Có một hiện tượng kỳ quặc lặp đi lặp lại đã nhiều năm nay là mỗi khi một nguyên thủ nước ngoài nào đó thăm Việt Nam là HRW (Tổ chức Theo dõi nhân quyền) lại gửi thư hoặc ra thông cáo báo chí đề nghị vị nguyên thủ quốc gia đó “gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền”, kèm theo là danh sách một số người vi phạm pháp luật Việt Nam và đã bị xử án tù mà HRW ngang nhiên đổi trắng thay đen để gán cho nhãn hiệu “tù nhân lương tâm”.
Lợi dụng góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội XIII để kích động chống phá Đảng, Nhà nước
Đừng 'soi mói' để 'đả kích' với dụng ý xấu về hoạt động từ thiện của cá nhân những người nổi tiếng
'Thuyết âm mưu' của những kẻ lật sử Cách mạng Tháng Mười
Luận điệu lố bịch: 'Cách mạng Tháng Mười Nga là một sai lầm của lịch sử'
Việc làm từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên: Đừng cố tình 'hướng lái' thiếu thiện chí!
Tuy nhiên, đòi hỏi của HRW chưa được nguyên thủ quốc gia nào quan tâm, những tuyên bố chung sau chuyến thăm không những không đề cập tới yêu cầu của HRW, mà còn ca ngợi thành tích của Việt Nam về nhân quyền, ca ngợi đóng góp của Việt Nam trong khi tham gia cùng nhân loại giải quyết vấn đề nhân quyền. Sau mỗi lần như vậy, HRW lại hậm hực công bố thư hoặc thông cáo báo chí có ý trách móc, phê phán, làm như HRW là tổ chức duy nhất trên thế giới biết nhân quyền là gì!
Vừa qua cũng vậy, trước khi Thủ tướng Nhật Bản Y.Suga đến thăm Việt Nam, HRW lại tiếp tục thói quen cũ cũng ra thông cáo báo chí đề nghị ông Y. Suga gây sức ép lên chính quyền Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Trong thông báo, không biết HRW ảo tưởng nghĩ mình có quyền lực ghê gớm đến mức nào mà P.Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của HRW, lại ngông nghênh đòi hỏi “Thủ tướng Suga, cả công khai lẫn riêng tư, nên cho thấy Nhật Bản nghiêm túc trong các tuyên bố về chính sách của mình để cổ võ cho nhân quyền ở nước ngoài”! Rồi bẽ bàng như bao nhiêu lần trước, đòi hỏi của HRW chẳng được quan tâm. Đang hậm hực thì có tin sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Y. Suga, Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố khoản tài trợ 300 triệu yên (2,84 triệu USD) cho Bộ Công an Việt Nam mua các thiết bị không xác định cho việc tăng cường biện pháp chống khủng bố, duy trì trật tự công cộng, đóng góp vào việc ổn định xã hội ở Việt Nam, ngay lập tức HRW vội vàng chộp ngay để ra thông cáo xuyên tạc. Phải nói rằng luận điệu của HRW trong thông cáo này là không thể chấp nhận, HRW đã vượt qua giới hạn trơ tráo khi coi khoản tài trợ của Nhật Bản “chỉ giúp cảnh sát dễ dàng đàn áp dã man các cuộc biểu tình ôn hòa”, rồi vu cáo Bộ Công an Việt Nam là “cơ quan cấp bộ của Việt Nam xâm phạm nhân quyền nặng nề nhất”, coi việc công an Việt Nam bảo vệ pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, giữ gìn bình yên xã hội là xâm phạm nhân quyền… Nực cười hơn, HRW còn tùy tiện đề nghị người đóng thuế cho chính phủ ở Nhật Bản “yêu cầu chính phủ đề cao các nguyên tắc nhân quyền trong các chương trình tài trợ nước ngoài”; thậm chí đưa ra khuyến nghị lố lăng là Nhật Bản nên “kêu gọi Chính phủ Việt Nam thực hiện cải cách thể chế lớn trong Bộ Công an”!
Đến mức này thì đúng là những người ở HRW không còn biết thế nào là lố bịch, vô lối. Họ tưởng khi đã tự nhận là tổ chức quốc tế thì họ có quyền xâm phạm, can thiệp và chỉ đạo công việc nội bộ của mọi quốc gia? Bi hài, đáng xấu hổ là đúng thời điểm HRW la lối om xòm về nhân quyền ở Việt Nam, về viện trợ của Chính phủ Nhật Bản giúp Bộ Công an Việt Nam thì báo chí Mỹ lại tiết lộ Mỹ coi một số tổ chức như HRW, AI (Ân xá Quốc tế), OXFAM (Giải pháp cho nghèo đói và bất công) là bài Do Thái, đang xem xét khuyến nghị không nên ủng hộ. Dù đó mới là dự kiến thì cũng là thêm một lý do để HRW phải xem lại để hành xử cho phù hợp với thế giới văn minh.
Tư Nguyên (báo Thời nay)