Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, November 04, 2020 , 0 bình luận

(Tindautuongdanchu)-Cơ chế “Đảng cử dân bầu” thực ra đã và đang được áp dụng ở nhiều nước, kể cả ở các nước tư bản như Anh, Mỹ, các đảng cũng cử ứng viên của mình trước, để dân bầu sau với nhiều thủ đoạn lắt léo trong tranh cử. Bài viết này không phê phán cơ chế bầu cử của nhà nước tư sản mà chỉ nhấn mạnh rằng, không có cuộc bầu cử nào không mang tính giai cấp và không có bóng dáng của các đảng chính trị.

Cảnh giác với kiểu quy chụp, suy diễn nguy hiểm

Trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Bầu cử Tổng thống Mỹ, đó luôn là cuộc cạnh tranh của 2 ứng cử viên là do 2 đảng lớn nhất của Mỹ là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa “cử ra”. Bạn có thể chọn một người khác không? Không! Bạn chỉ có thể chọn 1 trong 2 người đó.

Nhưng phiếu của bạn cũng chỉ là phiếu phổ thông, quyết định Tổng thống là ai thuộc về 538 đại cử tri, thực tế không phải đại cử tri nào cũng bầu tổng thống theo ý bạn. Đã từng có 157 đại cử tri có lá phiếu ngược với lá phiếu họ đã cam kết với cử tri phổ thông trước đó. Có 21 bang không có quy định bắt buộc Đại cử tri phải trung thành với lời cam kết.

RFA, VOA loan tải những thông tin phê phán 'Đảng cử, dân bầu' ở Việt Nam



Kỳ Bầu cử Tổng thống năm 2000 ứng cử viên Đảng Dân chủ là Al Gore giành đa số phiếu phổ thông nhưng lại thất bại giành đa số phiếu của đại cử tri đoàn.  Kỳ Bầu cử Tổng thống năm 2016, bà Hillary Clinton có số lượng phiếu bầu phổ thông lớn hơn so với ứng cử viên Donald Trump, nhưng vẫn là người thua cuộc.

Đúng như Tổng thống Nga, V. Putin từng nhận xét: "Ở Mỹ, bạn sẽ phải đi bầu đại cử tri để họ lựa chọn Tổng thống còn ở Nga, Tổng thống được bầu theo mô hình phổ thông đầu phiếu toàn dân. Do đó, bầu cử ở Nga dân chủ hơn ở Mỹ".

Đại cử tri được bầu ra như thế nào ... xin thưa cũng là đảng cử

Để trở thành Đại cử tri, một người cần trải qua hai vòng bầu cử. Đầu tiên, các ĐẢNG ở mỗi bang sẽ chọn một loạt ứng viên đại cử tri tiềm năng trước ngày bầu cử. Tiếp đó, vào ngày bầu cử, cử tri phổ thông tại mỗi bang sẽ chọn ra đại cử tri ở bang đó bằng cách bỏ phiếu. Cụ thể:

Vòng 1: 

Không có quy định thống nhất về phương thức lựa chọn Đại cử tri trên toàn quốc mà mỗi bang có một quy định riêng. Về cơ bản, các ĐẢNG sẽ đề cử một danh sách đại cử tri tiềm năng tại KỲ HỌP ĐẠI HỘI ĐẢNG của bang mình hoặc họ có thể chọn thông qua một cuộc bỏ phiếu tại ỦY BAN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG.

Đây là những người có đóng góp nhiều cho ĐẢNG hoặc các quan chức dân cử của bang hoặc lãnh đạo của ĐẢNG đó hoặc là người có quan hệ chính trị hoặc cá nhân với ứng viên tổng thống của ĐẢNG mình.

Vòng 2:

Cử tri phổ thông sẽ cùng lúc chọn ra Tổng thống và Đại cử tri. Việc này thực hiện trên cùng 1 lá phiếu Tên của đại cử tri tiềm năng có thể có hoặc không xuất hiện trên lá phiếu, (nếu có thì tên họ sẽ nằm dưới tên ứng viên tổng thống), tùy thuộc vào quy trình bầu cử và phương thức bỏ phiếu ở từng bang. Tuy nhiên cũng xuất hiện tình trạng tiếng nói của Đại cử tri không phản ánh đúng quanđiểm của cử tri phổ thông khi Đại cử tri không giữ cam kết ủng hộ ứng cử viên Tổng thống như sự lựa chọn của cử tri phổ thông.

Bên cạnh bầu Tổng thống không thể không nhắc đến bầu cử hạ viện và thượng viện Mỹ

Bầu Hạ viện:

Tổng số dân biểu có quyền biểu quyết hiện tại là 435, nhiệm kỳ 2 năm. Các cuộc bầu cử để chọn dân biểu được tổ chức cứ mỗi năm chẵn một lần, vào ngày thứ ba đầu tiên sau ngày thứ hai đầu tiên trong tháng 11. Thường thường các đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ chọn ra các ứng cử viên của họ tại mỗi khu quốc hội bằng các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức vài tháng trước đó. Các luật lệ ứng cử dành cho các đảng viên độc lập hoặc đảng viên thuộc Đảng phái thứ ba thì thật khác nhau theo từng tiểu bang.

Thượng viện: Số ghế 100, nhiệm kỳ 6 năm.

Thông thường, một cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức cho các đảng Cộng hòa và Dân chủ trước tiên, theo sau là tổng tuyển cử vài tháng sau đó. Luật lệ bầu cử dành cho các ứng cử viên độc lập và các đảng thiểu số thì khác nhau theo từng tiểu bang. Người đắc cử là ứng cử viên nhận được đa số phiếu phổ thông. Tại một số tiểu bang, bầu cử lần hai được tổ chức nếu như không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu.

Tỷ lệ đảng viên của 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ở Thượng viện và Hạ viện Mỹ chiếm gần như tuyệt đối.

Những luận điệu cố tình hiểu sai về bầu cử ở Việt Nam

“Cần xóa cơ chế Đảng cử dân bầu”, “phải sửa luật bầu cử”, “cần xóa bỏ cơ chế hiệp thương”… đó là những cụm từ xuất hiện trên không ít đài báo hải ngoại, trang mạng xã hội có nội dung chống phá Nhà nước gần đây, nhất là sau thất bại của nhiều “nhà dân chủ” tự ứng cử tại vòng hiệp thương thứ 3 của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Họ hô hào: “Để lập được một quốc hội có năng lực thì trước hết phải kiên quyết bỏ hẳn cách Đảng cử dân bầu, Mặt trận độc quyền giới thiệu. Phải mở rộng đường cho việc tự ứng cử và vận động ứng cử tự do”.

Trước hết, để không sa vào ma trận xuyên tạc, cần khẳng định ngay rằng, cách gọi “Đảng cử dân bầu” có phần nôm na, chưa phản ảnh đúng hoàn toàn nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo bầu cử. Trên thực tế, theo Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hiện hành, số lượng, cơ cấu, thành phần, nhân sự ứng cử, đề cử đại biểu Quốc hội và HĐND được xác lập theo một quy trình chặt chẽ, đúng pháp luật, do các cơ quan bầu cử, tổ chức chính trị, xã hội khác nhau thực hiện, triển khai, hoàn toàn không phải chỉ do “Đảng cử” rồi “dân bầu” như cách hiểu cơ học, máy móc ai đó nêu ra.

Có thể thấy ngay số lượng, cơ cấu, thành phần, nhân sự ứng cử, đề cử đại biểu Quốc hội không phải do Đảng áp đặt, “đạo diễn” như một số trang mạng rêu rao.

Chỉ bằng một cú nhấp chuột vào trang web của Quốc hội, sẽ tìm thấy ngay Nghị quyết số 1135/2016/UBTVQH13, ngày 22-1-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XIV, quy định chi tiết phân bổ ứng cử viên tới từng bộ, ngành, địa phương, người trong Đảng và ngoài Đảng.

Nếu ai đòi xóa cơ chế “Đảng cử dân bầu” thì sang Mỹ và Châu Âu kêu gọi họ làm trước. Hãy nhận thức cho đúng, Mỹ, Anh và nhiều nước Châu Âu không nói gì đến cơ chế “Đảng cử dân bầu” ở nước họ nhưng thực tế họ thực hiện không khác gì ta. Một lần nữa tôi muốn khẳng định lại với các bạn: không có cuộc bầu cử nào không mang tính giai cấp và không có bóng dáng của các đảng chính trị.

Mạnh Tuân

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X