(Tindautruongdanchu)-Thiện nguyện là một nghĩa cử cao đẹp mà bất cứ ai ở trên đời đều cần đến nó và nó gần như không thể thiếu được trong xã hội dù xã hội đó là xã hội có điều kiện kinh tế cao như các nước phương Tây. Tuy nhiên, việc thiện nguyện không phải ai làm cũng được và sẽ không có chỗ cho những người 'thích dương oai' với mưu đồ đen tối....
Tên tội phảm khủng bố Michael Phương Minh Nguyễn được hưởng chính sách nhân đạo trục xuất khỏi Viêt
Lợi dụng tình hình bão lũ tại miền Trung tung tin chống phá, chia rẽ tình đoàn kết quân dân
Bình luận đa chiều hay chiêu trò 'gây nhiễu thông tin' về công tác nhân sự của Đảng
Tên tội phạm Nguyễn Bắc Truyển và trò hề của 'Giải thưởng Stefanus 2020'
Nhận thức đúng bản chất của cái gọi là 'cách mạng sắc màu'
Nhìn nhận đúng bản chất vấn đề để không hùa theo những luận điệu sai trái
Những ngày qua, có thể thấy tình trạng kêu gọi ủng hộ tràn lan trên mạng xã hội với muôn hình vạn trạng cách tiếp nhận tiền, hàng, vật chất, thực phẩm, thuốc men,... và theo đó khó có thể kiểm soát được 'ai' là người ngay thẳng, trung thực và tận tâm vì người dân vũng lũ. Nhưng, một vấn đề mà chúng ta dễ nhận ra là đằng sau 'vỏ bọc thiện nguyện' đó là mưu đồ về một xã hội dân sự với vai trò của tổ chức xã hội dân sự 'dẫn dắt' để 'đối chọi' lại với các tổ chức chính quyền xem ai hiệu quả hơn. Tất nhiên, người, tổ chức làm hiệu quả hơn 'sẽ giành phần thắng' về tay mình-tức 'được lòng nhân dân' và cũng theo đó họ có thể 'chỉ đạo' được nhân dân và chính nhân dân lại là người 'quay lưng' lại với chính quyền.
Bởi thế, năm nay các nhà dân chủ cuội như được mùa 'tung tẩy' hô hào thu gom quần áo cũ, gói bánh trưng, mì tôm, .... rồi 'lao vào' vũng lũ miền Trung để thực hiện vai trò 'cứu trợ'. Hình ảnh phát livestream tối ngày và theo đó 'cào phím' la làng 'chửi đổng'. Điển hình như Nguyễn Lân Thắng cặp với Lê Văn Dũng (tức Dũng Vova), Hoan Tran, ... còn rất rất nhiều nhà đấu tranh dân chủ. Họ từng khoe gói được hàng nghìn chiếc bánh trưng, thu gom được hàng chục tấn quần áo,...
Người dân vũng lũ họ đâu cần quần áo, bánh trưng, mì tôm,... Bởi, nước ngập tài sản họ còn không giữ được huống hồ lấy gì quần áo cũ ? bánh trưng ư Dương Nội ư ?... Quả thật, người dân đâu cần những thứ này ngay thời điểm lũ ập vào nhà cửa còn mênh mông trong biển nước. Điều quan trọng nhất là tạo điều kiện tốt nhất để đưa người dân đến nơi tập trung an toàn chứ không phải là đưa cho người dân ở trên nóc nhà một gói mì tôm, một chiếc bánh trưng hay một bộ quần áo cũ.
Bởi thế, người dân nhận xong chỉ biết vứt đi càng làm cho môi trường thêm ô nhiễm cùng với sự ô nhiễm sau khi nước rút. Chưa kể đến sự lộn xộn, bát nháo, tranh giành đưa hàng vào cứu trợ.
Một nhà đấu tranh dân chủ có tên tài khoản 'Hoan Tran' phải lên mạng kêu than về việc mang hàng chục tấn quần áo cũ thu gom được, cùng bánh trưng đều bị người dân vũng lũ 'vứt bỏ'.
Có đi mới biết miền Trung .
Những đoàn từ thiện bánh chưng bánh tét thì nên xem lại nhé .
Cả quần áo , chăn màn nữa .
" Đoàn e đi đến nhìn thấy bà con vừa đc chia bánh chưng và bánh tét xong đoàn đó lên xe về họ bỏ lại bánh luôn ko mang về . Thật xót xa khi cả nước hướng về miền chung ."
Quán cơm nói từ thiện thì đoàn e ăn xong ra xin luôn 25 thùng mỳ nói là cho bà con xóm làng của họ bị lụt
E nói họ dẫn đi để đoàn e phát, thực tình dân chỗ đó ko bị lụt tý nào .
Bà con ạ ! xót xa khi người có tiền ở ria đường thì làm "cò "để kiếm lợi .
Mời chào đủ kiểu .
Đoàn đi rồi còn chạy theo để xin .
Chẳng hiểu họ có biết nghĩ ko cả nước hướng về miền Trung .
E đi từ thiện khá nhiều .
Nhưng chưa nơi nào họ ko trân trọng như miền Trung
Đau lòng khi bà con vứt hết quần áo chăn màn ra đường .
Lệ Thủy _ Quảng Bình ơi !
Đoàn tôi chọn vùng nước lụt nhất để đến .
Hãy cho thứ họ cần thôi .
Thứ mình xin đc là quần áo chăn màn họ ko cần đâu .
Bà con ra xin đồ nói thẳng chúng tôi cần lương thực chứ ko lấy quần áo chăn màn .
Đỗ Xuân bỏ ra 2 chuyến xe trở hàng vào mất tầm 10tr
Và 1 xe bán tải 2 xe con chở hàng và người .
Chỉ lái xe trên cung đường cả 1000km đã vất vả và nguy hiểm lắm rồi .
Đau lòng ! E thương bản thân mình và cả đoàn e bỏ cả 10 ngày trời từ hải phòng , hải dương, hà Nam , Nam Định ,Ninh Bình , hà nội các nơi gửi quần áo chăn màn e còn phải giặt phải phơi .
Đắng lòng lắm miền Trung ơi !
Đoàn đi từ thiện thời gian ,mất tiền , mất công sức mệt mỏi ....thậm chí có người bỏ mạng .
Nhưng ngược lại miền Trung họ ko trân trọng đâu bà con ạ .
E cho 1 xe quần áo quay đầu về để đi vùng cao vào đầu tuần .
Bà con vùng cao như Hà Giang , Lai Châu ..... Họ cần đồ cũ lắm chưa bao giờ họ chê như người miền Trung .
Thương lắm miền Trung. Bao nhiêu công sức rồi tiền của chỉ sợ bà con rét, đói chứ biết thế này ở nhà cho khoẻ. Quần áo pải đi xin. Đồ ăn phải đi xin. Cái gì cũng đi xin. Rồi những giờ thức trắng đêm để vận chuyển đồ vào chỗ bà con mà mọi người nỡ làm thế này. Vất đi ko thương tiếc. Ở ngoài bắc này cũng còn nhiều người đói rét lắm. Buồn thay".
Phải chăng, các nhà đấu tranh dân chủ chỉ biết kêu gào, than khóc trên mạng xã hội chứ đâu biết thực tế người dân cần gì ? Chiêu trò 'dùng thiện nguyện' để 'tôn vinh' hoạt động xã hội dân sự và 'tổ chức xã hội dân sự' liệu có thành công ? Liệu trong số những nhà đấu tranh dân chủ mang danh 'nhà quyên góp' trung thực trong việc thu và chi số tiền, hàng, ... đã quyên góp được ?
Quả thật, bánh trưng Dương Nội và quần áo của Nguyễn Lân Thắng cũng giống như quần áo, bánh trưng của nhà đấu tranh dân chủ Hoan Tran đã không những không 'lấy được lòng' người dân miền Trung mà còn bị chính họ 'ghẻ lạnh'. Nhưng sao không thấy Nguyễn Lân Thắng trải lòng thật như nhà đấu tranh dân chủ Hoan Tran ? Điều này cho thấy, Nguyễn Lân Thắng khá lẻo mép trong việc 'báo cáo thành tích' trên mạng xã hội cũng như báo cáo với các tổ chức ngoại vi chống phá về 'hiệu quả hoạt động của mình'. Có thể lúc này, Nguyễn Lân Thắng cùng đồng đẳng cũng đang 'ê chề' về những chiếc bánh trưng Dương nội hay mớ quần áo mà Nguyễn Lân Thắng vừa phát cho dân vùng lũ lại bị họ ném đi nhưng Thắng vẫn phải 'ngậm bồ hòn' để lu loa trên mạng xã hội.
Một vấn đề cũng đặt ra đối với xã hội Việt Nam ngay lúc này, đó là việc sửa đổi Nghị định 64/2008 để không những các tổ chức chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, các cá nhân, tổ chức làm từ thiện một cách minh bạch mà còn phải ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ những người làm công tác thiện nguyện. Không để cho hoạt động thiện nguyện bị trục lợi, thậm chí là lừa đảo cũng như không gây mất an ninh trật tự do hoạt động thiện nguyện gây ra.
Mộc Liên