Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, December 08, 2020 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Vẫn luận điệu quen thuộc về những cáo buộc nhân quyền đối với Việt Nam của tổ chức phi chính phủ mang danh 'Tổ chức theo dõi nhân quyền Quốc tế-HRW', nhưng xem ra năm nay lí do mà cá nhân đại diện cũng như tổ chức này viện dẫn đưa ra có phần 'hụt hơi' hơn những năm khác.

Bùi Thanh Hiếu tiếp tục chỉ thẳng mặt 'đám dân chủ cuội' ăn tiền để chống Trump

Chuyện Bùi Thanh Hiếu thích Trump thắng cử: Lại chuyện 'ở trong chăn mới biết chăn có rận'!

Mưu đồ chống phá núp sau chiêu bài cổ súy cho 'xã hội dân sự'

Đàm Ngọc Tuyên cố tình tô vẽ những tên tội phạm xâm phạm an ninh Quốc gia thành các 'biểu tình viên'

Nguyễn Thúy Hạnh muốn Trần Huỳnh Duy Thức chết vì tuyệt thực trong tù

Nguyễn Lân Thắng 'già đời đấu tranh dân chủ' mà vẫn bị chửi là 'ngu'!

MỜI BẠN THEO DÕI VIDEO BÀI VIẾT:


Vẫn lối diễn 'thường niên' HRW và một số cá nhân được giao phụ trách khu vực châu Á lại 'cất lên tiếng nói lạc lõng' trước những thay đổi không ngừng của Việt Nam trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh  tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, khoa học,... Theo đó, có thể khẳng định rằng 'những cái máy biết phát âm' vẫn lặp đi, lặp lại một bài diễn, một kịch bản và một câu thoại lại trở thành 'hụt hơi'  một cách 'vô duyên' trước những thực tế mà chính người dân Việt Nam đang được ghi nhận, được tôn trọng và được bảo đảm thực hiện.

Một bài viết, bài phát biểu 'hụt hơi' về nhân quyền Việt Nam mà RFA loan tải

Có lẽ, sự quy chụp đã làm cho những kẻ biết phát âm về 'nhân quyền' đã lú lẫn, nhầm lẫn đến tai hại khi chính họ có thể đã nhận ra hoặc cố tình 'tàng lờ' không nhận ra cái chân thực khách quan ấy. Chúng tôi buộc phải viện dẫn để rộng đường dư luận cũng như biết đâu chính những cái 'máy biết phát âm nhân quyền' ấy lại tỉnh ngộ ....

Trước hết, về lời phát biểu của ông Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân Quyền Quốc tế - HRW đã phát biểu với RFA nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12 năm nay cho rằng: “Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có hồ sơ nhân quyền tồi tệ, có số tù chính trị cao hơn bất cứ nước nào khác”. Với câu thoại này, chúng tôi những người dân Việt Nam xin hỏi ông Phil Robertson với những câu hỏi như sau:

Câu thoại mà ông Phil Robertson nói với RFA về nhân quyền Việt Nam

Thứ nhất, thế nào là tù nhân chính trị ? Phải chăng, thuật ngữ 'tù nhân chính trị' cũng chính là khẩu ngữ do chính các ông đặt ra theo những kẻ chống phá ở Việt Nam ? Xin thưa với ông rằng, kể từ khi Việt Nam có Bộ luật hình sự năm 1986 đến nay là Bộ luật hình sự 2015 thì tội phạm được phân thành 4 loại (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng). Tương ứng sẽ có các tội danh liên quan đến các chế định cụ thể như: Tội xâm phạm an ninh quốc gia; Tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do, dân chủ của con người; Tội xâm phạm sở hữu;.... Theo đó, quy định về giam giữ phạm nhân cũng được thể hiện theo quy định này. Vậy, làm gì có 'tù nhân chính tri' như các ông vẽ ra giống như vẽ ra các khái niệm mà ông đề cập 'tù nhân lương tâm' .... Khái niệm 'tù nhân chính trị' chỉ là cách nói nhằm ám chỉ chỉ về những người hoạt động chính trị bị kết án chứ không có khái niệm này trong hệ thống pháp luật. Vậy nên, riêng thuật ngữ tù nhân chính trị ông đã mơ hồ chưa nói đến việc có số liệu thống kê con số cụ thể ở Việt Nam và các nước khác. 

Thứ hai, số liệu về số tù nhân chính trị ở Việt Nam là bao nhiêu ? so với các quốc gia ở Đông Nam Á cụ thể là các quốc gia nào trong số 11 quốc gia? con số tù nhân chính trị của quốc gia đó là bao nhiêu ? Xin thưa với ông Phil Robertson rằng ông chẳng có số liệu nào thống kê nào về phạm nhân nói chung và tù nhân chính trị nói riêng kể cả ở Việt Nam hay 10 quốc gia còn lại của Đông Nam Á mà ông có thể có trong tay làm bằng chứng. Bởi, số liệu này các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng không công khai cũng như không có nghĩa vụ cung cấp cho cái tổ chức của các ông nên ông tự 'cảm giác' về số liệu chứ không hề có số liệu thực tế. Trong khi, Thái Lan phải 'tống cổ' các ông ra khỏi đất nước họ vì 'sự tự tung, tự tác' gây nhiễu loạn dẫn đến gây rối an ninh của quốc gia họ thì thử hỏi rằng các ông thu thập số liệu kiểu gì ? Phải chăng, cũng chỉ là con số do những kẻ chống phá tự đưa ra hay ông phải tự nặn ra 'câu từ' để viện dẫn cho sự quy chụp vô lối của mình.

Thứ ba, số tù nhân chính trị mà theo ông là cao nhất so với nước khác ở Đông Nam Á để rồi ông suy diễn thành 'nhân quyền tồi tệ' là tư duy suy luận như thế nào để ra được kết luận nhân quyền tồi tệ? Điều này đồng nghĩa với việc ông đánh đồng cho rằng 'số tội phạm càng nhiều thì quốc gia càng lũng loạn'? Giống như kiểu so sánh 'nhà tù không có chỗ chứa tức là phạm nhân đông, phạm nhân đông tức là tù nhân nhiều do tội phạm nhiều' ? Đến ngay một đứa trẻ nó cũng 'nghiệm' ra rằng 'nó ăn không hết cái bánh mì như đứa trẻ cùng tuổi khác không phải nó ít tuổi hơn' mà do nhiều vấn đề khác liên quan cả thể trạng và tâm sinh lý. Đặc điểm của mỗi quốc gia dân tộc không chỉ về địa lý, dân cư, truyền thống đến các yếu tố khách quan như kinh tế, chính trị, xã hội ... đã tạo ra sự khác biệt và theo đó mỗi quốc gia có quy chuẩn riêng -đó cũng là nét khác biệt. 

Mặt khác, cũng xin hỏi ông Phil Robertson rằng ông lấy con số chuẩn mực về nhân quyền là bao nhiêu tù nhân chính trị ? Con số tù nhân chính trị ở Mỹ hiện là bao nhiêu-một quốc gia cứ coi như là hình mẫu về nhân quyền ? Nếu ông không có con số cụ thể làm thước đo thì sao có thể có kết luận về độ nông, sâu, đậm, nhạt,... ? 

Chỉ như vậy, cũng đủ để mỗi người dân Việt Nam nhận thấy rằng 'sự cố tình quy chụp bằng được' của cá nhân ông Phil Robertson cũng như cái tổ chức phi chính phủ HRW bấy lâu nay vẫn sử dụng để cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền. Trong khi, người dân Việt Nam vẫn đang sống, đang  tận hưởng và chính bản thân họ tự nhận thấy được 'mức độ' nhân quyền đến đâu mà không cần phải một tổ chức 'đại diện' ở bên ngoài đứng ra để đại diện họ tuyên bố. Mặt khác, thông tin đại chúng ngày càng nhiều họ cũng biết so sánh để thấy được nhân quyền của phương Tây đến mức độ nào khi bạo lực biểu tình vẫn xảy ra triền miên chỉ vì phân biệt đối xử màu da. 

Lối diễn theo kiểu 'hụt hơi'-tức là 'quăng chài' không có chứng cứ xác đáng của ông Phil Robertson cũng không khác gì những kẻ chống phá nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam, Nhà nước Việt Nam bị kết án theo luật vẫn tự bao biện cho mình bằng cái vỏ bọc 'tù nhân lương tâm', 'tù nhân chính trị'. Đã là tội phạm không có loại 'tội phạm lương tâm' trừ khi họ bị kết án oan và mọi sự ngụy biện cho những tên tội phạm này đều là sự tiếp tay, bao che, dung túng cho những tên tội phạm phá hoại cuộc sống của người dân Việt Nam. Chúng tôi, một lần nữa lên tiếng cảnh báo những cá nhân, tổ chức hậu thuẫn cho những kẻ chống phá người dân Việt Nam cũng chính là đồng phạm và nhân dân Việt Nam, pháp luật Việt Nam sẽ không bao giờ có thể bỏ qua.

Thành Nam

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X