(Tindautruongdanchu)-Quy chuẩn pháp luật quốc gia phụ thuộc vào mỗi quốc gia tuy nhiên bài viết này chúng tôi không đề cập đến những chuẩn mực mà pháp luật quốc gia quy định đối với hành vi làm cơ sở để đánh giá hành vi hợp pháp hay không hợp pháp mà chúng tôi muốn nói đến góc độ cuộc sống, tiếng nói từ chính người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cái gọi là 'quyền tự do ngôn luận', 'tự do báo chí',...
Lê Dũng Vova 'chạy đâu cho thoát'?
Đừng 'ấu trĩ' suy luận 'con quan' lại 'làm quan' để quy chụp về công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước
Quân đội luôn tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân
Bắt giam Trần Hữu Đức về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Đập tan luận điệu xuyên tạc ‘trường hợp đặc biệt’ chứng tỏ Đảng ‘thất bại về nhân sự’
Nếu nói mặt trái của 'tự do ngôn luận', 'tự do báo chí' thì hẳn một kết quả nhãn tiền mà người dân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà nước đều phải gánh chịu đó chính là tổn hại nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, lợi ích. Đây chỉ là mặt trái bên cạnh cái tích cực, chúng tôi không phủ nhận cái tích cực của tự do ngôn luận và tự do báo chí. Như vậy, cái gì cũng có tính hai mặt của nó và việc cơ quan quản lý hay cao hơn là nhà nước phải có trách nhiệm khắc phục những cái khuyết tật, khuyết điểm, yếu điểm hay hạn chế để đảm bảo cho quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được phát huy hơn nữa. Chính vì lẽ đó, cái danh giới đâu là chuẩn mực hay đâu là tích cực, tiêu cực thì lại phụ thuộc quá nhiều vào sự phán xét, nhất là phán xét có tính quy chụp bên ngoài không chú trọng đến người thụ hưởng bên trong dẫn đến có những tiếng rên la, yêu cầu và thậm chí có những cơ quan quốc tế lại thiên về một góc độ riêng nào đó để đưa ra kết luận.
Gần đây, vụ việc một số cá nhân bị đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật Việt Nam như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn,..... đang là đề tài mà mỗi người có một tiếng nói riêng, góc độ riêng để đánh giá. Có thể, có những đánh giá thiện chí, nhưng cũng có những đánh giá thiếu thiện chí để rồi dẫn đến việc la làng, vu cáo, xúc phạm, hạ bệ, chửi bới,...
Chúng tôi viết bài này, sau khi đi tham khảo, thu thập ý kiến người dân Việt Nam về vụ án mới được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử ngày 05/01/2021 với 3 bị cáo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn để xem người dân Việt Nam mong muốn gì về 'nhà báo độc lập' trong đó có phần tự do ngôn luận-một quyền căn bản của con người được Nhà nước Việt Nam bảo đảm. Sau khi thu thập, đánh giá chúng tôi rút ra một số vấn đề thuộc về ý kiến của người dân Việt Nam như sau:
Thứ nhất, nhà báo độc lập. Khi đề cập đến thuật ngữ nhà báo độc lập thì người dân về cơ bản cho rằng không hiểu về nhà báo độc lập là gì họ chỉ biết đến nhà báo, phóng viên nên nhà báo độc lập hay phóng viên thì đều giống nhau. Theo một số người, nhà báo độc lập tức là nhà báo không chịu theo điều kiện, tiêu chuẩn nhà báo của Việt Nam hiện nay tự sắc phong cho mình để 'tự viết', 'tự tung' và 'tự tác'.
Thứ hai, khi đề cập đến các bài viết trên mạng xã hội và trên trang của hội nhà báo độc lập thì một số người dân nói rằng ít gặp và một số khác thì khẳng định rằng thường xuyên theo dõi và đọc những bài viết của trang này cũng như của cá nhân Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn. Tất cả những người dù biết ít hay biết nhiều về những bài viết này đều đưa ra một nhận định chung là 'thiếu an toàn'-có nguy cơ cao ảnh hưởng đến con em họ nếu như con em họ tiếp cận được và thậm tệ hơn là 'ngôn từ' của báo chí sao giống như ngôn từ 'cãi nhau, đánh lộn, xã hội đen,....' làm lệch lạc đến phát triển phẩm chất đạo đức, đạo lý của con người á Đông, trong đó có tập tục của người dân Việt Nam. Khai thác vấn đề này, người dân chỉ cho chúng tôi thấy, những mối nguy hại mà các bài viết do Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn viết, trực tiếp biên tập xuất bản cả trên trang cá nhân và trên trang 'Hội nhà báo độc lập' như sau:
Một là, các bài viết tạo ra nguy cơ thiếu an toàn cho thế hệ con trẻ, nhất là con em họ. Mức độ an toàn của một bài viết do nhà báo, phóng viên hay bất kỳ ai viết được đánh giá bằng chính nội dung ý tưởng, tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm bên trong bài viết đó. Khi nhận xét về các bài viết do Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng,.. những người mang danh nhà báo độc lập thì người dân nhận thấy rất rõ cái gọi là tư tưởng 'tự do vô lối', 'tự do không khuân phép',... ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con em họ, đi ngược lại với khuân phép gia đình, dòng họ, địa phương và pháp luật. Những tư tưởng tự do thái quá được đề cao trong các bài viết sẽ là độc hại, tiêu cực chứ không phải tích cực (một người dân khẳng định): Anh không thể vô lối lấy cái tự do của mình để tung tin giả, tin xấu, tin vu cáo khiến người khác bị tổn thương, nhất là trong xã hội Việt Nam danh dự, uy tín, nhân phẩm là quan trọng không 'phóng khoáng như các nước tư bản', thậm chí còn cổ vũ hành vi bạo lực, hành vi chống lại cả gia phong, nền nếp vốn đã tồn tại và ngự trị trong mỗi gia đình, dòng họ của Việt Nam. Họ rất lo lắng đến hành vi coi trọng cá nhân mình để trà đạp lên cá nhân, tập thể khác bằng ngòi bút, giọng nói, thái độ, biểu cảm của mình. Không lẽ, cứ phải tự do để rồi con người ta thích viết gì thì viết, vẽ gì thì vẽ,... theo cái kiểu chỉ có quyền của cá nhân riêng lẻ mà không có quyền chung, quyền của cá nhân khác. Thử hỏi, nếu như vậy, thì xã hội sẽ như thế nào khi luồng thông tin hỗn độn gây tổn thương đến tinh thần, danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính mình. Có lẽ, chỉ một xã hội ảo khi mà không ai biết ai, không ảnh hưởng đến ai, không gây chết người thì mới có thể tự do 'ảo' theo kiểu đó chứ dứt khoát xã hội phải có trật tự nhất định-đó là chuẩn mực của cuộc sống, giá trị, phẩm hạnh, uy tín của con người phải được coi trọng và bảo vệ.
>>3 kẻ chống phá Nhà nước bị tuyên án 37 năm tù giam
Hai là, tôn ti, trật tự bị đảo lộn bởi tự do báo chí quá trớn. Theo những người dân này, họ thực sự chưa muốn thứ tự do đến nỗi mà 'con có thể la mắng, chửi bới lại cha mẹ' nên họ cảm thấy không an toàn trong các bài viết cổ súy cho tự do vô lối, không thực tiễn và thiếu chuẩn mực gắn liền với mỗi gia đình, dòng họ, làng xã,... Có thể còn có nhiều quan điểm về vấn đề này nhưng họ rất lo sợ con em họ bị cái thứ tự do kích động dẫn đến hành vi vô lối, tự tung tự tác và nhất là không biết phân biệt ngôi thứ trong gia đình, hôn nhân, gia tộc, địa phương... Đa số người dân Việt Nam đều lo sợ mạng xã hội trong khi đó mạng xã hội đem lại nhiều tiện ích cho con người. Vì sao họ lại lo sợ và thậm chí còn cấm đoán ? Đó là cách họ tự bảo vệ con cái họ bởi những bài viết được gọi là 'tự do' của nhà báo độc lập trong khi các báo chí chính thống khác họ lại khuyến khích con em họ đọc và đọc càng nhiều càng tốt.
Từ những ý kiến của người dân Việt Nam, chúng ta có thể thấy rất rõ rằng hệ thống pháp luật Việt Nam ngoài việc phản ánh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội khách quan thì vấn đề có tính dân tộc, yếu tố dân tộc cũng không thể xem nhẹ và bỏ qua. Do đó, mỗi quốc gia có một quy chuẩn riêng về hành vi vi phạm pháp luật-có thể cũng hành vi đó ở Việt Nam là vi phạm nhưng ở phương Tây không phải là vi phạm nhưng việc coi là vi phạm ở Việt Nam lúc này lại rất cần thiết cần ngăn ngừa, ngăn chặn và loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội.
Theo đó, chúng tôi muốn nói lên rằng không thể lấy pháp luật của quốc gia này để đòi hỏi quốc gia khác phải xây dựng giống mình vì ngoài tính tính khách quan về điều kiện phát triển kinh tế-xã hội còn có cả phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của một dân tộc. Ví như không thể lấy việc kết hôn ở tư bản phải đi nhà thờ, phải làm lễ nghi này, lễ nghi khác để áp đặt cho Việt Nam khi trai gái kết hôn cũng phải đáp ứng các nghi thức đó-nếu không đáp ứng nghi thức đó tức là nhà nước có lỗi, người dân thực hiện có lỗi. Đó là cái chúng tôi muốn nhấn mạnh đến yếu tố quốc gia, đặc điểm kinh tế-xã hội, địa lý, dân tộc,... riêng có không thể có một tiếng nói chung đồng đều giống như trong xã hội phải có cái này, có cái khác, có người này, có người khác... Đơn giản, trong phạm vi của một gia đình (theo ý kiến của một người dân) không thể bắt em bằng anh hoặc anh phải được như em hay nhìn xa hơn không thể muốn con cái mình giống như con cái của gia đình hàng xóm hay gia đình khác ....
Người dân Việt Nam đã, đang và tiếp tục vẫn tận hưởng cái quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng không đồng ý với kiểu tự do quá chớn đến mức 'chuẩn mực' do mỗi cá nhân tự đặt ra giống như thuyết pháp luật linh cảm-Nếu tôi tự cảm thấy hành vi của mình là hợp lý thì đó là pháp luật và tôi được phép làm. Nếu như vậy, thì không phải là tự do mà 'bóp chết tự do' .... bởi nó cổ vũ cho một xã hội không cần đến pháp luật (quy chuẩn chung của đa số) mà một xã hội của mỗi cá nhân-ai mạnh người đó thắng và kẻ mạnh sẽ chiến thắng kẻ yếu thế trong xã hội.
Tại sao Đấu trường dân chủ phải cất công đi tìm lời giải, trong khi Nghị viện Châu âu dựa trên những báo cáo thiếu trung thực của các tổ chức mang danh nhân quyền để rồi đặt ra 'yêu cầu với Việt Nam' phải cải thiện. Chúng tôi, rất đồng thuận với quan điểm của Nghị viện Liên minh châu Âu mong muốn Việt Nam hoàn thiện hơn chứ không hề có ý muốn áp đặt vô lối giống như một số tổ chức mang danh nhân quyền vô lối tự động 'đưa ra phán quyết' buộc Việt Nam phải thay đổi. Mặt khác, chúng tôi cũng muốn góp tiếng nói khách quan rằng 'việc góp ý của Nghị viện châu Âu' cũng phải phù hợp với nền tảng truyền thống ở Việt Nam hiện nay. Không phải vì thế mà ảnh hưởng đến quan hệ giống như một số kẻ hận thù dân tộc, những trang tin thiếu thiện chí 'lợi dụng vấn đề' chỉ là 'góp ý' dẫn đến tự tung, tự tác tuyên bố 'ép buộc', 'bắt buộc' một cách thái quá đối với mong muốn của người dân Việt Nam.
Trên đây chỉ là ý kiến được Đấu trường thu thập trên cơ sở mong muốn từ ý kiến của người dân Việt Nam không phải là quan điểm phát ngôn chính thức của Nhà nước Việt Nam. Rất mong được mọi người đón nhận và ủng hộ.
Nhóm tác giả: Thành Nam-Hải Anh-Kim Thoa-Nguyễn Minh/thực hiện
Mong muốn chung của nhân dân của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới là hệ thống pháp luật của đất nước mình ngày càng hoàn thiện hơn. Đi ngược lại xu thế đó chỉ là những kẻ phá hoại mà thôi.
ReplyDeleteNgười dân Việt Nam rất cần tự do báo chí, tự do ngôn luận nhưng trong giới hạn không chỉ của pháp luật mà còn giới hạn bởi gia phong gia đình, gia phong dòng tộc và phong tục của làng xã.... Rất đồng ý với quan điểm của những người dân trong bài viết này.
ReplyDelete