn và an ninh quốc gia” như lời tác giả nói.
Thứ
ba tác giả đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Là một người công tác trong ngành giáo
dục, theo tôi việc đào tạo một học sinh cũng giống như một quá trình sản xuất,
trong đó bắt buộc phải có khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. Kì thi
THPT quốc gia chính là khâu kiểm tra cuối cùng của một công dân để đánh giá mức
độ “đạt chuẩn” trước khi bước vào xã hội, nó chính là đầu ra của giáo dục. Nếu
chúng ta bỏ qua khâu này hoặc làm một cách hời hợt thì chắc chắn chất lượng nền
giáo dục đất nước sẽ đi xuống rất nhiều. Đặc biệt là trong thực tiễn giáo dục
Việt Nam hiện nay, chúng ta rất cần một kì thi như kì thi THPT quốc gia đó là
một kì thi chung toàn quốc, chung đề, chung đợt, chung kết quả. Kết quả của kì
thi không chỉ là căn cứ quan trọng tạo nguồn tuyển cho các trường Đại học, Cao
đẳng mà còn là dịp để toàn xã hội có thể nhìn nhận lại chất lượng đào tạo, học
tập của học sinh trên nhiều khía cạnh khác nhau. Chỉ khi kỳ thi được tổ chức
thống nhất, với cùng đề thi chúng ta mới có cơ hội để so sánh, phân tích chất
lượng và kết quả giáo dục của địa phương này với địa phương khác từ đó dễ dàng
đưa ra các đánh giá, khuyến nghị để điều chỉnh chính sách cũng như phát hiện ra
các bất thường, tiêu cực. Qua các năm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Quốc gia đều
diễn ra an toàn và tiết kiệm được chi phí nên cần tiếp tục duy trì.
Kỳ
thi tốt nghiệp Quốc gia sắp diễn ra, vì vậy chúng ta nhất là các bậc phụ huynh,
học sinh cần tỉnh táo trước những thông tin không chính thống, sai lệch trên
mạng xã hội, theo dõi sát sao sức khỏe của bản thân, hạn chế tập trung chỗ đông
người. Cập nhật các thông tin chính thống để có kế hoạch ôn tập tốt đạt kết quả
cao trong kỳ thi.
Nguyễn Nhung