(Tindautruongdanchu)-Hôm qua 7/10, ngay sau khi Thiếu tướng Tô Ân Xô thông cáo báo chí cũng như trang thông tin điện tử của Bộ Công an đăng tải về việc khởi tố, bắt, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang về 02 tội danh: "Tội tuyên truyền chống nhà nước" (điều 88, Bộ luật hình sự 1999) và "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước" (Điều 117, Bộ luật hình sự 2015) đã có những dư luận còn chưa rõ về vấn đề này.
Vạch trần luận điệu chống phá trước thềm Đại hội Đảng XIII
- Dư luận đồng tình và đánh giá cao thông tin bắt và khám xét khẩn cấp bị can Phạm Đoan Trang về 2 tội danh chống phá Nhà nước
- Khởi tố, bắt giam kẻ tuyên truyền chống Nhà nước Phạm Đoan Trang
- Mạng xã hội và sự tác động đến cán bộ đảng viên
- Cảnh giác với thủ đoạn dùng mạng xã hội để tuyên truyền, chống phá
Sau khi thông tin về việc bị can Phạm Đoan Trang bị khởi tố, bắt giam theo 2 tội danh trong đó có cả tội danh thuộc quy định Bộ luật hình sự năm 1999 (đã hết hiệu lực) và tội danh ở Bộ luật hình sự năm 2015 (đang có hiệu lực) cũng như tội danh "Tội tuyên truyền chống Nhà nước" theo điều 88, Bộ luật hình sự năm 1999 không còn được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015.
Để rộng đường dư luận, tránh những thông tin đồn thổi, xuyên tạc sai sự thật về các quyết định của cơ quan Điều tra Công an Thành phố Hà Nội được Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội phê chuẩn đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang, chúng tôi có tham khảo ý kiến của luật sư về vấn đề này như sau:
Theo quan điểm của luật sư, việc khởi tố để điều tra theo hai tội danh ở 2 bộ luật hình sự cũ và mới là đúng theo theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành BLHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 (gọi tắt là Nghị quyết số 41) và Công văn số 04/TANDTC-PC ngày 09/01/2018 của TAND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 41 (gọi tắt là công văn số 04) trong đó xác định: hành vi tuyên truyền chống Nhà nước của Phạm Đoan Trang xảy ra từ trước thời điểm 0 giờ 00 ngày 01/01/2018 và vẫn tiếp tục hành vi này sau ngày 01/01/2018. Điều khẳng định rằng này BLHS năm 1999 chỉ hết hiệu lực đối với những hành vi phạm tội xảy ra sau 0 giờ, 00 phút ngày 01/01/2018, còn những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ, 00 phút ngày 01/01/2018 thì BLHS năm 1999 vẫn còn hiệu lực. Bởi thực tế trong tương lai, các cơ quan tố tụng sẽ còn tiếp tục phải áp dụng BLHS năm 1999 đối với các trường hợp phục hồi điều tra hoặc các trường hợp tội phạm xảy ra trước 0 giờ, 00 phút ngày 01/01/2018, nhưng sau 0 giờ, 00 phút ngày 01/01/2018 mới phát hiện.
Theo đó, việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo hai tội danh để điều tra là hoàn toàn phù hợp với hướng dẫn và thực tiễn khách quan.
Hiện tại, "Tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam" theo điều 88 Bộ luật hình sự 1999 đã được quy định chi tiết, cụ thể hơn ở "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước", Điều 117, Bộ luật hình sự 2015. Nếu như ở trên cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội phải khởi tố điều tra theo cả hai tội danh nhằm đảm bảo tính khách quan của hành vi phạm tội. Điều này không mâu thuẫn với nguyên tắc theo Nghị quyết số 41/2017/QH14.
Chỉ có điều khi áp dụng hình phạt Tòa án có thể lựa chọn hình phạt theo hướng có lợi đối với hành vi tuyên truyền chống Nhà nước của Phạm Đoan Trang theo hình phạt nhẹ hơn ở 1 trong 2 tội danh trên. Lưu ý, chỉ áp dụng nguyên tắc này đối với hành vi tuyên truyền chống Nhà nước xảy ra trước 00 giờ 00 ngày 01/01/2018 còn đối với hành vi xảy ra sau thời điểm này sẽ áp dụng theo điều 117 của Bộ luật hình sự 2015.
Thành Nam