Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, October 26, 2020 , 0 bình luận

Những năm gần đây, trước một số hệ lụy từ Facebook đến đời sống con người, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã yêu cầu mạng xã hội này phải kiểm duyệt chặt chẽ nội dung mang tính kích động, chống đối,… và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Về phần mình, Facebook cũng đã có một số động thái hợp tác tích cực, tuân thủ tiêu chuẩn cộng đồng. 

Vì sao số tiền 'phúng điếu' của ông Lê Đình Kình bị phong tỏa?

Thể hiện lòng yêu nước ‘chuẩn mực’ là cách để bảo vệ độc lập, chủ quyền của Việt Nam

Đấu tranh với tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình trong vùng đồng bào Mông

Linh mục sao lại cố tình ‘giao giảng sai sự thật’ về công tác phòng, chống lũ lụt cho nhân dân ở các tỉnh miền Trung

Cảnh giác với những 'bàn tay đen' lợi dụng 'tự do tôn giáo'

Nỗi thất bại ê chề của các nhà dân chủ cuội đi cứu trợ miền Trung

Vậy mà ngày 22-10-2020, Thời báo Los Angeles (LA Times) lại đăng tải bài “Kiểm duyệt Facebook giúp nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp giới chống đối” của D.S. Cloud (thuộc Văn phòng LA Times) và S. Bengali (phóng viên LA Times thường trú tại Singapore) với nội dung chủ yếu là khai thác ý kiến của một số người được LA Times gọi là nằm trong “danh sách đen”, thậm chí dẫn cả ý kiến của một số thành viên tổ chức khủng bố “Việt tân”, để xuyên tạc sự hợp tác giữa Facebook với Việt Nam. Với nhan đề bài báo và nội dung như vậy, phải chăng mục đích của LA Times là nhằm bao biện, bảo vệ một số người có hành vi chống đối và chống phá Việt Nam, muốn can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam - một quốc gia có chủ quyền, cũng như xuyên tạc các nỗ lực của Việt Nam trong khi bảo đảm an toàn xã hội? Cũng có người đặt câu hỏi, bằng cách đánh tráo vấn đề như vậy, hay LA Times không muốn mọi người ở Việt Nam tham gia Facebook để phát triển đời sống tinh thần lành mạnh? 

RFA loan tải lại bằng tiếng Việt

Đáng phê phán là để chứng minh các luận điểm trong bài báo, D.S. Cloud và S. Bengali dành nhiều chữ nghĩa đề cập một cách tiêu cực về sự kiện xảy ra ở Đồng Tâm (Hà Nội). Không có thái độ khách quan để tìm hiểu bản chất sự việc và kết quả một phiên tòa sơ thẩm vừa nghiêm khắc vừa nhân văn, D.S. Cloud và S. Bengali chỉ khai thác thông tin từ dư luận xấu, phớt lờ thông tin chính thức và chính xác về vụ án giết người, chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm được cơ quan chức năng, báo chí của Việt Nam công bố rất đầy đủ, cụ thể. Họ cố tình xuyên tạc làm méo mó bản chất sự kiện, đổ lỗi vì Facebook tuân thủ pháp luật Việt Nam nên ngăn cản một số kẻ đưa tin bịa đặt, bình luận bất lương. Tiếp cận sự kiện một chiều, phiến diện khiến cho bài báo của D.S. Cloud và S. Bengali la liệt loại ngôn từ có tính chất xuyên tạc và vu cáo Nhà nước Việt Nam. Không có ý nghĩa nào khác, lợi dụng đề tài về sự hợp tác giữa Facebook với Việt Nam, D.S. Cloud và S. Bengali đã rất cố gắng chính trị hóa sự kiện sao cho trùng khớp với ý đồ mà các thế lực thù địch với Việt Nam muốn nhắm đến. 

>>'Like' bức ảnh giáo viên Pháp bị chặt đầu trên Twitter, thanh niên bị truy tố

Trong quy tắc báo chí do LA Times đặt ra cho hoạt động nghề nghiệp của tờ báo, có nội dung quy định: “các nhân viên phải nhận thức được rằng mục đích trước nhất của họ là phải bảo vệ tính liêm chính của tờ báo… Một trong các mục tiêu trọng tâm của chúng ta là phải khách quan… Đó là mệnh lệnh tối thượng và đòi hỏi chúng ta phải tự nhận thức được thành kiến chủ quan của bản thân, phải tránh xa điều đó trong công việc… Khi viết tin bài về vấn đề còn có nhiều tranh cãi, chúng ta cần phải có cách nhìn thông minh, rõ ràng từ mọi quan điểm khác nhau… Chúng ta đang sống và làm việc trong một môi trường tràn ngập những lời nói cường điệu phóng đại. Báo Times muốn tách khỏi môi trường như vậy và chỉ đưa tin chính xác đến thẳng người đọc. Việc dựng chuyện không có thật là không thể chấp nhận”. Cho nên, chỉ cần xét từ những tiêu chí này đã có thể thấy rất rõ rằng D.S. Cloud và S. Bengali đã xâm phạm nguyên tắc do chính LA Times đặt ra.

Tư Nguyên (TN)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X