Ngày 16-12 vừa qua tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu năm 2020. Theo đó, Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2019 của Việt Nam là 0,704. Với kết quả này Việt Nam đã lọt vào danh sách các nước phát triển con người cao và được xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ nước Mỹ, qua kênh Trực Diện Tv, ông Minh Giang - người Mỹ gốc Việt, đã có một số phân tích, đánh giá về sự kiện ý nghĩa này. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
'Kêu gọi bỏ Đảng'-Chiêu trò lố bịch và lạc lõng
Phương Ngô khẳng định 'báo sạch và Hữu Danh' đấu tranh để kiếm tiền'?
Huy động nhân sĩ, trí thức đấu tranh với các luận điệu sai trái, xuyên tạc
Phản bác chiêu trò 'xuyên tạc bản chất của Đảng'
Nguyễn Sin nói gì về nhà đấu tranh 'chống tiêu cực' Trương Châu Hữu Danh?
Đối tượng Lê Thị Bình bị bắt giam về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ là ai ?
Có một chỉ số rất quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của một quốc gia là chỉ số phát triển con người. Năm nay là năm đầu tiên Việt Nam được Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đưa vào danh sách những nước có sự phát triển con người ở mức cao. Những năm gần đây Việt Nam nằm trong nhóm phát triển trung bình (theo đánh giá của Liên hợp quốc là những nước có mức đánh giá đạt số điểm dưới 0,7). Năm 2018 Việt Nam đạt mức 0,63 điểm, tức là còn thiếu 0,07 điểm nữa thì vào nhóm phát triển cao. Năm nay, đánh giá của bà C.Wiesen (K.Qyn-sen), Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam, cho thấy Việt Nam đã có chỉ số phát triển con người tăng lên.
Trên thực tế, trong thời gian khoảng chừng hai, ba thập kỷ vừa qua Việt Nam có sự tăng tiến rất mạnh về chỉ số phát triển con người, với tốc độ tăng trưởng khoảng 45 - 46%. Năm 1990, Việt Nam mới tham gia vào việc đánh giá chỉ số phát triển con người và đạt 0,48, một mức rất thấp. Còn hiện nay, Việt Nam đã lọt vào bảng của các nước phát triển cao. Theo báo cáo của UNDP, các điều kiện mà Việt Nam có được thành quả như thế là bởi trong 20 năm qua tuổi thọ trung bình của người Việt Nam thăng tiến rất tốt, khoảng chừng 4,85. Nghĩa là so với 20 năm trước, hiện giờ tuổi thọ của người già ở Việt Nam tăng khoảng gần 5 năm. Số năm đi học cũng vậy, trung bình tăng ở mức 4,5 - 4,95, tức là khoảng gần 5 năm. Và chúng ta thấy ở Việt Nam ai cũng được đi học, có người lấy từ 2-3 bằng đại học, học nhiều thứ ngành nghề, hoặc vừa đi làm vừa đi học, có người học xong lại tiếp tục học nữa. Việc phổ cập giáo dục cho học sinh, công tác xóa mù chữ ở Việt Nam cũng đã đạt được thành tích rất cao. Về chỉ số phát triển giới, Việt Nam đạt 0,997, đứng thứ 65 trong số 162 quốc gia và nằm trong nhóm cao nhất trong 5 nhóm trên thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ tham gia các cơ quan dân cử (như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) chiếm tới 26%. Chỉ số này so với thế giới cũng khá cao. Qua đó Việt Nam được đánh giá là chú trọng đến phụ nữ, trong khi vẫn còn nhiều nước trên thế giới còn không có phụ nữ tham gia các cơ quan này. Phải nói rằng để đạt được những sự tiến bộ như vậy, rõ ràng trong nhiều năm qua Chính phủ Việt Nam đã thực hiện hàng loạt biện pháp và điều chỉnh hàng loạt luật... Không thể phủ nhận trong vòng ba mươi năm qua Việt Nam nằm trong các nước có tốc độ gia tăng về chỉ số phát triển con người rất cao. Việt Nam thực hiện tốt các chỉ số về giáo dục, y tế, việc làm, các vấn đề phát triển nông thôn. Bởi khi xét về chỉ số phát triển con người, UNDP xem xét cả số giường bệnh trên 100 nghìn dân, tỷ lệ giáo viên tiểu học được đào tạo toàn bộ, rồi các vấn đề điện khí hóa nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp của người dân...
Tìm hiểu về chỉ số phát triển con người, chúng ta thấy đây là một chỉ số thể hiện tính nhân văn, là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khỏe tri thức và thu nhập. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia, dựa vào năm tiêu chí: Một là con người là trung tâm của sự phát triển; hai là người dân là mục tiêu của sự phát triển; ba là việc nâng cao vị thế của người dân (bao gồm cả sự hưởng thụ và cống hiến); bốn là chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho người dân về mọi mặt (thí dụ như tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc tịch,...); năm là tạo cơ hội để lựa chọn tốt nhất cho người dân về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... Những năm gần đây ở Việt Nam tỷ lệ người dân tham gia vào hệ thống chính trị cũng khá cao, người dân được tham gia vào các việc như đưa ra các ý kiến góp ý cho các đường lối, các chính sách, thậm chí là tự do ngôn luận, cũng như sử dụng mạng in-tơ-nét... Những tiêu chí trên đây là những điều mà hầu như các nước trên thế giới phải noi theo.
Quyền con người, đúng hơn là việc phát triển con người, là một vấn đề trung tâm trong tiến trình phát triển ở Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam và các chính sách pháp luật Việt Nam lúc nào cũng xác định đó là nhiệm vụ trung tâm. Trên các diễn đàn quốc tế có rất nhiều đánh giá tích cực về Việt Nam trong vấn đề nỗ lực về bình đẳng giới, bảo đảm quyền con người. Nhìn lại lịch sử, từ khi nước Việt Nam mới thành lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của Việt Nam đã đưa ra các yêu cầu về các quyền con người. Trong hơn ba phần tư của thế kỷ qua, chúng ta thấy Việt Nam nỗ lực xây dựng một nhà nước theo đúng nghĩa của nó là do dân, vì dân, của dân nên lúc nào cũng phải hoạt động, đấu tranh và phấn đấu. Việc Việt Nam quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN - tức là xây dựng một xã hội coi trọng luật pháp, con người sống theo pháp luật, là khái niệm mà các năm gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều. Hơn nữa gần đây, công cuộc chống tham nhũng, do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động đang ngày càng trở nên sâu rộng, hiệu quả, được dư luận xã hội và người dân hết sức đồng tình, ủng hộ và tin tưởng. Qua đó cho thấy không có một giới hạn nào hết, càng lúc pháp luật càng được đặt lên trên hết, mỗi người đều phải tuân thủ và không một ai có thể đứng ngoài lề, không ai có thể đứng trên pháp luật. Vấn đề dân chủ, quyền con người, trong đó quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ chính kiến và các quyền được pháp luật quy định và ngày càng rõ ràng, nhất quán. Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam khẳng định mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... bình đẳng trước pháp luật. Công tác cải cách pháp luật hay là hoàn thiện các thể chế được nhấn mạnh, chẳng hạn khi chuẩn bị Đại hội lần thứ XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam nói nhiều tới đột phá về thể chế và các chính sách. Các chính sách pháp luật của Việt Nam đều có nội dung liên quan đến các quyền con người và vấn đề phát triển con người, vì xác định con người chính là trung tâm của xã hội, trung tâm của sự phát triển, của nền kinh tế. Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là để phục vụ con người. Phục vụ con người chính là mục tiêu đã kết nối, quyết định mọi thứ và việc bảo đảm các quyền đó trong lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa,... tạo điều kiện để người dân tham gia và hưởng thụ dưới các hình thức. Mọi người dân nếu muốn cũng có thể mở một tài khoản trên mạng xã hội, có thể đưa ra các ý kiến của mình, tham gia thể hiện chính kiến của mình, bình luận trước một vấn đề được xã hội quan tâm...
Nhà nước Việt Nam ngày càng đạt nhiều thành tựu về quyền con người. Những nỗ lực xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam ai cũng có thể thấy được. Trong chừng 15 năm qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những mô hình thành công nhất của thế giới trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, thể hiện bằng việc Việt Nam làm giảm được mức tỷ lệ đói nghèo xuống hơn một nửa chỉ trong vòng mười mấy năm gần đây. Mô hình của Việt Nam được nhiều nước áp dụng. Liên quan đến quyền gọi là tự do ngôn luận, tự do báo chí thì việc phát triển nhanh chóng và đa dạng tại Việt Nam cũng là một điểm mà Liên hợp quốc đánh giá Việt Nam có những sự tiến triển. Hiện nay ở Việt Nam, lực lượng báo chí chính thống rất đông đảo. Chưa nói tới những trang cá nhân nữa thì đây là một mô hình cho thấy tự do ngôn luận rất rộng rãi. Việt Nam khẳng định là người dân ngày càng được tiếp cận về hệ thống thông tin truyền thông và thực tế việc sử dụng in-tơ-nét của Việt Nam rất cao, lên tới 70% dân số. Theo chính quyền Việt Nam, việc phát triển in-tơ-nét không chỉ phục vụ cho học hành, tìm hiểu thông tin, mở mang kiến thức, giao lưu, mà còn thực hiện các quyền con người. Điều này có thể thấy qua việc người dân thực hiện các quyền dân sự, hay quyền tham gia vào việc đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản chính sách, pháp luật, góp ý với các văn kiện của Đại hội Đảng rất sôi nổi. Những điều đó được nhiều cơ quan trên thế giới đánh giá, ghi nhận Việt Nam đang có tiến bộ rất tốt. Về quyền con người, Nhà nước Việt Nam khẳng định ngày càng đạt được nhiều thành tựu, căn cứ vào nỗ lực xóa đói, giảm nghèo thì đây là điều ai cũng có thể thấy. Tức là trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những mô hình thành công nhất của thế giới.
Những người đấu tranh chống đối Đảng, Nhà nước Việt Nam vẫn nói Việt Nam là một “nhà tù lớn”. Tuy nhiên, chứng kiến những gì diễn ra, và điều quan trọng hơn là chính những người ở trong nước cảm thấy có đáng sống hay không, có được thực hiện các quyền con người không, có được sống trong một chế độ xã hội chính trị ổn định, được bảo đảm kế sinh nhai trong môi trường đó mới là vấn đề mà cần quan tâm. Bởi nhu cầu phát triển dù của một xã hội nào thì cũng phải đi đến một cái đích là hoàn thiện hơn về mặt con người, đồng thời phải đáp ứng được các nhu cầu vật chất và tinh thần cho họ. Mọi người ở Việt Nam cho thấy họ đang hạnh phúc, họ được đi học, có việc làm. Rõ ràng là các ý kiến cho rằng Việt Nam không phát triển về quyền con người, không mở rộng về dân chủ,... là rất sai. Có thể nói việc lần đầu tiên Việt Nam được nằm ở tốp các nước phát triển cao về tiêu chí phát triển con người là điều rất tốt, ảnh hưởng tích cực tới môi trường đầu tư và các chỉ số đó tạo độ tin cậy với các nhà đầu tư. Sự phát triển đó sẽ tạo ra sự thu hút, bảo đảm cho sự phát triển kinh tế cũng như các mặt khác. Trong các năm qua, báo cáo của Liên hợp quốc đã cho chúng ta biết vị thế của Việt Nam và cũng hy vọng trong thời gian tới, những chính sách, các vấn đề khác của Việt Nam sẽ ngày càng được hoàn thiện và tiếp tục phát triển hơn nữa.
Đoàn Dân (Lược ghi/Nhân dân)