(Tindautruongdanchu)-Gần đây sự việc một biên tập viên của đài truyền
hình Việt Nam do sai sót trong cách sử dụng từ ngữ của đã gây nên sự hiểu lầm
đáng tiếc trong dư luận. Nhờ sự vào cuộc xử lý kịp thời, hợp lý của cơ quan; sự
nhận lỗi chân thành của cá nhân, sức nóng của các sự việc lắng xuống, cuộc sống
lại trở về bình yên như cũ. Và âm mưu của những kẻ chống phá đã thất bại. Tuy
nhiên, chúng không can tâm mà lại tiếp tiếp tục “bẻ lái” các sự việc sang hướng
khác để tiếp tục thực hiện âm mưu bôi nhọ danh dự nhân phẩm của các vị lãnh đạo
Nhà nước.
Bài 2: Ấn tượng Việt Nam là thiên đường Internet
Ngày 21/8/2020 trên web chân trời
mới, Trân Văn - VOA đăng tải bài “Sau Thủ tướng tới VTV, được… xin lỗi phải…
cảnh giác!” với mục đích bẻ lái vụ “ký sinh trùng” sang một hướng khác đó là
văn hóa xin lỗi của Nhà nước. Chúng viết “có thể
thấy ở Việt Nam, khó mà có thể xem những lời “xin lỗi” từ hệ thống chính trị,
hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức đơn thuần là… nhận lỗi.
Những lời xin lỗi ấy mang dáng dấp những động tác kỹ thuật mà các cầu thủ bóng
đá thường sử dụng trên sân cỏ để lách qua đối phương tiến về phía trước ghi bàn
thắng!”.
Tran Van trên VOA vô lối đòi hỏi ....
Việt Nam tự hào có
mấy nghìn năm lịch sử, có một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xin lỗi khi bản thân làm việc không đúng hoặc cảm thấy không đúng, làm phiền
người khác là một trong những yếu tố cấu thành văn hóa của dân tộc ta. Văn hóa
xin lỗi không chỉ tồn tại trong sinh hoạt đời sống cộng đồng dân cư mà còn là
nguyên tắc sinh hoạt của Đảng ta đó là tự phê bình và phê bình. Tự phê bình là nêu lên những ưu
điểm, khuyết điểm của tổ chức đảng, của đảng viên, từ đó đề ra biện pháp phát
huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. Nếu so với ý nghĩa của việc xin lỗi, thì
việc tổ chức đảng và đảng viên tự nhận khuyết điểm và đề ra biện pháp khắc phục
là lời xin lỗi. Và Đảng ta yêu cầu cần phải
tuyệt đối chống việc lợi dụng phê bình và tự phê bình vào các mục địch khác.
Đó là trong Đảng còn với mọi người
dân Việt Nam, xin lỗi là văn hóa trong nếp sống hàng ngày, làm sai thì tự giác
xin lỗi. Điều này không chỉ nhận thấy những người dân mà ngay cả ở các vị lãnh
đạo Đảng, Nhà nước - những người luôn bị các đối tượng chống phá đả kích, nói
xấu. Điển hình nhất là Bác Hồ. Chúng ta ai xúc động trước những lời trong di
chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người cả
cuộc đời vì nước, vì dân. Bác viết: “Chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ
lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” như một lời xin lỗi chân thành đầy tiếc nuối với
toàn nhân dân. Hay tại hội nghị cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước sáng
28/4/2014, sau khi nghe các kiến nghị của các doanh nghiệp về thủ tục nộp thuế
và hải quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng đã bày tỏ “Tôi thực sự
xin lỗi. Là người đứng đầu Chính phủ, tôi cũng xin lỗi nhân dân”. Đó là những lời nói từ đáy lòng của những con người
hết lòng vì dân, vì nước. Thật trân trọng biết bao.
Vậy mà Trân Văn –
VOA lại coi chuyện xin lỗi của Đảng, Nhà nước là một “động tác kỹ thuật” để “ghi bàn”, thật nực
cười.
Trong cuộc sống ai
cũng có lúc sai sót, có lỗi và xin lỗi. Việc xin lỗi không chỉ đơn thuần là
nhận và sửa lỗi mà còn là thể hiện tinh thần cầu tiến của mỗi người. Người mắc
lỗi hay những cách xin lỗi dù dưới hình thức nào cũng đáng trân trọng hơn những
kẻ có lỗi phản bội Nhà nước, dân tộc- những kẻ chìm đắm trong bóng tối không
bao giờ nhận ra lỗi của mình.
Nguyễn Nhung