(Tindautruongdanchu)-Trong những ngày gần đây để chống phá việc ban hành “Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng” đối tượng Trung Điền đã tung trên trang facebook Thao Phuong Thi Pham bài viết với dòng tip “ Cộng đồng mạng Việt Nam ở trong và ngoài nước không thể im lặng để cho CSVN tiếp tục khóa bàn phím của chúng ta” đã cho thấy sự cố tình chống phá thông qua những ngụy biện phi lý.
Thành quả đáng tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
Vụ Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực: Lộ trò bỉ ổi của những kẻ khoác áo đấu tranh dân chủ
Nói về vấn đề này, trước hết Trung Điền cần phải biết rằng không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết nhân dân tiến bộ trên thế giới đều hiểu được mặt trái của mạng xã hội đang ảnh hưởng như thế nào đến đời sống chúng ta, trong đó họ biết rằng mạng xã hội còn là mảnh đất màu mỡ cho một số kẻ “ buôn lời, bán lẽ “ chống phá Tổ quốc và kiếm những đồng tiền thù lao nhơ bẩn từ các tổ chức phản động thông qua những bài viết của mình. Với xu thế hiện nay, không chỉ Việt Nam mới có bộ ứng xử trên, ngày 31/5/2016 Liên minh Châu Âu đưa ra “Bộ quy tắc ứng xử chống lại những thông tin gây thù hận, nói xấu bất hợp pháp trên mạng”, hay năm 2002 Trung Quốc đưa ra “Cam kết cộng đồng về nguyên tắc cơ bản trong ngành công nghiệp Intenet.
Một
vấn đề chúng ta cần biết là tại sao phải ban hành “Bộ quy tắc ứng xử trên không
gian mạng”? Đó là xuất phát từ việc nhiều người chưa nhận thức rõ những hệ lụy
về những việc làm của họ trên không gian mạng, họ sử dụng một cách bừa bãi, thiếu
kiểm soát như tung tin đồn thất thiệt bôi nhọ hình ảnh cá nhân hoặc tổ chức nào
đó, hay như đăng các nội dung xấu độc, mua bán tiền giả, hướng dẫn chế tạo vũ
khí, vật liệu nổ, chất gây nghiện. Đặc biệt nhiều trường hợp tung tin giả về dịch
Covid-19, tình hình thiên tai, bạo lực. Từ những vấn đề trên, nó đã gây ra những
hệ lụy vô cùng to lớn trong xã hội như: hiện lệch chuẩn, các hành vi giao tiếp ứng xử chưa văn hóa trong môi trường
mạng, cách ứng xử thiếu văn hóa đến hành hành vi lợi dụng mạng xã hội vì lợi
ích cá nhân như câu like, kinh doanh, nổi tiếng. Nguy hại hơn những phần tử tư
duy thiển cận, lời lẽ thô tục bôi nhọ hình ảnh Tổ quốc như Trung Điền đã lợi dụng
để chống phá. Ví dụ, trong hơn hai năm qua Bộ Công an đã yêu cầu Google gỡ bỏ,
vô hiệu hóa hơn 6300 clip, 03 kênh YouTube và đề nghị Facebook gỡ bỏ gần 550
bài viết, tài khoản và trang cá nhân có nội dung xấu độc.
Như
vậy có thể thấy rằng sự cần thiết phải ban hành “Bộ quy tắc ứng xử trên không
gian mạng” là với ý nghĩa tích cực, tiến bộ là nhằm tuyên truyền nâng cao nhận
thức của người dân về quyền và trách nhiệm của cư dân mạng đối với các hành vi ứng
xử trên môi trường không gian mạng cần có giới hạn và tuân thủ pháp luật. Điều
này góp phần làm trong sạch môi trường thông tin trên mạng xã hội góp phần vào
việc phát huy tính tích cực của mạng xã hội vào sự tiến bộ của loài người. Vấn
đề tiếp theo là chúng ta cần biết nội dung đề xuất cho “Bộ quy tắc ứng xử trên
không gian mạng” là gì để có cái nhìn khách quan và tránh để bóp mé, lợi dụng
chống phá. Trong đó Bộ quy tắc yêu cầu định danh người dùng mạng xã hội để họ
không còn nghĩ rằng lên mạng xã hội là vô danh để rồi vô trách nhiệm muốn làm
gì, nói gì cũng được. Đặc biệt là đề xuất người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ
mạng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân trong đó có quyền trẻ em.