Tại Kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã xem xét thông qua 7 luật, 13 nghị quyết, trong đó có 1 luật và 2 nghị quyết liên quan đến quốc phòng là Luật Biên phòng Việt Nam; Nghị quyết về tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
Tiếp vụ Trương Châu Hữu Danh bị tố gỡ bài tiền tỉ: Thêm bằng chứng quan trọng
Cái 'ngu thiểu năng' của Nguyễn Lân Thắng là thích 'nổi'
Lộ rõ mưu đồ Bùi Thanh Hiếu dựng chuyện 'bắt giữ bà Hồ Thị Kim Thoa' ở Pháp
Không thể chủ quan trước âm mưu chống phá trước thềm Đại hội XIII của Đảng
Trân Văn đừng tự kỷ về niềm tự hào Đại đoàn kết của dân tộc!
Nhận diện bản chất của một số giải thưởng nhân danh nhân quyền
Xử lý nghiêm những kẻ 'ngược dòng'
Cả 3 văn bản quy phạm pháp luật này đều được chuẩn bị khoa học, công phu, tiếp thu tối đa ý kiến của các chuyên gia và người dân, được tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Kết quả này đã khẳng định tính đúng đắn, hợp hiến, hợp lý và hợp lòng dân, đồng thời phản bác đanh thép trước các ý kiến sai trái, xuyên tạc về 3 văn bản quy phạm pháp luật nêu trên.
Với tỷ lệ 94,61% đại biểu tán thành, chiều 11-11, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Trong lúc nhân dân ta, nhất là đồng bào ở vùng biên giới, hải đảo phấn khởi bởi Luật BPVN sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân vào sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) thì vẫn có người “chọc gậy bánh xe”, quy chụp rằng có “lợi ích nhóm” khi xây dựng luật, rằng Luật BPVN sẽ tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các lực lượng...
Sự cần thiết phải ban hành Luật Biên phòng Việt Nam
Việt Nam có đường biên giới đất liền dài hơn 4.500km và bờ biển dài hơn 3.200km với 44 tỉnh, thành phố có BGQG. BGQG là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị. Để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG thì cần thiết phải có hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, thống nhất.
Cách đây hơn 20 năm, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành. Pháp lệnh này chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến BĐBP, chưa đề cập đến các chủ thể khác trong xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG, khu vực biên giới (KVBG). Một số quy định liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân chưa phù hợp với Hiến pháp năm 2013; nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của BĐBP không được quy định trong pháp lệnh mà quy định tại các luật khác và văn bản dưới luật dẫn đến tình trạng khó theo dõi, thiếu thống nhất, gây khó khăn cho quá trình thực thi nhiệm vụ biên phòng của BĐBP. Tổng kết 20 năm thi hành Pháp lệnh BĐBP, các ban, bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố có biên giới đều thống nhất kiến nghị, báo cáo Quốc hội xây dựng Luật BPVN.
Ngày 28-9-2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Chiến lược bảo vệ BGQG”, trong đó nêu rõ “sớm ban hành Luật BPVN”.
Trên cơ sở kết quả tổng kết 20 năm thi hành Pháp lệnh BĐBP và yêu cầu của thực tiễn, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Chính phủ, UBTVQH cho phép xây dựng dự án Luật BPVN. Quá trình thực hiện, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đã tổ chức lấy ý kiến 19 bộ, ngành, UBND 44 tỉnh, thành phố biên giới đối với hồ sơ dự thảo luật; khảo sát, tọa đàm, hội thảo nhiều lần. Dự án Luật BPVN cũng đã được Bộ Tư pháp thẩm định, được các thành viên Chính phủ thảo luận, được Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội thẩm tra; UBTVQH xem xét, kết luận đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ chín và thông qua tại Kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta khi xây dựng Luật BPVN là luật phải thể chế đầy đủ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG; xây dựng lực lượng BĐBP bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật và các điều ước quốc tế về BGQG mà Việt Nam là thành viên. Kế thừa những quy định của Pháp lệnh BĐBP còn giá trị, khắc phục những vướng mắc, bất cập; rà soát, đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành để tránh mâu thuẫn, chồng chéo; đồng thời phát triển, bổ sung các quy định mới nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG. Bám sát các chính sách đã được đánh giá tác động của dự án luật. Nghiên cứu, tiếp thu các quy định pháp luật về công tác biên phòng, tổ chức lực lượng bảo vệ biên giới của một số nước láng giềng, khu vực để vận dụng phù hợp với điều kiện của nước ta.
Trước khi thông qua toàn bộ Luật BPVN, Quốc hội biểu quyết thông qua hai điều, gồm: Điều 10: Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng, có 91,08% tổng số đại biểu tán thành; Điều 5: Nhiệm vụ biên phòng, có 92,74% tổng số đại biểu tán thành. Luật BPVN có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022.
Không chồng chéo, mâu thuẫn với các luật khác
Theo TS Bùi Thanh Tùng, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, Luật BPVN chỉ quy định các nhiệm vụ chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng mà không quy định cụ thể cho từng lực lượng. Quy định như vậy phù hợp và bảo đảm không mâu thuẫn, chồng chéo với các luật khác liên quan. Nhiệm vụ cụ thể của từng lực lượng, cũng như vai trò chủ trì trong từng nhiệm vụ sẽ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan theo quy định của pháp luật; với các nguyên tắc và nội dung phối hợp áp dụng chung cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng, đảm bảo để từng chủ thể chủ động, linh hoạt trong việc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng. Luật BPVN quy định, ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị LLVT đứng chân, hoạt động ở KVBG, cửa khẩu còn có “các cơ quan chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị LLVT nhân dân ở KVBG, cửa khẩu”. Đây là cơ sở để quy định một số chế độ, chính sách cho từng lực lượng.
Thảo luận tại Quốc hội, nhiều đại biểu đã khẳng định không có sự chồng chéo về quyền hạn của lực lượng BĐBP với lực lượng hải quan và lực lượng công an. Hiện nay, lực lượng BĐBP đang trực tiếp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người, phương tiện tại các cửa khẩu, cảng biển do Bộ Quốc phòng quản lý (117 cửa khẩu biên giới đất liền, 37 cửa khẩu cảng biển). Vì vậy, quy định tại khoản 3, Điều 14 trong Luật BPVN là không mới, mà đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật hiện hành như: Luật Công an nhân dân; Luật Quốc phòng; Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam... Việc luật hóa thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở KVBG, cửa khẩu của lực lượng BĐBP hoàn toàn có căn cứ, dựa trên quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vì lợi ích quốc gia, dân tộc, không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ với lực lượng khác.
Từ thực tiễn ở địa phương, đại biểu Nguyễn Văn Sơn (đoàn Hà Tĩnh) cho biết: Lực lượng BĐBP tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với lực lượng hải quan phát hiện, bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm ở KVBG, cửa khẩu, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh BGQG.
Trước thông tin cho rằng có sự chồng chéo, “lợi ích nhóm” trong quy định vai trò, nhiệm vụ của BĐBP trong Luật BPVN, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật đã khẳng định: Việc quy định lực lượng chuyên trách làm nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG là thống nhất với các nghị quyết của Bộ Chính trị, phù hợp với Luật BGQG năm 2003, Luật An ninh quốc gia năm 2004, Luật Công an nhân dân năm 2018, Luật Quốc phòng năm 2018... Sự phù hợp đó không có điều gì phải bàn cãi, vì nhiệm vụ "gác cửa" BGQG được Nhà nước giao cho BĐBP, cho nên, BĐBP phải là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ BGQG.
Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Chính ủy BĐBP cho biết, ngay từ những ngày đầu thành lập lực lượng, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 19-11-1958 của Bộ Chính trị về xây dựng lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên cương đã khẳng định: “Lực lượng cảnh vệ này có nhiệm vụ trấn áp mọi hành động phá hoại của bọn phản cách mạng trong nước và bọn phản cách mạng nước ngoài xâm nhập phá hoại nước ta, luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ an ninh biên giới, bờ bể, giới tuyến và nội địa, bảo vệ an toàn cho các cơ sở kinh tế, văn hóa quan trọng”.
Không chỉ các đại biểu Quốc hội, cán bộ BĐBP mà rất nhiều cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ở biên giới rất phấn khởi khi được tin Quốc hội đã thông qua Luật BPVN. Đồng chí Đoàn Quốc Chính, Bí thư Huyện ủy Hạ Lang (Cao Bằng) nói: “Luật BPVN sẽ là cơ sở pháp lý để lực lượng BĐBP tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên biên giới; tham mưu cho chính quyền địa phương trong sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội ở KVBG gắn với củng cố quốc phòng-an ninh. Từ đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng KVBG phát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh BGQG, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở KVBG”.
Kiên quyết đấu tranh với các thông tin sai lệch, xuyên tạc
Cuối tuần qua, Thiếu tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP đã chủ trì hội nghị triển khai các nhiệm vụ cụ thể trong BĐBP để sớm đưa Luật BPVN đi vào cuộc sống khi có hiệu lực thi hành.
Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, nguyên Phó tư lệnh BĐBP, đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, việc thông qua Luật BPVN với số phiếu tán thành cao thể hiện uy tín của lực lượng BĐBP và sự ghi nhận của nhân dân và đại biểu Quốc hội về công lao to lớn của BĐBP trong quá trình hơn 61 năm xây dựng và phát triển, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh BGQG, giúp đồng bào các dân tộc ở KVBG phát triển. Để sớm đưa Luật BPVN đi vào cuộc sống, Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh đề nghị các cơ quan chức năng cần chủ động triển khai xây dựng đề cương các thông tư, nghị định hướng dẫn một số điều của Luật BPVN; tổ chức tập huấn, tuyên truyền để đưa Luật BPVN đến với người dân cả nước.
Kết luận hội nghị, Thiếu tướng Lê Đức Thái yêu cầu các cơ quan chức năng của BĐBP phải khẩn trương triển khai các nội dung phục vụ công tác tổng kết xây dựng Luật BPVN và bắt tay ngay vào xây dựng đề cương các văn bản để trình Chủ tịch nước ký công bố Luật BPVN; các văn bản hướng dẫn thi hành, sớm đưa Luật BPVN đi vào cuộc sống, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh BGQG; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở KVBG và xây dựng KVBG vững mạnh toàn diện.
Song song với việc xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BPVN, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cử tri và nhân dân hiểu đúng các quy định trong Luật BPVN, kiên quyết đấu tranh với các thông tin sai lệch, xuyên tạc về đạo luật này. Cần vạch rõ bản chất thâm độc của các đối tượng phản động cố tình đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc, bóp méo, vu khống việc xây dựng các đạo luật như là cuộc “tranh giành quyền lực”, “tranh giành lợi ích”, gây hoang mang dư luận xã hội, ảnh hưởng đến mối quan hệ đoàn kết giữa 3 lực lượng quân đội, hải quan và công an. Đặc biệt là âm mưu gây chia rẽ của các đối tượng phản động với thủ đoạn tập trung công kích công tác phối hợp giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và lực lượng hải quan; bịa đặt rằng việc quân đội tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm là không đúng chức năng, nhiệm vụ của quân đội, là vi phạm Hiến pháp. Các đối tượng còn trắng trợn bịa đặt, xuyên tạc quân đội tham gia phá các vụ án tiêu cực, tham nhũng là “lấn sân”, qua đó, hạ thấp uy tín, vai trò lực lượng công an nhân dân(!)...
Thực tế đã khẳng định, mối quan hệ mật thiết, keo sơn, tình cảm tốt đẹp giữa quân đội, công an, hải quan trong bao năm qua được bắt nguồn từ chính bản chất, chức năng, nhiệm vụ của 3 lực lượng này, được Đảng, Bác Hồ và nhân dân sáng lập, rèn luyện, xây dựng và trưởng thành đến ngày nay. Đặc tính đoàn kết giữa 3 lực lượng vừa phản ánh nhu cầu khách quan của lịch sử cách mạng nước ta, đồng thời cũng phản ánh nguồn gốc, bản chất, nguyên tắc của các LLVT nhân dân Việt Nam “trung với Đảng, hiếu với dân”, luôn kiên định, vững vàng, tuyệt đối tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.
>>Mời bạn đọc tiếp: Bài 2: Việt Nam tham gia lực lượng 'mũ nồi xanh' - hoàn thiện luật pháp cho một chủ trương đúng
ĐỖ PHÚ THỌ - HỒ QUANG PHƯƠNG - NGUYỄN CHIẾN THẮNG (QĐND)