(Tindautruongdanchu)-Vẫn luận điệu 'nửa vời' khi trích dẫn Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và các quy định của liên quan để hướng lái dư luận hiểu nhầm về Dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Những kẻ 'diễn trò' sao không biết 'hổ thẹn'!
Đấu tranh phòng, chống lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng
Liệu những kẻ trốn chạy tị nạn tại Thái Lan có đến được miền đất hứa hay bỏ xác nơi xứ người?
Thỉnh nguyện thư của ACAT kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam chỉ là thư rác!
Ngày hôm qua, 16/2 RFA cho loan tải bài viết của tác giả Cao Nguyên có tiêu đề 'Lo ngại về vấn đề Nhân quyền trong Dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân' trong đó viện dẫn quan điểm của một nhà hoạt động có tên Anh Chí để lấp liếm cho hành vi phản bội Tổ quốc, đe dọa gây phương hại đến an ninh Quốc gia Việt Nam. Đối tượng Anh Chí viện dẫn điều 12, Tuyên ngôn Nhân quyền phổ quát 1948 (UDHR) và điều 21 Khoản 1 Hiến pháp 2013 để từ đó phủ nhận Điều 6 Dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân, theo đó ngụy biện về điểm c khoản 1 điều 6: "(c) Trên phương tiện truyền thông vì mục đích quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng)-một trong những điểm quy định cho phép tiết lộ dữ liệu cá nhân mà không cần được sự đồng ý của chủ thể. Theo đó, đối tượng Anh Chí cho rằng, việc được phép tiết lộ trong tình huống trên là vi phạm vào nhân quyền, vi phạm vào Hiến pháp Việt Nam theo viện dẫn từ điều 12 Tuyên ngôn nhân quyền và điều 21 khoản 1 Hiến pháp Việt Nam.
Trước hết, đối tượng Anh Chí đã cố tình 'tảng lờ' quy định của Hiến pháp 2013 bằng việc trích dẫn thiếu quy định để đưa ra một kết luận vô lối là vi phạm vào Hiến pháp Việt Nam. Không lẽ, đối tượng Anh Chí không hiểu, không đọc hay cố tình giả vờ không biết điều 14 khoản 2 của Hiến pháp Việt Nam. Chúng tôi, xin trích dẫn điều 14, khoản 2 để đối tượng Anh Chí biết rằng đừng 'cắt quy định' một cách trắng trợn như vậy: "2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng." (Điều 14, khoản 2 Hiến pháp Việt Nam 2013). Như vậy, điểm c khoản 1 Điều 6 Dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hoàn toàn hợp Hiến bởi 'vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng' thì 'Nhà nước Việt Nam có quyền hạn chế quyền con người và quyền công dân'. Theo đó, việc 'tiết lộ dữ liệu cá nhân là cần thiết để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân Việt Nam.
Thứ hai, thế nào gọi là vi phạm nhân quyền-quyền phổ quát được quy định ở Điều 12-Tuyên ngôn nhân quyền thì ngay vế thứ 2 của điều 12 này đã khẳng định 'pháp luật quốc gia chính là nền tảng để bảo vệ quyền riêng tư' theo đó các quyền riêng tư này phải đặt trên nền tảng của Hiến pháp Việt Nam và các quy định về bảo vệ quyền riêng tư do pháp luật Việt Nam công nhận. Xét theo quy định của Hiến pháp thì rõ ràng điều 14 khoản 2 cho phép Nhà nước Việt Nam 'hạn chế quyền con người và quyền công dân' trong điều kiện 'để bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng'.
Mặc dù, bài viết của RFA chỉ đề cập một cách chung chung và không hướng vào một ví dụ cụ thể nên có thể gây khó hiểu cho nhiều người. Chúng tôi lấy ví dụ như sau: FBI của Mỹ phải bẻ khóa Iphone cá nhân khi cá nhân này thực hiện hành vi phạm tội bị coi là nguy hiểm. Việc bẻ khóa để truy cập vào Iphone cá nhân là hành vi xâm phạm vào quyền riêng tư, thông tin cá nhân nhưng sao FBI vẫn làm ? phải chăng Hiến pháp của Mỹ cũng quy định như Việt Nam trong trường hợp cần thiết FBI có thể 'nghe lén', thậm chí 'tự bẻ khóa' Iphone cá nhân ? Nếu như vậy thì Mỹ cũng mặc nhiên vi phạm nhân quyền (điều 12 -Tuyên ngôn nhân quyền và vi phạm vào Hiến pháp bậc nhất tự do của Mỹ)?
Đối với Việt Nam, trong trường hợp một cá nhân có hành vi gây phương hại đến an ninh quốc gia Việt Nam thì rõ ràng cơ quan an ninh Việt Nam có quyền 'truy cập dữ liệu cá nhân' để chứng minh hành vi phạm tội của cá nhân này trước khi hành vi xâm phạm an ninh Quốc gia này xảy ra gây thiệt hại về người, tài sản và an ninh quốc gia. Điều này là hoàn toàn hợp Hiến và hợp với các quốc gia hiện nay, kể cả Mỹ, Pháp, Anh, Đức,...
Vậy, sao đối tượng Anh Chí lại 'tảng lờ' một quy định quan trọng của Hiến pháp Việt Nam và bỏ qua thực tế việc 'công khai dữ liệu cá nhân' khi cần thiết ở Mỹ ? Đó là cái khôi hài, cái lí luận cùn, lập luận cố tình để chống phá các quy định của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi chống phá gia tăng.
Hiện tại, Dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được đăng tải trên cổng thông tin điện tử Bộ Công an từ ngày 9/2 để lấy ý kiến rộng rãi nhân dân. Thời gian lấy ý kiến được xác định là trong vòng 2 tháng. Rất mong người dân Việt Nam quan tâm tham gia ý kiến để Dự thảo này đạt được mục đích của mình và đi vào cuộc sống. Riêng đối với quan điểm của đối tượng Anh Chí thì chúng ta thấy rất rõ mưu đồ 'muốn loại quy định tại điểm c khoản 1 điều 6 để cho các hoạt động chống phá của các cá nhân được 'thông thoáng' không bị cản trở bởi hoạt động điều tra'. Do đó, chúng ta cần cảnh giác tránh tiếp thu những ý kiến làm hại đến an ninh quốc gia, đạo đức, tính mạng, sức khỏe của con người.
Hải Anh
Cắt ghép quy định theo chủ đích là việc thường ngày của các nhà hoạt động nhân quyền mà .... Buồn!
ReplyDelete