(Tindautruongdanchu)-Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, việc tham gia các trang mạng xã hội nhằm mục đích giải trí, chia sẻ và trao đổi thông tin, giao lưu, kết nối giữa các cá nhân với nhau ở khắp mọi nơi trên thế giới ngày càng trở nên hết sức phổ biến. Bên cạnh tác động tích cực của mạng xã hội, thì mạng xã hội cũng bộc lộ những tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến phẩm chất, đạo đức, lối sống cũng như kết quả hoàn thành nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên quân đội nói riêng.
Thủ đoạn 'ăn tiền' từ hải ngoại cho nhà đấu tranh dân chủ mà Tạ Phong Tần sẽ công khai ?
RFA lại 'thiếu trách nhiệm' khi đưa tin Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực
Tiếng kêu gào tuyệt vọng của những kẻ 'đồng sàng dị mộng'
Nhận diện âm mưu phi chính trị hóa Quân đội
Bước vào “kỷ nguyên 4.0”, con người càng trở
nên bận rộn và ít có điều kiện để gặp gỡ, trao đổi thông tin, tình cảm trực
tiếp với nhau. Điều đó đặt ra nhu cầu bức thiết về một giao thức, mà ở đó, con
người có thể kết nối không giới hạn cả về không gian và thời gian. Mạng xã
hội ra đời đã đáp ứng gần như hoàn hảo nhu cầu bức thiết đó. Hiện nay,
trên thế giới đã có hơn 200 trang mạng xã hội khác nhau như: Facebook, Zalo,
Instagram, Twitter, Google+, Youtube…, mỗi mạng xã hội có những hướng phát
triển nhất định và ngày càng đi sâu, tác động trực tiếp đến đời sống của con
người. Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận, thì mạng xã hội
cũng mang đến không ít những tác
động tiêu cực như: “khủng hoảng thông tin”, “nghiện online”, đặc biệt mạng xã
hội chính là môi trường lý tưởng mà những phần tử cơ hội, bất mãn và các thế
lực thù địch lợi dụng triệt để đẩy
mạnh hoạt động tuyên truyền, chống phá nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; đòi đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập, “phi chính trị hóa” quân đội; đưa những thông tin sai trái,
thậm chí xuyên tạc nhằm làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, “phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây thù hận, mâu thuẫn giữa các dân tộc,
sắc tộc, tôn giáo, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, để kích động,
lôi kéo tập hợp lực lượng gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong đó thanh niên quân đội là một bộ phận ưu tú,
vừa mang đầy đủ bản chất và truyền thống của thanh niên Việt Nam, vừa hội tụ
đầy đủ bản chất và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh
hùng. Thanh niên quân đội hiện nay đã và đang tiếp cận, sử dụng mạng xã hội với
nhiều mục đích khác nhau: tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập, trao đổi thông tin
hữu ích, kết nối bạn bè… Tuy nhiên, do tuổi đời còn trẻ, bản lĩnh chính trị,
lập trường tư tưởng đang trong quá trình hoàn thiện, thích khám phá những vấn
đề mới, hơn nữa cùng với tâm lý thích thích được mọi người chú ý, câu “like”,
câu “view”… khiến cho một bộ phận thanh niên quân đội không tránh khỏi những
tác động tiêu cực, đặc biệt là những tác động trực tiếp ảnh hưởng đến bản lĩnh
chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức, lối sống, mục tiêu, lý tưởng cách mạng
của thanh niên quân đội hiện nay, ngoài ra còn làm ảnh hưởng tới việc chấp hành
kỷ luật và chấp hành các chế độ trong ngày, vi phạm pháp luật… Nếu không tỉnh
táo, kiên định với lập trường cách mạng, bản lĩnh chính trị thì một bộ phận
thanh niên quân đội sẽ bị cuốn theo những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, bị
lung lay ý chí, niềm tin, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Do đó, phòng, chống
tác động tiêu cực của mạng xã hội đến thanh niên quân đội hiện nay là một yêu
cầu cấp thiết, đòi hỏi cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Một
là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò của cấp ủy, chỉ huy
và các tổ chức trong đơn vị đối với việc phòng, chống tác động tiêu cực của
mạng xã hội
Đây là giải pháp cơ bản quan trọng hàng đầu, là một
nội dung của công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng cho đội ngũ thanh niên quân đội, là tiền đề tạo “sức đề kháng” cho thanh niên quân đội
tránh được những tác động tiêu cực của mạng xã hội trong quá trình sử dụng
thông tin; giữ vai trò chủ đạo quyết
định đến chất lượng, hiệu quả phòng, chống tác động tiêu cực của mạng xã hội
đến thanh niên quân đội hiện
nay.
Nhận thức là cơ sở của hành
động, định hướng hành động, có nhận thức đúng mới có trách nhiệm cao và hành
động đúng. Nhận thức trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy đơn vị là cơ sở để vạch ra
phương hướng, mục tiêu, lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp và có quyết
tâm cao trong phòng, chống tác động tiêu cực của mạng xã hội đến thanh
niên quân đội. Trong đó, cần phải tập trung một số nội dung chủ yếu đó là: Nâng cao
nhận thức của cấp ủy, chỉ huy đơn vị và thanh niên quân đội về những tác động tiêu cực của mạng xã hội và nâng cao nhận thức của cấp
ủy, chỉ huy đơn vị, thanh niên quân đội về
âm mưu, thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang lợi dụng mạng xã hội để chống phá
cách mạng nước ta, thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa quân đội”.
Hai là, đổi
mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền về phòng, chống tác động tiêu
cực của mạng xã hội đến thanh niên quân đội
Nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền giữ vai trò rất quan trọng trong phòng, chống tác động tiêu cực của mạng
xã hội đến thanh niên quân đội; là những yếu tố
thường xuyên vận động biến đổi phù hợp với tính chất và mức độ tác động của
mạng xã hội đến quá trình tiếp
cận và sử dụng thông tin của thanh
niên quân đội. Nội dung phòng, chống đúng,
hình thức phong phú, biện pháp cụ thể, sáng tạo thì hoạt động phòng, chống mới
có ý nghĩa thiết thực. Vì vậy, quá trình phòng, chống tác động tiêu cực của
mạng xã hội đến thanh
niên quân đội phải thường xuyên đổi mới
nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục, để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động
này.
Xuất phát từ thực tiễn quá
trình học tập, công tác của thanh niên quân đội để xác định nội dung phòng, chống, tránh dàn trải, chung chung; kích
thích tính tích cực, sáng tạo, tự chủ, tự phòng, chống của thanh
niên quân đội; đồng thời phải luôn bổ sung,
cập nhật những nội dung cần thiết đáp ứng yêu cầu phòng, chống tác động tiêu
cực của mạng xã hội đến thanh
niên quân đội. Đổi mới nội dung phòng, chống
nhằm giúp thanh niên quân đội có nhận thức đúng đắn, thực hành sử
dụng mạng xã hội đúng mục đích, phục vụ hữu ích việc học tập, công tác và sinh
hoạt.
Hình thức phòng, chống là vấn đề quan trọng, góp
phần quyết định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động phòng, chống. Hình thức
phòng, chống tác động tiêu cực của mạng xã hội đến thanh niên quân đội tập trung vào hai hình thức cơ bản
đó là: phòng, chống thông qua hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, và phòng,
chống thông qua các hoạt động ngoại khóa. Mỗi hình thức phòng, chống có ưu điểm
và hạn chế riêng, có tác động khác nhau nên cần sử dụng tổng hợp các hình thức
phòng, chống.
Phương pháp phòng, chống có
vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả phòng, chống. Để phòng, chống tác
động tiêu cực của mạng xã hội có hiệu quả, cần sử dụng tổng hợp, linh hoạt,
sáng tạo các phương pháp như giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về những
tác động tiêu cực của mạng xã hội, nêu gương, động viên những thanh niên
biết sử dụng mạng xã hội một cách hữu ích, đồng thời kiểm tra chấn chỉnh những
hành vi vi phạm quy định của đơn vị trong sử dụng, khai thác thông tin trên
mạng xã hội của một bộ phận thanh niên quân đội.
Ba là,
phát huy tính tích cực, chủ động của thanh niên quân đội trong tự phòng, chống tác động tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của đội
ngũ này trong nâng cao chất lượng phòng, chống tác động tiêu cực của mạng xã
hội. Phát huy vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của thanh niên quân đội trong
hoạt động phòng, chống tác động tiêu cực của mạng xã hội cần phải gắn chặt với
nâng cao lý tưởng xã hội chủ nghĩa và ra sức phấn đấu theo mục tiêu lý tưởng
cách mạng của Đảng, độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu xây
dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vì dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Tự phòng, chống tác động tiêu cực của mạng xã hội
đến thanh niên quân đội thực chất là quá trình hoạt động có mục đích, có ý thức của họ, hướng vào nâng cao
nhận thức, xây dựng và phát triển các kỹ năng “tự bảo vệ” trong khai thác, sử
dụng mạng xã hội của thanh niên quân đội phù
hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội. Bởi vì, xét đến cùng thì
hiệu quả của hoạt động phòng, chống do ý thức chủ động, tự giác của từng thanh
niên quyết định. Đó là quá
trình tự tổ chức, tự điều chỉnh về nhận thức và hành vi nhằm loại bỏ những tác
động tiêu cực của mạng xã hội, những yếu tố không phù hợp với yêu cầu của xã
hội mới, của quân đội cách mạng và yêu cầu hoàn thiện nhân cách của người thanh
niên.
Tự phòng, chống tác động tiêu cực của mạng xã hội
một quá trình khó khăn, phức tạp đòi hỏi tính tích cực, tự giác của mỗi thanh
niên phải được phát huy cao độ. Thanh niên quân đội phải “tự thân vận động”,
phải “tự chiến thắng bản thân mình” khi sử dụng mạng xã hội. Điều đó vừa đòi
hỏi mỗi thanh niên quân đội phải có ý chí quyết tâm cao, nghị lực lớn nhưng
cũng vừa phải phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác trong “rèn đức, luyện
tài”; Đòi hỏi thanh niên quân đội phải có trình độ kiến thức chuyên môn vững
vàng, có hiểu biết về thực tiễn đời sống xã hội, nắm vững chức trách, nhiệm vụ
được giao, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh để vượt qua những trở ngại
đó. Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt
động phòng, chống của các tổ chức, các lực lượng trong đơn vị với hoạt động tự
phòng chống chính bản thân thanh niên quân đội, nhằm thực hiện bước chuyển hoá về
chất trong quá trình phòng, chống tác động tiêu cực của mạng xã hội đến tiếp cận, sử dụng thông tin của thanh niên quân đội.
Bốn là, tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của lực lượng thanh niên quân đội trong cuộc đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên mạng xã hội
Đẩy mạnh tuyên tuyền, giáo dục
để thanh niên quân đội thấy rõ tính hai mặt của mạng xã hội; nhận diện các
thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, tính chất nguy hại của nó đối với cá nhân
và xã hội. Trong quá trình tuyên truyền, giáo dục cần tiếp tục gắn chặt với
tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27-7-2010 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa
độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của
Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Luật an toàn thông tin
mạng số 86/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Cấp ủy, chỉ huy các cấp cần
tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn số 902/HD-CT của
Tổng cục Chính trị về thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; phản bác những quan điểm sai trái, phản động
và những thông tin xấu độc trên mạng Internet trong Quân đội giai đoạn
2015-2020; Chỉ thị số 47/CT-CT của Tổng cục Chính trị về “Tổ chức lực lượng đấu
tranh chống quan điểm sai trái, thù địch cơ hội chính trị trên không gian mạng
trong Quân đội”. Giáo dục để mỗi thanh niên quân đội thấy rõ tính hai mặt
của mạng xã hội; nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, tính chất
nguy hại đối với cá nhân và xã hội. Qua đó, trang bị kiến thức cần thiết để mỗi
người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống.
Công tác giáo dục phải được tiến thành thường
xuyên, liên tục, lồng ghép với các hình thức giáo dục ở đơn vị. Đồng thời, đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực
hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) và Cuộc vận động “Phát huy truyền
thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”.
Hiện nay,
nhiệm vụ xây dựng quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc diễn ra trong bối cảnh
tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực
thù địch tiếp tục đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, thực hiện “phi chính trị hóa”
quân đội với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Mặt trái nền kinh tế
thị trường tác động đến nhận thức, tư tưởng, niềm tin và hành động của thanh
niên. Thực tế đó đang đặt ra những yêu cầu cao về bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất
cách mạng và năng lực công tác đối với thanh niên quân đội, mỗi thanh niên quân đội cần nhận thức sâu sắc
trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Tự hào vững bước dưới cờ Đảng, học
tập và làm theo lời Bác, thanh niên quân đội thi đua rèn đức, luyện tài, xung
kích, sáng tạo, quyết thắng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”, xứng đáng là lực lượng
chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, Quân
đội và Nhân dân. Do đó, thực hiện tốt các giải pháp trên là cơ sở vũng chắc để
phòng, chống có hiệu quả tác động tiêu cực của mạng xã hội đến thanh niên quân
đội hiện nay./.
Hoàng
Kiên