Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, August 21, 2020 , 0 bình luận


(Tindautruongdanchu)-Gần đây trên trang mạng của Việt Tân có đăng bài “TẬN CÙNG BI KỊCH CỦA 5 LAO ĐỘNG NGHỆ AN” lời lẽ trong bài viết kể về việc hoàn cảnh khó khăn trốn cách ly của 5 lao động người Nghệ An tại Đà nẵng trốn cách ly và bị tạm giữ tại đèo hải vân. Bề ngoài bài viết có vẻ như “thương cảm” cho những người lao động song mục đích sâu xa của chúng là cổ súy việc trốn cách ly và làm giảm uy tín của thành phố Đà Nẵng với nhân dân.

Hết chuyện đám 'rận chủ' quay sang bình luận về 'dáng đứng'!




Sau gần 100 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng (tính từ ngày 16-4 - 24-7), đến 18 giờ ngày 25-7, Việt Nam đã có ca lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên. Để kiểm soát dịch bệnh Covid 19 Chính phủ đã có nhiều biện pháp để hạn chế việc lây lan dịch bệnh ra cộng đồng và các khu vực lân cận. Một trong những biện pháp đó là thực hiện cách ly một phần xã hội và giãn cách xã hội. Ngày 30-7, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành văn bản số 5027/UBND-VHXH về tăng cường biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid -19. Theo đó, tình hình dịch Covid-19 hiện đang rất nguy cấp, nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp mạnh mẽ sẽ không đáp ứng được yêu cầu kiểm soát tình hình, ngăn chặn kịp thời đà lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Các cấp, ngành, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền làm cho người dân hiểu rõ bản chất của dịch bệnh lần này, có nhận thức và thực hiện nghiêm túc quy định về giãn cách, cách ly toàn xã hội một cách triệt để để phòng, chống dịch có hiệu quả. Một trong những nội dung của văn bản đó là: UBND thành phố yêu cầu từ 0 giờ ngày 31/7, dừng thi công tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố cho đến khi có thông báo mới. Giao UBND các quận, huyện thông báo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên địa bàn.

Trang Việt tân mượn 'lòng thương cảm' để vu cáo, xuyên tạc




Trước tình hình đó có nhiều lao động bị mắc kẹt tại thành phố Đà Nẵng và gặp nhiều khó khăn nhưng họ vẫn nêu cao trách nhiệm của mình khắc phục khó khăn thực hiện nghiêm quy định cách ly xã hội ở lại Đà Nẵng tiếp tục sinh sống hoặc ra thực hiện khai báo sau đó cách ly tập trung 14 ngày rồi trở về địa phương. Song, cũng có nhiều lao động vì cái lợi của bản thân, trách nhiệm với xã hội kém nên trốn cách ly theo nhiều con đường khác nhau. Có nhiều người trốn cách ly để trở về địa phương. Thành phố Đà Nẵng đã lập các chốt để ngăn chặn người dân đi ra khỏi vùng dịch. Để ngăn chặn người dân trốn khỏi vùng dịch gây lây lan vào tỉnh, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã tiến hành lập chốt tại đèo Hải Vân. Ngày 15/8 lực lượng phòng, chống dịch Covid-19 tại chốt kiểm soát số 5, đặt tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế tạm giữ 5 thanh niên là lao động tự do từ Đà Nẵng vượt đèo Hải Vân ra ga Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhóm 5 lao động Nghệ An đã được ăn, nghỉ tai chốt 1 đêm sáng hôm sau thì được đưa trở lại Đà Nẵng. Ngày 16/8, họ đã có chỗ nghỉ tạm, chờ ngày được bố trí về quê. Trong khi quãng đường đi qua hầm chỉ mất hơn 30 phút nhưng họ mò mẫm tìm cách trốn chốt vượt qua đèo Hải Vân mất nửa ngày. Đây là hành động cố tình trốn cách ly, chỉ vì với tư tưởng chưa mắc bệnh mà nhiều người ở vùng dịch cố tình trốn cách ly 14 ngày mà không nghĩ rằng trong cơ thể học rất có thể đã bị nhiễm mầm bệnh và dễ lây lan ra công đồng và hơn hết là người thân của họ, ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội là rất lớn. Khi bị tạm gữi người trốn cách ly đưa ra rất nhiều lý do là khó khăn để ngụy biện cho hành vi sai trái của bản thân, lợi dụng vào đó các thế lực phản động nói xấu về các chính sách của Đảng ta với nhân dân, làm giảm uy tín của Đảng vói nhân dân.

Pháp luật quy định rất rõ trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định về xử phạt vi phạm hành chính nếu vi phạm, cụ thể là NĐ176/2013 trong lĩnh vực y tế. Với thực tế của bệnh dịch Covid-19 một loại bệnh được phân loại vào "bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng" được phân loại vào nhóm A theo quy định tại Điều 3 của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm vì thế để phòng chống sự lây lan của bệnh, luật đã cho phép áp dụng hoạt động giám sát bệnh, cách ly y tế theo quy định tại Điều 49 của luật và NĐ101/2010. Việc áp dụng biện pháp cách ly về cơ bản sẽ được phân loại vào sự đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Trường hợp cá nhân vi phạm các quy định về việc cách ly y tế, thì hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 NĐ101/2010 với số tiền phạt từ 2 đến 10 triệu đồng, bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly.

Thực tế những lao động trên đã vi phạm quy định phòng chống dịch và việc buộc họ trở về Đà Nẵng đi cách ly chờ ngày trở về địa phương là hoàn toàn đúng, đâu phải “Tận cùng bi kịch”.

Sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. Khi đối mặt với tình trạng dịch bệnh nguy hiểm và tốc độ lây lan cao thì vấn đề nâng cao ý thức cộng động lại là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là sự tuân thủ về luật pháp, mà nó còn là cách hành xử văn mình, nhân đạo, tình người. Chúng ta không thể sống vì sự ích kỷ của bản thân, mà cố tình che dấu sự thật, một sự thật có thể làm nguy hại đến cộng đồng, đến nhân loại, chúng ta không thể vì sự ích kỷ của bản thân mà không tuân thủ pháp luật và quy định nhà nước đưa ra nhằm khống chế và hạn chế của dịch bệnh. Vì thế mọi người hãy nêu cao ý thức trách nhiệm của bản thân, vì mình và cộng đồng cùng với Đảng và nhân dân cả nước đẩy lui dịch bệnh phát triển kinh tế. Ttránh vì lợi ích trước mắt của bản thân mà vi phạm pháp luật và các quy định làm ảnh hưởng đến người thân, gia đình và xã hội đồng thời lại để kẻ địch lợi dụng làm giảm uy tín của Đảng, vị thế đất nước trên trường Quốc tế.

Công Chung

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X