(Tindautruongdanchu)- Những ngày qua, nhân dân cả nước đang hướng về khúc ruột Miền trung máu thịt của Tổ quốc, nơi đang bị mưa lũ hoành hành và cũng là nơi có 13 cán bộ chiến sỹ anh dũng hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn nhân dân đang bị mưa lũ. Thật đau sót khi chúng ta phải tiễn đưa 13 cán bộ chiến sỹ dũng cảm ấy về nơi thế giới người hiền.Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Đây là sự cố đau thương nhưng cũng là niềm tự hào to lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, đây là sự hy sinh vì cuộc sống bình yên của nhân dân" còn Thượng tướng Phan Văn Giang nói rằng: “Đau xót vô cùng”. Đảng và Nhà nước ta đã có những hành động kịp thời, ghi công xứng đáng nhất với sự mất, hy sinh mát to lớn đó.
Thủ đoạn lợi dụng tình hình bão lũ tại miền Trung để xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước
Xuyên tạc hoạt động của Quốc hội - Đòn vô vọng của những kẻ có mưu đồ đen tối
Vì sao Phuong Ngo lại 'quyết tử' bảo vệ kẻ phản bội Dân tộc Phạm Thị Đoan Trang
Cùng 'đếm' ngày tuyệt thực của 2 kẻ phản bội Tổ quốc Lê Đình Lượng và Trần Huỳnh Duy Thức
Những kẻ 'bất nhân' khi loan tin vu khống 'thủy điện Rào Trăng 3 có liên quan đến Tướng Man'
Ấy thế mà, có một “bọn”- hình
như không phải là con người, nhưng được sinh ra ở Việt Nam, nói được tiếng Việt
Nam lại ngồi trong nhà ở một nơi rất xa đang tích cực cào phím, bình luận bằng
những luận điệu vu cáo, xuyên tạc, thậm chí là vu khống. Mới đây, trên trang Việt Tân đăng tải bài viết nói rằng: “tại sao mùa
mưa lũ chỉ thấy bộ đội mà khống thấy công an giúp dân chống lũ? Bộ trưởng Công
an đang bận tranh giành ghế trong Đại hội Đảng”.
Quả thật, có thể khẳng định rằng những kẻ cào
phím chỉ nhìn ‘cảm quan’ bên ngoài mà không thấy được bên trong nên chỉ nhìn thấy
Quân đội mà không thấy công an. Nếu quân đội và công an không phối hợp theo chức
năng, nhiệm vụ được giao thì liệu công việc có hoàn thành? Theo đó, họ tiếp tục
đưa ra những suy luận ngây thơ và cố tình vu cáo cho rằng do ‘Bộ trưởng Công an
Tô Lâm bận đi tranh giành ghế.
Việt Tân và những kẻ tiểu nhân đang lợi dụng
thiên tai và sự mất mát của gia đình các chiến sĩ hi sinh để thực hiện mưu đồ
cá nhân, gây chia rẽ lực lượng Công an và Quân đội, sâu xa hơn là mưu đồ phá hoại
công tác nhân sự Đại hội 13. Trong khi đó, bất chấp thời tiết, điều kiện hoàn cảnh,
tính mạng và của cải, cả lực lượng công an và quân đội đang ngày đêm gồng mình
cùng nhân dân Miền Trung khắc phục thiên tai địch họa, được nhân dân cảm phục.
Ngay tại thời điểm này, Nhân dân và Quân đội lại
phải chứng kiến thêm một sự hy sinh to lớn nữa ở khúc ruột Miền Trung, khi mà
22 cán bộ chiến sỹ của Đoàn Kinh tế quốc phòng 337 thực hiện nhiệm vụ giúp dân
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở Quảng Trị bị đất đá vùi lấp do sạt lở.
Đau thương lắm, xót xa lắm! thật không có gì có thể bù đắp được, thế nhưng trên
trang phản động Việt Tân lại ra sức ‘chà đạp’ lên nỗi đau riêng
và chung của Quân đội và nhân dân cả nước.
Đối tượng Bùi Văn Thuần cho
rằng: “Đoàn Kinh tế
Quốc phòng 337, đơn thuần là một đơn vị làm kinh tế, cũng là phá rừng làm kinh
tế thôi. Người chết đã quá nhiều, nhưng mọi thứ đều có nguyên nhân từ một điểm
gốc rễ và cốt lõi: Nhân tai do thủy điện, hồ chứa và phá rừng làm thủy điện làm
kinh tế”.
Bùi Văn Thuần nói nghe đơn giản quá ‘đơn vị làm
kinh tế’? Phải chăng, đối tượng này cố tình vin vào lý do kinh tế mà bỏ qua
nhiệm vụ quốc phòng ? Mặt khác, ở nơi vùng sâu, vùng xa với điều kiện đặc biệt
khó khăn như vậy thì làm kinh tế hay thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã
hội cho bà con dân tộc ? Nói như vậy, để mỗi người nhân nhận thức rõ chức năng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế của quân đội là gắn với yếu tố quốc phòng, phát
triển kinh tế-xã hội ở những nơi đặc biệt khó khăn (Điều này đã được Luật Quốc
phòng năm 2018 quy định tại điều 25).
Đối tượng Bùi Văn Thuần lại
lặp lại chiêu trò ‘lấy hiện tượng cụ thể’ để suy luận thành nguyên nhân chính để
đổ lỗi cho vấn đề thiên tai, lũ lụt, hạn hán,… Phải chăng, do thủy điện và làm
thủy điện là phá rừng ? Trước hết, thủy điện không phải là nguyên nhân gây nên
lũ lụt bởi lũ lụt là do thiên tai. Còn phá rừng là hành vi vi phạm pháp luật chứ
không phải làm thủy điện để phá rừng. Nói đơn giản, chúng ta cứ tự ngẫm lại xem
trước đây những năm của thập niên 70 chúng ta làm nhiệt điện không làm thủy điện
nhưng tại sao các sự kiện năm 1971, 1979 lại có những cơn lũ lịch sử cho đến
nay vẫn chưa có đợt lũ lụt nào vượt qua đỉnh lũ này ? một vấn đề đáng bàn ở đây
mà các thế lực thường bỏ qua nguyên nhân chính của hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt
gây ra lũ lụt, hạn hán… đó chính là ‘hiệu ứng nhà kính’. Hiệu ứng nhà kính do
biến đổi khí hậu là do môi trường bị tàn phá mà thủ phạm chính chính là ‘công
nghiệp bẩn’ do những nước tư bản phát triển. Thay vì sản xuất bằng công nghệ sạch,
họ muốn làm giàu nhanh chóng nên các nước công nghiệp tư bản biết nhưng vẫn cố
tình sản xuất bằng ‘công nghệ bẩn’ theo đó lượng khí thải CO2 thải ra không khí
gây hiệu ứng nhà kính suốt hàng trăm năm qua. Lý do này, sao không thấy ai nhắc
đến trong khi các nước công nghiệp phát triển đã từng thấy rõ trách nhiệm này
và đã từng ký thỏa thuận Kyoto nhằm làm giảm khí thải nhà kính.
Lẽ ra, lũ lụt thiên tai ở Việt
Nam phải gắn trách nhiệm của các nước công nghiệp vì muốn phát triển nóng mà ‘vô
tư’ dùng công nghệ bẩn không chịu thay thế công nghệ sạch do chi phí trong khi
quốc gia đó lại không có rừng để hấp thu lượng khí thải do mình gây ra thì những
kẻ chống phá lại sử dụng chiêu trò ‘đánh lận con đen’ đổ lỗi do thủy điện, do
thủy điện dẫn đến phá rừng làm thủy điện,…
Trong khi đó, lợi ích kinh tế
do làm thủy điện hơn hẳn so với ‘nhiệt điện’ trong điều kiện địa lý, tự nhiên ở
Việt Nam hiện nay. Đơn cử như Thủy điện Hòa Bình đã nộp ngân sách đạt 900 –
1.200 tỷ đồng/năm, xấp xỉ 50% tổng thu ngân sách của tỉnh Hòa Bình; Thủy điện
Sơn La đóng góp trên 1.000 tỷ đồng; Thủy điện Lai Châu, chỉ tính riêng năm 2016
đã đóng góp 474,352 tỷ đồng, nộp Quỹ Dịch vụ môi trường rừng 184,75 tỷ đồng.
Tương tự, các thủy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ở khu vực miền
Trung cũng đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách địa phương. Thử hỏi, một đất
nước mà không có thủy điện, không đáp ứng điện cho phát triển kinh tế, phải đi
mua điện của nước ngoài thì sẽ ra sao? Câu trải lời chắc mọi người đều rõ!
Mọi chiêu trò kêu gào, đổ lỗi khi nhân dân miền
Trung đang phải gánh chịu những hậu quả do thiên tai khắc nghiệt gây ra một lần
nữa cho chúng ta thấy ngoài trách nhiệm của cá nhân thì trách nhiệm quốc gia,
nhất là các quốc gia phát triển công nghiệp sử dụng công nghệ bẩn phải có trách
nhiệm trong việc bỏ ra chi phí để giúp các nước có rừng như Việt Nam phát triển
rừng bền vững.
Lưu Dũng