“Đề xuất gắn chip điện tử vào thẻ căn cước có gì sai mà chống?” là nhan đề video-clip công bố ngày 17-8-2020 trên trang YouTube cá nhân của ông Minh Giang, người Mỹ gốc Việt. Trong video-clip, ông Minh Giang trình bày ý kiến về một hiện tượng bất thường là: sau khi Bộ Công an Việt Nam đề xuất gắn chip điện tử vào thẻ căn cước công dân thì đã có một số ý kiến phản đối.
Bài 4: Không thể lấy tiêu chí nhân quyền của nước này áp đặt cho nước kia
- Phê phán những nhận thức lệch lạc, luận điểm sai lầm về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
- Bài 1: Nhận diện một số tổ chức chống cộng giả danh 'xã hội dân sự'
- Những ‘con sâu dân chủ’ lại tái diễn thủ đoạn gây hoang mang về phòng, chống dịch Covid-19
- ‘Diệu Lê’-Tiếp bước các nhà đấu tranh dân chủ ‘chửi’!
Từ các dẫn chứng liên quan gắn chip lên nhiều loại thẻ ở Mỹ đem lại rất nhiều tiện ích, giúp công dân truy vấn thông tin nhanh chóng, thuận lợi, có thể sử dụng trong nhiều giao dịch, giải quyết nhiều thủ tục, bảo đảm bí mật riêng, ông đánh giá việc làm này là bình thường, thể hiện xu thế quản lý bằng công nghệ mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện; cho thấy việc quản lý tiên tiến hơn, phù hợp quy định của công ước quốc tế về quyền con người; và khi đã được bảo đảm về sự an toàn, có nhiều cơ quan kiểm soát, có luật pháp bảo vệ, thì cần phải tin tưởng, ủng hộ.
Linh mục Nguyễn Duy Tân 'nhảy chồm chồm' đòi tẩy chay gắn chíp điện tử vào thẻ căn cước công dân (Ảnh Đặng Vui-dautruongdanchu.org)
Có lẽ ông Minh Giang phải thực hiện video-clip để đưa ra ý kiến riêng vì ông ngạc nhiên (bức xúc?) khi thấy một việc làm hữu ích của chính quyền đối với công dân lại bị phản đối. Đúng vậy, như ông Minh Giang nói, trong khi các nhân vật quan trọng, doanh nhân, người nổi tiếng, cũng như đông đảo người dân… là những đối tượng có nhu cầu bảo mật thông tin nhất chưa có ý kiến, thì một số người tự nhận, được gọi là “nhà đấu tranh dân chủ” đã vội vàng la lối, nghi ngờ, phản đối, coi thẻ căn cước công dân sử dụng chip điện tử là “vi phạm hiến pháp”, “vi phạm nhân quyền công dân”, “dễ dàng bị công an định vị”, “giống tội phạm bị quản thúc như ở nước ngoài”, “bị quản thúc vĩnh viễn”, thậm chí có kẻ còn lên internet hướng dẫn cách phá hoại chip trên thẻ căn cước. Về hiện tượng kỳ quái, rất phản nhân quyền này, tác giả Thế Khoa chỉ rõ: “Thực ra, những bài viết chia sẻ của các đối tượng ở trên về hình thức là phản đối thẻ căn cước công dân có gắn chip, nhưng bản chất là chống đối chính quyền thông qua chống chính sách. Với những đối tượng này, bất cứ chính sách nào của Nhà nước cũng đều bị xuyên tạc, bỉ bôi, chống phá. Bởi thế cũng không lạ gì khi các nhà “đấu tranh dân chủ” phát rồ lên khi Bộ Công an đề xuất phương án cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip”!
Theo Bộ Công an, căn cước công dân sử dụng chip điện tử lưu trữ nhiều trường thông tin, có mức độ bảo mật rất cao, không thể giả mạo, giúp giảm thời gian, chi phí cho các thủ tục hành chính công… Và trên internet, đã có rất nhiều ý kiến ủng hộ, trong đó có ý kiến khẳng định ở nhiều quốc gia, với việc làm như thay đổi thẻ căn cước công dân sử dụng chip điện tử, các cơ quan chức năng chỉ cần thông báo là công dân mặc nhiên thực hiện. Ở Việt Nam, trước khi triển khai, cơ quan chức năng thông báo để tham khảo ý kiến của nhân dân, như vậy chứng tỏ chính quyền bảo đảm tinh thần dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Là công dân lương thiện, lai lịch rõ ràng, không làm điều khuất tất, giả dối thì có gì phải lo lắng, phản đối. Chẳng nhẽ với mấy “nhà dân chủ”, việc phản đối chính quyền giúp công việc, cuộc sống của công dân ngày càng thuận lợi, hiệu quả, là “đấu tranh cho nhân quyền”? Bởi thế, qua việc này càng thấy rõ hơn bản chất của mấy “nhà dân chủ”, vì chỉ có hành tung mờ ám, dối trá thì họ mới lo sợ, phản đối một việc làm tiến bộ, lành mạnh, giúp phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Tư Nguyên (Thời nay)