Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, November 20, 2020 , 9 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Sáng 18/11, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam-Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2020); trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nhận diện bản chất của một số giải thưởng nhân danh nhân quyền

Xử lý nghiêm những kẻ 'ngược dòng'

Ngay sau đó, ngày 19 tháng 11 năm 2020, đối tượng Trần Văn đã có bài viết trên blog của VOA Tiếng Việt với những lời lẽ thô tục, xuyên tạc nhằm kích động, phản bác lại tinh thần dân chủ, thân ái, bình đẳng, tôn trọng, thông cảm lẫn nhau. Nói xấu và bôi nhọ bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Trần Văn  này đã đưa ra những lý lẽ vô căn cứ nhằm tiếp tục chống phá Đảng, nhà nước nhân lễ k niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam-Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2020) nam bằng cách đặt ra các câu hỏi như: Dân chủ là gì; làm sao để phát huy dân chủ; làm gì để bảo đảm sự bình đẳng; rồi vai trò lãnh đạo của Đảng, Mặt trận tổ quốc với người dân Việt Nam như thế nào. Sau hàng loạt những câu hỏi đặt ra là những câu tự trả lời thiếu lý lẽ, không có tính khách quan, quy chụp và cố tình lờ đi tính lịch sử, tính dân tộc trong lịch sử phát triển của cách mạng Việt Nam.

Blog của Trần Văn trên VOA 


Mục đích chính là bôi đen bài phát biểu của  Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để suy diễn, quy kết, đổ lỗi với những luận cứ, luận điệu của những kẻ cố gắng xuyên tạc, chống phá chế độ.

Để mỗi người có thể nắm được, hiểu rõ quan điểm chủ trương của đảng, vị trí vai trò của mặt trận tổ quốc, tôi xin trích lại nguyên văn toàn bộ bài diễn văn và phát biểu tại lkỷ niệm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Ông cha ta đã từng tổng kết: "Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"; "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết"; "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng"; "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"...

Trong thời đại Hồ Chí Minh, xây dựng ý chí và tinh thần đoàn kết được xác định là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác Hồ đã nói: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công."

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất 18/11 hằng năm đã trở thành Ngày truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là "Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc." Suốt 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam  đã ra sức hoạt động, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Kể từ ngày thành lập đến nay, ở bất kỳ thời kỳ nào, tổ chức Mặt trận cũng thể hiện rất rõ và thực hiện rất tốt vai trò, vị trí của mình, luôn trung thành với tôn chỉ, mục đích tập hợp các tầng lớp nhân dân thành một khối đoàn kết thống nhất về ý chí và hành động, tinh thần và lực lượng, tạo thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc để hoàn thành những mục tiêu cách mạng cao cả do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.

Trong công cuộc đổi mới, với nhiều hình thức tổ chức và vận động nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã góp phần quan trọng cùng với Đảng, Nhà nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giải quyết những khó khăn về đời sống, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng-an ninh, khơi dậy khát vọng phát triển, phát huy ý chí, sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất và đồng thuận trong xã hội; tích cực tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp, các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; các văn kiện trình đại hội đảng bộ các cấp; kiến nghị với Đảng và Nhà nước nhiều nội dung quan trọng, góp phần hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, triển khai sâu rộng và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần thi đua sáng tạo và huy động các nguồn lực trong xã hội, tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có nhiều cố gắng, nỗ lực đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, đẩy mạnh thực hành dân chủ ở cơ sở, thực hiện giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Trong suốt 90 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xứng đáng là tổ chức đại diện của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Với những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đã hai lần vinh dự được trao tặng Huân chương Sao vàng - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những cố gắng, nỗ lực, sự đóng góp, cống hiến to lớn và những bước phát triển của Mặt trận qua các chặng đường lịch sử, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị trước tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, đất nước ta bên cạnh những thuận lợi, thời cơ, vẫn phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt ba nhiệm vụ trọng tâm.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục xây dựng và tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên quyết, kiên trì bảo vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh; nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo - cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, và chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc." Đại đoàn kết dân tộc là chủ trương chiến lược, có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại của cách mạng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng của Đảng ta, là biểu trưng sinh động của tư tưởng đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.

Mặt trận Tổ quốc cần động viên, phát huy tốt hơn nữa vai trò đoàn kết các giai tầng, nêu cao vai trò của các cá nhân tiêu biểu trong các giới đồng bào, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và lợi ích thiết thực của mỗi tầng lớp nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chung.

Mặt trận các cấp cần phát huy dân chủ, tinh thần thân ái, trao đổi, bàn bạc, bảo đảm sự bình đẳng, tôn trọng, thông cảm lẫn nhau; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần, giai cấp; chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc để Mặt trận các cấp phải thực sự là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội, đóng góp trí tuệ, công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, trong giai đoạn mới, Mặt trận Tổ quốc cần thực hiện tốt hơn nữa vai trò nòng cốt trong việc chủ trì hiệp thương, phối hợp với các cấp chính quyền và các tổ chức thành viên, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, triển khai sâu rộng và có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; tiếp tục tổ chức tốt Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh," "Người Việt Nam ưu tiên, dùng hàng Việt Nam", phong trào thi đua "Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế", bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, lan tỏa, sát hợp với thực tế.

Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần làm tốt hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Bộ Chính trị; tăng cường giám sát để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao, ổn định xã hội, phát triển toàn diện và bền vững đất nước.

Qua bài phát biểu của Tổng Bí thư, chủ tịch nước chúng ta thấy rõ vai trò, vị trí của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong thực hiện và phát huy quyền chính trị, giữ vững đại đoàn kết dân tộc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền Tổ quốc. Nhưng luận điệu xuyên tạc, đi ngược với xu thế chung của dân tộc như Trần Văn không thể làm lu mờ vị trí, vai trò này.

Phú Hùng

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X