Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, August 11, 2020 , 0 bình luận

Ngày 31-7-2020, một nhóm chống cộng có tên gọi không liên quan tới tôn giáo là “tổ chức cứu người vượt biển” (BPSOS) đã trơ tráo điều phối một cuộc thảo luận trực tuyến về tự do tôn giáo ở Việt Nam với sự có mặt của đại diện Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế thuộc Quốc hội Mỹ (USCIRF), Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh Nguyễn Thái Hợp, đại diện hai nhóm không được pháp luật Việt Nam công nhận là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” và “Cao đài 1926, Hội thánh em”.

'Hàng triệu trái tim dang tay đón bạn trở về'!

Nhìn vào vai trò của BPSOS và số người tham gia rất dễ dàng nhận thấy cuộc thảo luận nhằm mục đích gì và trên thực tế, nhiều ý kiến xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam đã được đưa ra, trong đó có ý kiến xưng xưng cho rằng “Luật Tôn giáo của Việt Nam vi phạm Điều 18 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền”. 
Những gương mặt quen thuộc vẫn luôn xuất hiện trên các diễn đàn trên mạng xã hội trong buổi hội luận trực tuyến 


Tiếp cận Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (Tuyên ngôn) thật sự trung thực sẽ thấy từ Điều 1 đến Điều 18, Tuyên ngôn đề cập, khẳng định “những quyền và các quyền tự do cơ bản” của con người, trong đó Điều 18 có nội dung cơ bản là “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo...”. Song, sau khi nhấn mạnh “những quyền và các quyền tự do cơ bản”, Tuyên ngôn dành Điều 29 khẳng định: “1. Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng mà ở đó có thể thực hiện được sự phát triển tự do và đầy đủ nhân cách của bản thân; 2. Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Tức, Tuyên ngôn đã nhấn mạnh: Trong khi thực hiện các quyền của mình, mọi người phải thực hiện nghĩa vụ đối với cộng đồng, phải tuân thủ các hạn chế do pháp luật quy định nhằm đáp ứng yêu cầu về đạo đức, trật tự công cộng, phúc lợi xã hội. Và như vậy, tương tự như các quyền khác, quyền tự do tôn giáo không phải vô hạn, mà bị ràng buộc.
Đáng tiếc, lẽ ra phải gương mẫu, trung thực phản ánh nội dung của Tuyên ngôn thì đại diện của USCIRF trong cuộc thảo luận lại là người khởi xướng luận điệu “Luật Tôn giáo của Việt Nam vi phạm Điều 18 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” tạo cơ hội cho mấy người lâu nay vẫn bất chấp sự thật, lớn tiếng vu cáo Việt Nam về vấn đề tự do tôn giáo hòa theo. Như trường hợp Giám mục Nguyễn Thái Hợp chẳng hạn. Nếu thực sự thiện chí để tìm hiểu toàn diện và khách quan, chắc chắn đại diện của USCIRF sẽ đặt câu hỏi: Vì sao trong 27 Tổng Giáo phận, Giáo phận thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam chỉ có Giáo phận Vinh, Giáo phận Hà Tĩnh là nơi xảy ra nhiều sự vụ liên quan pháp luật và các vụ việc này chỉ xảy ra khi có Giám mục Nguyễn Thái Hợp đứng đầu? Vì sao trong các Giám mục thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam chỉ duy nhất Giám mục Nguyễn Thái Hợp là la lối về tự do tôn giáo? Vì không quan tâm trả lời các câu hỏi như vậy, nên cuộc thảo luận rõ ràng chỉ là thủ đoạn nhằm mục đích lường gạt người không nắm được vấn đề. Cũng như bằng việc cố ý cắt rời quan hệ chặt chẽ giữa Điều 18 với Điều 29 của Tuyên ngôn, họ cố tình cổ vũ cho hoạt động tôn giáo đứng ngoài pháp luật, tạo cơ sở giúp một số kẻ nhân danh tôn giáo tiếp tục vi phạm pháp luật, xâm phạm các quyền và quyền tự do của người khác.
Tư Nguyên (TN)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X