Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, December 04, 2020 , 0 bình luận

Vừa qua tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của nhiều người Việt Nam ở trong  nước và ngoài nước. Nhân hội nghị, ngày 27-11 trên trang Trực Diện TV, ông Minh Giang - người Mỹ gốc Việt, đã chia sẻ một số suy nghĩ của mình, và dưới đây là bản lược ghi.  Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Sao vẫn ngoan cố lợi dụng người khuyết tật để chống phá Việt Nam

Nhận diện thủ đoạn chống phá lực lượng CAND thời gian gần đây

Triệu tập đối tượng Nguyễn Thúy Hạnh vì có liên quan đến hoạt động của quỹ 'tài trợ khủng bố'

Thanh niên Quân đội trong phòng, chống tác động tiêu cực từ mạng xã hội 

Không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch hòng chống phá Đại hội XIII

Thủ đoạn 'ăn tiền' từ hải ngoại cho nhà đấu tranh dân chủ mà Tạ Phong Tần sẽ công khai ?


Đến thời điểm hiện nay có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam đang sinh sống tại khoảng 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo thời gian, và sự phát triển thì số lượng người gốc Việt ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam còn tăng lên nữa. Việt Nam xác định đây là một bộ phận rất quan trọng, như Nghị quyết 36 (Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài) đã khẳng định. Tại Mỹ, những người có ác cảm với chính quyền Việt Nam, chống đối chính quyền Việt Nam, hay các tổ chức đảng phái, đoàn thể muốn đấu tranh lật đổ chính quyền Việt Nam, “đấu tranh dân chủ nhân quyền”,… coi Nghị quyết 36 như là một “đối thủ ghê gớm” cần phải chống phá. Họ coi Nghị quyết 36 là “cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản Việt Nam muốn thò bàn tay vào cộng đồng người Việt Nam chống cộng”. 

Ông Minh Giang trên kênh Trực diện TV bình luận về Nghị quyết 36 với cộng đồng người Việt

Nghị quyết 36 của Việt Nam ban hành năm 2004, khi đó số người Việt Nam ở nước ngoài khoảng chừng 2,6 đến 2,7 triệu người. Giờ con số này đã là 5,3 triệu người, tức là chỉ trong vòng 16 năm đã tăng gấp hai lần. Nghị quyết 36 xác định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, xác định chủ trương, chính sách đưa ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài được về thăm đất nước, được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xin lại quốc tịch hoặc mua nhà cửa, bảo đảm các quyền lợi của người Việt Nam sống ở nước sở tại, hoặc ngay ở Việt Nam. Nghị quyết 36 cũng nhắc đến việc tạo điều kiện để người Việt ở nước ngoài đóng góp xây dựng các chương trình, chính sách, hoặc tham gia các sự kiện lớn về chính trị, văn hóa... của đất nước. Thí dụ sắp tới là Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII tiến hành tháng 1-2021. Thời gian qua các dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng được đưa ra để lấy ý kiến của mọi người, trong đó có kiều bào. Chúng ta thấy đây là điểm đổi mới. Người Việt Nam ở nước ngoài được can thiệp sâu hơn, đúng hơn là có trách nhiệm nhiều hơn với sự chuyển mình của đất nước. Bây giờ Việt Nam có những sự khác biệt so với trước kia, phù hợp với xu thế chung trong hội nhập. Nghị quyết 36 muốn người Việt Nam ở nước ngoài nên trở về. Cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phải có trách nhiệm xúc tiến vấn đề này và thực tế các cơ quan đó hoạt động càng lúc càng có hiệu quả hơn, như bảo hộ công dân ở các nước. Ngay tại Mỹ cũng vậy, giờ có ba cơ quan ngoại giao của Bộ Ngoại giao Việt Nam làm việc rất hiệu quả. Số lượng người Việt Nam ở Mỹ cũng tới 2,3 triệu người, và nhiều người trong số đó hằng năm vẫn đi về Việt Nam như du học sinh, người Việt Nam thực hiện thủ tục pháp lý liên quan hàng loạt các vấn về dân sự, hành chính, quốc tịch, hoặc đầu tư, bảo lãnh… Bất cứ vấn đề gì người Việt Nam ở nước ngoài cũng được bảo hộ, được giúp đỡ rất nhiều. Về phía chính quyền Việt Nam, các quan chức cao cấp, thí dụ như các nguyên thủ khi quan hệ với các nước cũng thường đề nghị chính quyền sở tại giúp đỡ kiều bào Việt Nam, giúp đỡ người Việt Nam đang sống ở đất nước đó có điều kiện hội nhập, hiểu biết. Có lẽ chỉ những người chống đối ở Mỹ thì không thích điều đó. Tuy nhiên, vị thế của Việt Nam càng lúc càng lớn. Trong các văn kiện, ký kết quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ đã cho thấy hai nước có quan hệ song phương về kinh tế rất mạnh, và hợp tác trong khu vực cũng ngày càng chặt chẽ hơn. Ở châu Âu, ở châu Phi, Trung Đông, vị thế Việt Nam cũng ngày càng cao, và việc kết nối, bảo hộ công dân Việt Nam ngày càng tốt.

 
Nghị quyết 36 khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, cùng với đó là chiến lược, chính sách đi kèm tạo điều kiện để người Việt Nam được hưởng quyền lợi và đóng góp nhiều hơn. Sau đó Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục ban hành Chỉ thị 45 (Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19-5-2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới) nhằm sự thúc đẩy Nghị quyết 36, khẳng định truyền thống đại đoàn kết dân tộc, sự kết hợp giữa người dân trong nước và ngoài nước. Chỉ thị 45 nhắc lại niềm tự hào dân tộc, mục tiêu chung của người Việt Nam là giữ vững nền độc lập, thống nhất đất nước, và phấn đấu vì dân chủ, công bằng, văn minh; xóa bỏ mặc cảm, định kiến; không ai bị phân biệt đối xử, không nhắc nhiều đến vấn đề quá khứ, thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân địa vị xã hội, lý do ra đi... Quan trọng nhất là tập hợp người Việt Nam trong khối cộng đồng dân tộc. Và điều đặc biệt chúng tôi thấy là khi nói về người Việt Nam ở nước ngoài, Nghị quyết này không nói về việc phải trung thành với Đảng Cộng sản hay yêu chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hoặc phải đứng dưới màu cờ hay sự chỉ đạo của Đảng, mà chỉ nhắc đến khối đại đoàn kết, nhắc nhiều đến việc phấn đấu cho một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là mục tiêu của các nước tiên tiến, ngay cả kiều bào ở Mỹ cũng mong muốn như thế mà thôi.  

Người Việt Nam ở nước ngoài rất đông đảo, nếu họ ủng hộ chính quyền Việt Nam thì điều này tạo sức mạnh rất lớn và chính sách, cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước sẽ được chính lực lượng ngay tại nước sở tại ủng hộ. Có thể thấy việc chống đối Việt Nam giờ ít hơn so với thời gian trước, một số bộ phận còn chống đối quyết liệt cũng càng lúc càng ít, số người ủng hộ Việt Nam hoặc trung dung thì khá nhiều. Về mặt kinh tế, ngay tại Mỹ hàng hóa của Việt Nam hoặc hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được tiếp nhận rất thoải mái, khác với trước kia có phong trào tẩy chay, không dùng hàng Việt Nam, vì đó là “hàng cộng sản”. Giờ có thể thấy các chợ bán hàng hóa của Việt Nam rất nhiều. Hàng hóa của Việt Nam được cộng đồng chấp nhận, đón chào, chờ đợi. Chúng ta mặc áo mang hiệu MK, CK, đi giày Adidas, Iphone,… sản xuất tại Việt Nam và được chấp nhận. Có thể nói, ngăn cách về hàng hóa là không có, ngăn cách giữa người dân Việt Nam là không có, và du lịch, giao lưu giữa các nước với Việt Nam cũng không có trở ngại. 

Chỉ thị 45 muốn xây dựng một hệ thống chính sách để thu hút các nhân tài, phát huy sự đóng góp của các trí thức kiều bào có trình độ, nhất là trong các ngành công nghệ cao, đồng thời xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với họ. Chúng ta thấy người Việt Nam có sự hòa đồng, hòa nhập vào xã hội địa phương rất sâu. Thí dụ tại Mỹ, tất cả các ngành công nghệ cao đều có người Việt Nam tham gia. Nếu lực lượng đó sau khi về hưu, hoặc có một chế độ đãi ngộ xứng đáng, họ nhất định sẽ về Việt Nam làm việc. Theo xu hướng phát triển chung, chúng ta thấy thời gian qua Việt Nam có rất nhiều chuyển biến tích cực. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc nhiều đến việc đột phá về thể chế. Đột phá thể chế là thay đổi để điều hành bộ máy đất nước tinh gọn hơn, vấn đề dân chủ, nhân quyền phải được thực hiện tốt hơn. Đó là điều chúng ta tin tưởng trong thời gian tới. Có một thực tế là, rất nhiều kiều bào trước đây chống đối Việt Nam quyết liệt nhưng bây giờ lại quay ra ủng hộ, có những người khen ngợi Việt Nam dù trước đây họ từng là phần tử chống đối. Điều này cũng dễ hiểu bởi ai cũng có thể thấy rằng, với những sự chuyển biến của Việt Nam tốt hơn, tiếp cận với xu hướng chung của quốc tế, những giá trị văn minh của nhân loại đã được xác định. Và Việt Nam cũng khẳng định, bảo đảm thực hiện các cam kết khi hội nhập, làm cho người dân có mức sống cao hơn về vật chất lẫn tinh thần, quyền tự do chính trị,… thì ai cũng phải ủng hộ. 
 
Ngày 27-11-2020, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 45 và tiếp tục thúc đẩy Nghị quyết 36. Hội nghị thu hút khoảng 400 người tham dự. Tại hội nghị, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 45, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nói về các thành công, thành tựu trong thời gian vừa qua, nhưng cũng nói tới một số khuyết điểm hay những điều chưa làm được, hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều ý kiến đóng góp để làm sao phát huy hơn nữa tiềm năng của người Việt Nam ở nước ngoài. Ông Phạm Bình Minh nói rằng cơ đồ hay tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước có được như ngày nay là nhờ sự đoàn kết dân tộc và sự đóng góp trí tuệ, sự hy sinh xương máu của nhiều thế hệ những người con đất Việt, trong đó có những thế hệ kiều bào mà hiện nay là cộng đồng 5,3 triệu người. Những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của cộng đồng người Việt ở nước ngoài là những đóng góp rất quan trọng, đã chứng minh tính đúng đắn của các chính sách do Nhà nước Việt Nam ban hành, trong đó có Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị. Bước vào giai đoạn 2021-2030, mục tiêu, nhiệm vụ mà Việt Nam đặt ra rất nặng nề. Năm 2021 giống như năm bản lề để kêu gọi sự đầu tư của nước ngoài, cũng như phát huy mọi tiềm năng của người Việt Nam, tạo đà phát triển kinh tế, đưa đất nước có GDP và vị thế cao hơn, đưa Việt Nam thoát ra cái bẫy thu nhập trung bình. Đây là mục tiêu chung mà các nước đang phát triển đều muốn hướng tới. Tiềm lực của cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại là rất lớn và giờ đây cần có cơ chế, chính sách  thúc đẩy phù hợp. Đại đoàn kết dân tộc để gắn kết với nhau, là một bộ phận không thể tách rời rất đúng. Không ai có thể nói chúng tôi đã ra bên ngoài rồi, chúng tôi không phải là người dân Việt Nam, không còn liên quan đất nước. Vấn đề là thực hiện như thế nào để làm sao các thế hệ người Việt Nam sau này sẽ về Việt Nam, luôn cảm thấy đây là một đất nước cần phải gắn bó và có trách nhiệm góp sức, cống hiến nhiều hơn. Hy vọng cùng sự phát triển xã hội, rồi đây tất cả sẽ hiểu và đoàn kết bên nhau.

Đoàn Dân (Nhân dân/Lược ghi)

Tiêu đề và ảnh do Đấu trường dân chủ

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X