Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Saturday, February 13, 2021 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Quả thực, HWR lại có 'lối suy diễn' lạ đời đến nỗi chỉ nhìn thấy Việt Nam và một số nước trong khi đó các nước phương Tây khác thì lại 'tảng lờ' một cách 'trơ trẽn'...

Liên quan đến vụ nhà báo Phan Bùi Bảo Thy bị khởi tố, đình chỉ 2 cán bộ công an tỉnh

Luận bàn về nghề 'kinh doanh dân chủ' trên mạng xã hội năm qua

Công an tỉnh Quảng Trị thông tin về việc khởi tố, bắt tạm giam nhà báo Phan Bùi Bảo Thi và Lê Anh Dũng

Cận Tết những kẻ trốn chạy tị nạn tại Thái Lan lại ngồi 'gặm nhấm' nỗi đau xa xứ

VOA 'mượn lời' Lê Đình Cống để 'vẽ tranh'!

Hôm qua, 12/2 VOA đưa tin 'HRW xếp Việt Nam vào số các chính phủ lợi dụng COVID-19 vi phạm nhân quyền' trong đó HWR đổ lỗi cho rằng 'Việt Nam và một số nước khác như Trung Quốc, Cuba, Ai Cập, Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela những quốc gia bị cho là đã có những vi phạm về quyền tự do ngôn luận ảnh hưởng đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người.'. Lý lo mà RFA để khẳng định Việt Nam lợi dụng chống dịch Covid-19 để vi phạm nhân quyền: "Các chính phủ nên chống lại COVID-19 bằng cách khuyến khích mọi người đeo khẩu trang, chứ không phải bịt miệng họ”, Giám đốc phụ trách về khủng hoảng và xung đột của HRW, Gerry Simpson, nói trong phúc trình mới.".

Bài viết trên VOA và những ngụy biện chủ quan, cảm tính, phiến diện có chủ đích xấu của HWR đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam

Hiện tại, theo phân tích, đánh giá của "Viện Nghiên cứu Lowy của Úc vào cuối tháng 1/2021 đã xếp Việt Nam đứng hạng thứ 2 trong 98 nước xử lý đại dịch COVID-19 hiệu quả nhất trên thế giới" là hoàn toàn khách quan và được cộng đồng thế giới công nhận. Phải chăng từ thành quả này mà HWR lại 'cố gắng muốn phủ nhận' bằng chiêu trò đổ lỗi là do 'Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền do chống dịch Covid-19'? hay cái giá mà Việt Nam phải trả khi muốn đạt được vị trí thứ 2 trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 là phải 'vi phạm nhân quyền' ?

Chúng tôi, với tư cách là một người dân Việt Nam được sống, tận hưởng trong môi trường dù trong lúc khó khăn nhất là 'khi dịch bùng phát' vẫn nhận thấy rằng việc RFA 'quy chụp' Chính phủ Việt Nam lợi dịch chống dịch 'để vi phạm nhân quyền' bằng cách 'xử phạt người dân không đeo khẩu trang lẽ ra chỉ nên khuyến khích' là ngụy biện vô lối và cố tình tự hạ thấp các nước phương Tây trong phòng, chống dịch hiện nay nói chung và nhân quyền nói riêng. 

Vì sao chúng tôi lại đưa ra quan điểm cho rằng, chính RFA 'tự tát vào mặt mình', thậm chí 'tát thẳng vào mặt các nước phương Tây như Pháp, Anh, Mỹ, Đức,...' bởi:

Thứ nhất, luật hóa một số hành vi trong phòng, chống dịch Covid-19 nói chung và xử phạt, thậm chí xử phạt nặng hành vi không đeo khẩu trang nói riêng không chỉ có Việt Nam và các nước mà RFA liệt vào danh sách mà còn cả những nước phương Tây như Pháp, Đức, Anh, Mỹ cũng làm, thậm chí còn làm mạnh tay hơn Việt Nam. 

Xin đơn cử một số ví dụ, dẫn tin từ tờ tin Euronews, ở Pháp bắt đầu từ ngày 20/7/2020 Pháp ban hành quy định bắt buộc đeo khẩu trang đối với tất cả những ai vào các cửa hàng, siêu thị, các chợ kinh doanh thực phẩm tươi sống, ngân hàng cũng như những địa điểm trong nhà tập trung đông người. Mức xử phạt cho một trường hợp vi phạm là 135 EUR (154 USD). Còn ở Đức cũng ban văn bản mang tên quy định mới mang tên Maskenpflicht (nghĩa vụ đeo khẩu trang) tại 15/16 bang vào sáng 27/4/2020. Bang miền bắc Schleswig-Holstein sẽ là bang cuối cùng công bố quy định mới, bắt đầu từ ngày 29-4. Tùy theo quyết định của từng bang, người không đeo khẩu trang có thể đối mặt với mức tiền phạt khác nhau, dao động từ 25 đến 10 nghìn euro. Một số bang như Berlin và Brandenburg khẳng định không phạt tiền những người không đeo khẩu trang, thay vào đó, giới chức các bang này kêu gọi người dân thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau bằng cách đeo khẩu trang. Trong khi đó, một số bang khác sẽ dành cho người dân một vài ngày để làm quen với quy định mới. Theo quy định này, mức phạt nặng sẽ được áp dụng đối với chủ cửa hàng có nhân viên bị bắt gặp không đeo khẩu trang. Ở một số bang, mức phạt sẽ tăng lên đối với những người tái vi phạm quy định mới. Tại phần lớn các bang của Đức, những người từ 6 hoặc 7 tuổi trở lên có nghĩa vụ phải đeo khẩu trang, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như người khuyết tật có vấn đề về hô hấp...

Vậy, xin hỏi HWR Pháp và Đức đã ban hành quy định xử phạt khi không đeo khẩu trang bằng quy định bắt buộc (luật hóa), tại sao RFA lại không liệt kê các nước này vào danh mục 'Chính phủ lợi dụng chống Covid-19 để vi phạm nhân quyền? Phải chăng, HWR cố tình 'loại bỏ' các nước này khi xem xét đưa ra kết luận về nhân quyền như VOA đưa tin ? Lí do vì sao HWR lại cố tình 'tảng lờ' các quốc gia này và không coi họ 'vi phạm nhân quyền khi xử phạt người không đeo khẩu trang'? Điều này chính HWR phải trả lời rõ ràng, dứt khoát trước công luận Việt Nam và các nước mà HWR liệt kê kể trên. Không biết, HWR định giải thích như thế nào ?

Bên cạnh đó, các nước như Mỹ, Đức, Pháp, Anh,... cũng gia tăng xử lý các hành vi tụ tập đông người, vi phạm lệnh dãn cách xã hội và các hành vi khác liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Thứ hai, người dân Việt Nam luôn nhận thấy tự hào vì đã chống dịch thành công trong các đợt dịch bùng phát, nhất là hiện nay khi dịch bùng phát lần thứ 3 người dân vẫn đồng thuận, đồng lòng, chung sức cùng Chính phủ Việt Nam dập dịch. Vậy, xin hỏi HWR sao không lấy 'thước đo' từ phía người dân Việt Nam để đưa ra kết luận như trên ? Phải chăng, HWR lo ngại rằng khi lấy ý kiến của người dân Việt Nam xem họ có hài lòng về cách chống dịch của Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ làm thì HWR sẽ không thu được 'bằng chứng' như mong muốn nên phải cố tình viện dẫn bằng quy định 'xử phạt đeo khẩu trang' để đưa ra kết luận 'Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền'? Đó chính là sự 'khôi hài' trong một bản báo cáo của một tổ chức mang danh 'theo dõi nhân quyền quốc tế'. 

Các nước như Mỹ, Đức, Anh, Pháp,... cũng luật hóa các hành vi liên quan đến phòng, chống dịch để xử lý, thậm chí còn 'bỏ tù' nhưng sao hiệu quả chống dịch của các nước này lại không đạt được như mong muốn, thậm chí lại không bằng Việt Nam ? Đó có phải là lí do để HWR 'hậm hực' khi cho rằng 'chế độ độc tài thì chống dịch tốt hơn chế độ dân chủ, tự do' theo đó đưa ra 'kết luận không giống ai'.

Một lần nữa, chúng tôi là người dân Việt Nam yêu cấu tổ chức phi chính phủ mang danh 'theo dõi nhân quyền Quốc tế-HWR' hãy dừng ngay những kết luận cảm quan, chủ quan, phiến diện và có chủ ý không tốt đối với Quốc gia Việt Nam. Bất luận kết luận của các ngài có như thế nào thì điều quan trọng nhất vẫn phải xuất phát từ thực tế môi trường sống của người dân Việt Nam, bởi chính họ là người thụ hưởng môi trường xã hội ấy. Không một cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài nào có thể thay người dân Việt Nam đưa ra kết luận cho chính người dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam chúng tôi vẫn luôn tin tưởng, sát  cánh, đồng lòng, chung sức cùng Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam phòng, chống dịch Covid-19 ngày một tốt hơn nữa để không những người dân Việt Nam được sống trong môi trường an toàn mà còn tạo động lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo tốt hơn cho đời sống của người dân.

Thành Nam


Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X