(Tindautruongdanchu)-Trong 2 ngày xét xử đầu tiên do Hội đồng xét xử sơ thẩm hình sự Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tiến hành bắt đầu từ 7/9, vụ án giết người, chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm mặc dù mới chỉ kết thúc phần thẩm vấn và luật sư hỏi các bị cáo đã cho thấy bị cáo dần thức tỉnh hành vi phạm tội của mình không chỉ vì xin được hưởng khoan hồng mà còn bởi chính lương tâm cắn dứt. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra trong lời khai còn mâu thuẫn của các bị cáo đó là ai 'hậu thuẫn' cho hành vi của 29 bị cáo này ....
Quyền con người trên không gian mạng ở Việt Nam luôn được đảm bảo
Yêu cầu đại sứ quan Hoa Kỳ theo dõi vụ Đồng Tâm: Đừng giả danh 'mượn gió bẻ măng'
Qua 2 ngày xét xử phiên tòa có tính chất ngày càng kịch tính bởi chính diễn biến của bị cáo trong phần trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử cũng như luật sư. Điều này, nói lên đầy đủ những căn cứ mà lâu nay vẫn bị những thế lực 'hậu thuẫn' cho nhóm Đồng Thuận gây nhiễu loạn về thông tin, bản chất vụ việc vụ án.
Từ nhận tội để xin được khoan hồng đến day dứt lương tâm
Quả thật, qua theo dõi nhiều vụ án hình sự chưa thấy vụ việc nào lại có những diễn biến rất đặc biệt bởi bị cáo có nhận thức tích cực ngay tại phiên tòa. Phải chăng, do lúc này có đông đủ các bị cáo, các bị cáo được 'tiếp xúc' với sự thật của vụ án cùng với các bị cáo khác và các luật sư nên không thể quanh co, chối tội đã thay đổi lời khai liên tục theo hướng đúng như những gì đã diễn ra ngày 9/1/2020 tại Đồng Tâm.
Đối với 25 bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở tội danh giết người và 4 bị cáo bị truy cứu ở tội danh chống người thi hành công vụ theo cáo trạng, thì cả 29 bị cáo đều khẳng định hành vi giết người, chống người thi hành công vụ do thiếu hiểu biết và xin được hưởng khoan hồng, vì bị lôi kéo, kích động và hám lợi. Hành vi đổ xăng giết 3 chiến sĩ công an không bị cáo nào phủ nhận và khai rất chi tiết và quá trình quá trình thực hành vi giết người, phù hợp với cáo trạng mà Viện kiểm sát đã đưa ra.
Tuy nhiên, vấn đề gay cấn nhất lại là diễn biến lời khai của bị cáo Bùi Viết Hiểu (77 tuổi) có tính chất kịch tính giữa ngày đầu xét xử và ngày hôm nay. Bị cáo Bùi Viết Hiểu trong phần thẩm vấn sáng nay đã thay đổi lại nội dung lời khai của chiều hôm qua để làm rõ về đất đai mà ông Lê Đình Kình khẳng định là đất Đồng Sênh và các tình tiết liên quan đến cái chết của ông Lê Đình Kình. Tiếp đến, chiều nay mặc dù không đến lượt bị cáo phát biểu nhưng ông vẫn phát biểu và khẳng định rằng 'nói thật để lương tâm được thanh thản'. Lời khai của bị cáo Hiểu đã cho thấy, mục đích 'biến đất quốc phòng' của ông Lê Đình Kình không thể chối cãi bởi không chỉ bị cáo Hiểu mà các bị cáo khác cũng khẳng định đó là đất quốc phòng nhưng vì hám lợi nên chiếm. Lý do để các bị cáo tham gia đông vào nhóm Đồng Thuận để chống lại lực lượng chức năng là do ông Lê Đình Kình hứa cho mỗi người 200 mét vuông đất. Theo đó, họ lôi kéo nhau tham gia để chống đối.
>>Xử vụ Đồng Tâm: Khai rõ để lương tâm thanh thản trước vong linh chiến sĩ
Một vấn đề đặc biệt khác, 29 bị cáo khi trả lời xong đều quay xuống 'cúi' xin gia đình 3 chiến sĩ công an hy sinh tha thứ. Phải chăng, lương tâm họ cắn dứt khiến họ phải có một hành động từ lương tâm của mình đối với nỗi đau của gia đình, người thân các chiến sĩ công an đã hy sinh. Nếu họ không giết, không thực hiện hành vi tàn độc dẫn đến cái chết đó thì liệu họ có xin lỗi ?
Bàn tay nào đã tiếp tay cho nhóm Đồng Thuận
Kế hoạch tấn công vào lực lượng công an bằng bom xăng, bùi nhùi, dao phóng lợn và lựu đạn đã được xây dựng và chuẩn bị rất kỹ. Trong đó, việc 'quyên tiền' để mua, phân công người chế tạo và tập trung lực lượng chuẩn bị tấn công. Cụ thể, đêm 8 và rạng sáng ngày 9/1 bị cáo đã tập trung tại gia đình ông Lê Đình Kình để chuẩn bị thực hiện theo kế hoạch tấn công đã bị lực lượng an ninh theo dõi, phát hiện và chuẩn bị lực lượng để đối phó. Khi các đối tượng này hung tợn tấn công, lượng công an vẫn kiên trì tuyên truyền, thuyết phục phát loa kêu gọi đầu hàng, do tính chất ngoan cố chống đối bằng các hành vi ném bom xăng, dao phóng lợn nên buộc lực lượng chức năng phải thực hiện biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo an ninh, trật tự.
Ấy vậy, thông tin này lâu nay vẫn bị một thế lực nào đó cho rằng 'công an tự dưng tấn công vào gia đình ông Lê Đình Kình'. Không lẽ, gia đình ông Lê Đình Kình tự dưng lại có 29 bị cáo xuất hiện trong phiên xử này ? Không lẽ, tự dưng gia đình ông Lê Đình Kình có bom xăng, bùi nhùi, lựu đạn, dao phóng lợn ?
Vấn đề chúng tôi đặt ra là ai, tổ chức nào đã 'chống lưng' cho nhóm Đồng Thuận? Bởi các lý do sau:
Thứ nhất, chắc chắn phải có cá nhân, hội, nhóm, tổ chức hậu thuẫn để dẫn đến việc ông Lê Đình Kình và sau đó là nhóm Đồng Thuận quyết tâm bằng mọi giá chiếm bằng được đất quốc phòng. Không thể lúc đầu chỉ có ông Lê Đình Kình muốn chiếm dụng mà sau đó có rất đông người (29 bị cáo) muốn có được 'phần đất quốc phòng' cho riêng mình. Phải chăng, có một niềm tin nào đó khá 'chắc chắn' đảm bảo rằng việc quyết tâm chiếm dụng bằng được sẽ chiếm dụng được.
Thứ hai, chắc chắn phải có cá nhân, hội, nhóm, tổ chức hậu thuẫn về kế hoạch, tài chính cho nhóm Đồng Thuận mua lựu đạn, bom xăng, dao phóng lợn,... Không đơn giản như các bị cáo khai là do nguồn tiền lấy từ gia đình các bị cáo và việc tạo ra hung khí từ xăng do các bị cáo tự học ở trên mạng mà phải có một 'thế lực chống lưng' hậu thuẫn từ kịch bản, vật chất đến hướng dẫn cách tạo, cách sử dụng các loại hung khí này.
Theo quan sát của chúng tôi, kể từ vụ bắt giữ các chiến sĩ cảnh sát cơ động, đến hành vi manh động chuẩn bị hung khí, kế hoạch tấn công lực lượng công an vào đêm ngày 8 rạng sáng ngày 9 đã xuất hiện nhiều 'hành vi lạ' từ đa dạng các đối tượng khác nhau như đại biểu Quốc hội, luật sư dân chủ, các hội, nhóm mang danh xã hội dân sự, các nhà đấu tranh dân chủ... 'lén lút' tiếp xúc, kêu gọi ủng hộ, thậm chí còn xuyên tạc, vu cáo hòng làm thay đổi bản chất vụ án.
Vậy, họ có vai trò gì và liên quan gì đến vụ án này ? Theo đó, chúng tôi đề nghị tiếp tục mở rộng điều tra vụ án này để làm sáng tỏ 'thế lực hậu thuẫn' cho hành vi giết người và chống người thi hành công vụ này.
Thành Nam
Các bị cáo tại toà sáng nay. Ảnh: TTXVN.
Từ nhận tội để xin được khoan hồng đến day dứt lương tâm
Quả thật, qua theo dõi nhiều vụ án hình sự chưa thấy vụ việc nào lại có những diễn biến rất đặc biệt bởi bị cáo có nhận thức tích cực ngay tại phiên tòa. Phải chăng, do lúc này có đông đủ các bị cáo, các bị cáo được 'tiếp xúc' với sự thật của vụ án cùng với các bị cáo khác và các luật sư nên không thể quanh co, chối tội đã thay đổi lời khai liên tục theo hướng đúng như những gì đã diễn ra ngày 9/1/2020 tại Đồng Tâm.
Đối với 25 bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở tội danh giết người và 4 bị cáo bị truy cứu ở tội danh chống người thi hành công vụ theo cáo trạng, thì cả 29 bị cáo đều khẳng định hành vi giết người, chống người thi hành công vụ do thiếu hiểu biết và xin được hưởng khoan hồng, vì bị lôi kéo, kích động và hám lợi. Hành vi đổ xăng giết 3 chiến sĩ công an không bị cáo nào phủ nhận và khai rất chi tiết và quá trình quá trình thực hành vi giết người, phù hợp với cáo trạng mà Viện kiểm sát đã đưa ra.
Tuy nhiên, vấn đề gay cấn nhất lại là diễn biến lời khai của bị cáo Bùi Viết Hiểu (77 tuổi) có tính chất kịch tính giữa ngày đầu xét xử và ngày hôm nay. Bị cáo Bùi Viết Hiểu trong phần thẩm vấn sáng nay đã thay đổi lại nội dung lời khai của chiều hôm qua để làm rõ về đất đai mà ông Lê Đình Kình khẳng định là đất Đồng Sênh và các tình tiết liên quan đến cái chết của ông Lê Đình Kình. Tiếp đến, chiều nay mặc dù không đến lượt bị cáo phát biểu nhưng ông vẫn phát biểu và khẳng định rằng 'nói thật để lương tâm được thanh thản'. Lời khai của bị cáo Hiểu đã cho thấy, mục đích 'biến đất quốc phòng' của ông Lê Đình Kình không thể chối cãi bởi không chỉ bị cáo Hiểu mà các bị cáo khác cũng khẳng định đó là đất quốc phòng nhưng vì hám lợi nên chiếm. Lý do để các bị cáo tham gia đông vào nhóm Đồng Thuận để chống lại lực lượng chức năng là do ông Lê Đình Kình hứa cho mỗi người 200 mét vuông đất. Theo đó, họ lôi kéo nhau tham gia để chống đối.
>>Xử vụ Đồng Tâm: Khai rõ để lương tâm thanh thản trước vong linh chiến sĩ
Một vấn đề đặc biệt khác, 29 bị cáo khi trả lời xong đều quay xuống 'cúi' xin gia đình 3 chiến sĩ công an hy sinh tha thứ. Phải chăng, lương tâm họ cắn dứt khiến họ phải có một hành động từ lương tâm của mình đối với nỗi đau của gia đình, người thân các chiến sĩ công an đã hy sinh. Nếu họ không giết, không thực hiện hành vi tàn độc dẫn đến cái chết đó thì liệu họ có xin lỗi ?
Video: Các bị cáo nhận thức hành vi của mình là sai trái, cúi đầu xin lỗi gia đình 3 chiến sĩ công an hi sinh - Video: DANH TRỌNG (Tuổi trẻ)
Bàn tay nào đã tiếp tay cho nhóm Đồng Thuận
Kế hoạch tấn công vào lực lượng công an bằng bom xăng, bùi nhùi, dao phóng lợn và lựu đạn đã được xây dựng và chuẩn bị rất kỹ. Trong đó, việc 'quyên tiền' để mua, phân công người chế tạo và tập trung lực lượng chuẩn bị tấn công. Cụ thể, đêm 8 và rạng sáng ngày 9/1 bị cáo đã tập trung tại gia đình ông Lê Đình Kình để chuẩn bị thực hiện theo kế hoạch tấn công đã bị lực lượng an ninh theo dõi, phát hiện và chuẩn bị lực lượng để đối phó. Khi các đối tượng này hung tợn tấn công, lượng công an vẫn kiên trì tuyên truyền, thuyết phục phát loa kêu gọi đầu hàng, do tính chất ngoan cố chống đối bằng các hành vi ném bom xăng, dao phóng lợn nên buộc lực lượng chức năng phải thực hiện biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo an ninh, trật tự.
Ấy vậy, thông tin này lâu nay vẫn bị một thế lực nào đó cho rằng 'công an tự dưng tấn công vào gia đình ông Lê Đình Kình'. Không lẽ, gia đình ông Lê Đình Kình tự dưng lại có 29 bị cáo xuất hiện trong phiên xử này ? Không lẽ, tự dưng gia đình ông Lê Đình Kình có bom xăng, bùi nhùi, lựu đạn, dao phóng lợn ?
Vấn đề chúng tôi đặt ra là ai, tổ chức nào đã 'chống lưng' cho nhóm Đồng Thuận? Bởi các lý do sau:
Thứ nhất, chắc chắn phải có cá nhân, hội, nhóm, tổ chức hậu thuẫn để dẫn đến việc ông Lê Đình Kình và sau đó là nhóm Đồng Thuận quyết tâm bằng mọi giá chiếm bằng được đất quốc phòng. Không thể lúc đầu chỉ có ông Lê Đình Kình muốn chiếm dụng mà sau đó có rất đông người (29 bị cáo) muốn có được 'phần đất quốc phòng' cho riêng mình. Phải chăng, có một niềm tin nào đó khá 'chắc chắn' đảm bảo rằng việc quyết tâm chiếm dụng bằng được sẽ chiếm dụng được.
Thứ hai, chắc chắn phải có cá nhân, hội, nhóm, tổ chức hậu thuẫn về kế hoạch, tài chính cho nhóm Đồng Thuận mua lựu đạn, bom xăng, dao phóng lợn,... Không đơn giản như các bị cáo khai là do nguồn tiền lấy từ gia đình các bị cáo và việc tạo ra hung khí từ xăng do các bị cáo tự học ở trên mạng mà phải có một 'thế lực chống lưng' hậu thuẫn từ kịch bản, vật chất đến hướng dẫn cách tạo, cách sử dụng các loại hung khí này.
Theo quan sát của chúng tôi, kể từ vụ bắt giữ các chiến sĩ cảnh sát cơ động, đến hành vi manh động chuẩn bị hung khí, kế hoạch tấn công lực lượng công an vào đêm ngày 8 rạng sáng ngày 9 đã xuất hiện nhiều 'hành vi lạ' từ đa dạng các đối tượng khác nhau như đại biểu Quốc hội, luật sư dân chủ, các hội, nhóm mang danh xã hội dân sự, các nhà đấu tranh dân chủ... 'lén lút' tiếp xúc, kêu gọi ủng hộ, thậm chí còn xuyên tạc, vu cáo hòng làm thay đổi bản chất vụ án.
Vậy, họ có vai trò gì và liên quan gì đến vụ án này ? Theo đó, chúng tôi đề nghị tiếp tục mở rộng điều tra vụ án này để làm sáng tỏ 'thế lực hậu thuẫn' cho hành vi giết người và chống người thi hành công vụ này.
Thành Nam
Phải xử lý nghiêm mình đúng quy định của pháp luật với lúc người mất nhân tính này
ReplyDelete