(Tindautruongdanchu)-Trước thềm tổ chức đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII bên cạnh việc làm tốt công tác chuẩn bị cho tổ chức đại hội. Đảng và Nhà nước ta đang tăng cường các hoạt động phòng chống tự diễn biến tự chuyển hóa nhất là trên mặt trận tư tưởng.
Nhà báo Huynh Long bị tố 'lừa tiền' từng là một tên tội phạm lừa đảo ?
Chiến hữu của Trương Châu Hữu Danh bị tố 'lừa tiền' đăng bài
Khởi tố, bắt giam Nguyễn Văn Lâm về hành vi 'Tuyên truyền chống Nhà nước'
Truy tố Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn về tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước'
Linh mục Phạm Văn Lộc 'ấu trĩ' hay cố tình tuyên truyền 'nhảm' về hiện tượng lũ lụt ở Miền Trung
Chân tướng các quỹ nhân danh 'dân chủ'
Ngày 10/11/2020 trên trang
tin và trang mạng facebook của RFA lại tiếp tục đưa ra bài viết dưới dạng phân
tích, bình luận về nhưng thông tin liên quan đến thảo luận ở tổ về văn kiện
trình Đại hội XIII, theo đó tác giả mang danh giáo sư biến chất Nguyễn Đình Cống
lại ‘chịu khó’ ngồi ‘mày mò bới lông, tìm vết’ trong những lời phát biểu ấy.
Nguyễn Đình Cống suy luận cho rằng: “Một chính quyền dựa trên sự bất nhất, bảo
kê lẫn nhau để họ cùng chung mục đích là hưởng quyền lợi nhưng bên ngoài lại
nói bảo vệ đảng, tức độc quyền. Nên sinh ra cán bộ đảng viên nước nổi thì nổi
theo chứ không bao giờ đi trước, sáng tạo, chiến đấu với những cái sai trong
nội bộ đảng, hay đột phá khoa học kỹ thuật, công nghệ, xã hội, chính trị. Họ
không bao giờ làm và có thể họ nhìn thấy cũng không làm. Đấy là chuyện tất yếu
của bộ máy đã duy trì quá lâu thể chế một đảng, một chính quyền không có sự
giám sát dấu tranh thanh lọc cuẩ người dân ”.
Cụm từ bất nhất mà bài viết nêu ra nghĩa là không thống nhất.
Bảo kê lẫn nhau nghĩa là những hành vi bảo đảm có tính bất hợp pháp của một thế
lực cho những hoạt dộng trái pháp luật, mang tính không hợp pháp. Như vậy chúng
ta có thể thấy rằng nội dung đầu tiên bài viết khẳng định cho rằng cơ chế lãnh
đạo, hoạt động của Đảng và Nhà nước ta dựa trên sự bảo kê, che đỡ cho nhau của
các thế lực và hoàn toàn không có sự thống nhất. Trong khi đó Nhà nước ta là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tất cả mọi hoạt động đều được thực thi theo
pháp luật. Bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào vi phạm đều bị xử lý nghiêm theo
quy định. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã
hội được tổ chức một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương đồng thời hoàn
toàn không có sự phân chia bè cánh, đảng phái. Do đó nếu nói như bài viết cho
rằng “Một chính quyền dựa trên sự bất
nhất, bảo kê lẫn nhau” là hoàn toàn sai trái.
Cùng với đó ở đất nước ta ngay từ khi thành lập, Đảng ta
luôn kiên định mục tiêu: Đảng không có lợi ích nào khác ngoài đem lại lợi ích
cho nhân dân.. Lấy dân làm gốc, tập trung và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân. Mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đều
xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Như vậy có thể nói rằng nhân dân chính là chủ thể mọi
hoạt động của đất nước. Đảng chỉ là người đứng ra giúp họ thực hiện mọi quyền dân chủ
và thực hiện lợi ích của mình. Bởi vậy nếu nói rằng “mục đích của chính quyền là hưởng quyền lợi
nhưng bên ngoài lại nói bảo vệ đảng, tức độc quyền” liệu có đúng hay không?
Hơn thế nữa nội dung bài viết còn khẳng định “Nên sinh ra cán bộ đảng viên nước nổi thì
nổi theo chứ không bao giờ đi trước, sáng tạo, chiến đấu với những cái sai
trong nội bộ đảng, hay đột phá khoa học kỹ thuật, công nghệ, xã hội, chính trị.
Họ không bao giờ làm và có thể họ nhìn thấy cũng không làm”. Như vậy bài
viết đã ý chỉ cán bộ đảng viên chỉ là thành phần ăn theo quần chúng, đi sau
quần chúng nhân dân, thậm chí không phải là tấm gương để quần chúng nhân dân
noi theo. Trong khi đó đảng viên lại chính là những người tiền phong của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động. Họ không chỉ là người xuất thân từ chính
quần chúng nhân dân mà họ còn chính là người tực tiếp tiếp thu, lĩnh hội đường
lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước tới quần chúng
nhân dân, hướng dẫn, giúp đỡ họ thực hiện. Như vậy xét về mặt nguyên tắc thì họ
phải là người hiểu trước, đi trước, làm trước sau đó cùng quần chúng nhân dân
thực hiện. Bởi vậy không thể có chuyện “nước
nổi thì nổi theo chứ không bao giờ đi trước, sáng tạo, chiến đấu. Họ không bao
giờ làm và có thể họ nhìn thấy cũng không làm” như nội dung bài viết khẳng định.
Trên thực tế rất nhiều cán bộ đảng viên đang tiên phong trên mọi
mặt trận, mọi phong trào. Họ không những làm tốt chức trách nhiệm vụ của bản
thân mình mà còn ra sức cống hiến vì tổ chức, vì cộng đồng. Thậm chí sự cống
hiến đó phải đánh đổi bằng số phận và cả tính mạng, điều mà chúng ta đã thấy
một cách rất rõ ràng trong hoạt động giải cứu, trợ giúp đồng bào lũ lụt miền
trung vừa qua.
Cùng với đó Đảng cũng luôn thẳng thắn thừa nhận những thiếu
sót, sai lầm trong việc thực hành dân chủ trong quá trình lãnh đạo đất nước, nhất
là thời kỳ kế hoạch hóa.. Đảng đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót,
khuyết điểm xuất phát từ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của việc thực hành dân chủ.
Trên cơ sở nhận ra những thiếu sót, hạn chế và tìm ra nguyên nhân dẫn đến những
thiếu sót, hạn chế trong công tác lãnh đạo Đảng ta đã đề ra những chủ trương
đúng đắn về xây dựng, phát huy dân chủ trong đó chú trọng thực hành dân chủ
trong Đảng nhằm chăm lo, củng cố sự liên hệ giữa Đảng và nhân dân, khắc phục bệnh
quan liêu, cùng với việc thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ.
Như vậy có thể thấy rằng Đảng luôn tự soi và gột rửa bản thân mình để
làm thế nào đem lại hết thảy lợi ích cho quần chúng nhân dân như lời dạy của chủ
tịch Hồ Chí Minh. Như vậy nếu nói rằng “họ không dám chiến đấu
với những cái sai trong nội bộ đảng” liệu có đúng hay không?
Nội dung cuối cùng mà bài viết khẳng định lại
là những câu nói hết sức nực cười “Đấy là
chuyện tất yếu của bộ máy đã duy trì quá lâu thể chế một đảng, một chính quyền
không có sự giám sát dấu tranh thanh lọc cuẩ người dân”.
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25); “Công dân có quyền tham gia quản lý
nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các
vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước” (Điều 28); “Mọi người có quyền khiếu nại,
tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp
luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” (Điều 30). Hiến pháp năm 2013 cũng quy định
trách nhiệm của Nhà nước: “ tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước
và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị
của công dân” (Điều 28, khoản 2).
Như vậy liệu “chính quyền không có sự
giám sát dấu tranh thanh lọc cuẩ người dân” như bài viết khẳng định hay không?
Trong giai đoạn hiện nay lợi dụng vấn đề dân chủ các thành phần
chủ nghĩa cơ hội xét lại luôn tìm cách để
chống lại Đảng và Nhà nước ta. Với những lập luận hết sức vô lý nhằm phủ định lịch
sử, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ định con đường đi lên chế độ xã hội
chủ nghĩa của đất nước ta. Do đó mỗi cán bộ chiến sĩ cần nhận thức đúng đắn
tránh để các lực lượng phản động dụ dỗ, mua chuộc đi ngược lại với lợi ích của
nhân dân, của dân tộc.
Đặng Dương