Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, February 24, 2021 , 1 comment

(Tindautruongdanchu)-Hôm nay, đồng loạt các hãng tin thiếu thiện chí đưa tin với mục đích 'cáo buộc Chính phủ Việt Nam hậu thuẫn cho một nhóm tin tặc tấn công các nhà bất đồng chính kiến' nhưng xem ra đây cũng chỉ là chiêu trò hậu thuẫn truyền thông.

Xuyên tạc lịch sử dân tộc - dã tâm thâm độc của các thế lực thù địch

Vụ giải cứu nông sản ở Hải Dương: Trò hề của những kẻ ngồi 'ghép hình'

Bão tuyết ở Mỹ đã ‘nhấn chìm’ tự do dân chủ phương Tây?

Lã Minh Luận là nhà giáo sao lại có cái nhìn 'thiển cận'

Lương tâm nào cho những kẻ chà đạp lên lợi ích dân tộc?

Hôm nay, 24/2 các trang tin thiếu thiện chí như BBC, VOA, RFA đều 'giật tít' có tựa đề 'Chính phủ Việt Nam bắt tay tin tặc tấn công các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam'. Trong các bài viết này đều đề cập đến một kết luận điều tra do 'nhóm Kỹ thuật An ninh của Tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty Tech)' đưa ra vào ngày 24/2 trong đó cáo buộc nhóm tin tặc có tên Ocean Lotus đã tấn công 3 nhà hoạt động dân chủ Việt Nam là Bùi Thanh Hiếu, Trịnh Hội và một blog giấu tên. Bằng chứng mà Amnesty Tech đưa ra dựa trên 'lời khai' của 3 nhà hoạt động dân chủ kể trên cũng như dạng tin tặc email được cho là của nhóm tin tặc Ocean Lotus gửi đến 3 nhà hoạt động để hòng thực hiện mục đích 'gây cản trở hoạt động đấu tranh dân chủ' của các nhà hoạt động này. Bên cạnh đó, Amnesty Tech cũng đưa ra cả bằng chứng cho rằng nhóm tin tặc Ocean Lotus còn tấn công cả các chính phủ và công ty nước ngoài. Trên cơ sở đó, Amnesty Tech đã gửi bằng chứng đến yêu cầu cơ quan chức năng Việt Nam điều tra và hiện chưa có phản hồi gì từ phía cơ quan chức năng Việt Nam.

Với tư cách là một độc giả khi đọc 3 bài viết trên trang RFA, BBC và VOA cùng chủ đề trên chúng tôi không khỏi 'nghi ngờ' về thông tin loan tải này và chưa hiểu mục đích của việc loan tải thông tin này để làm gì ?

BBC, VOA RFA,... cùng đồng loạt loan tải thông tin 'kỳ lạ' này...

Nghi ngờ về việc loan tải thông tin

Có khá nhiều nghi ngờ do sự bất hợp lý của nguồn tin đưa ra cũng như sự mâu thuẫn trong cùng 1 vấn đề đã làm cho chúng tôi 'băn khoăn' về tính xác thực của 'việc bắt tay giữa Chính phủ Việt Nam với nhóm tin tặc có tên Ocean Lotus (theo cáo buộc của Amnesty Tech). Điều này thể hiện ở chỗ:

Nếu Amnesty Tech được xác định là 'nhóm Kỹ thuật An ninh của Tổ chức Ân Xá Quốc tế' sao lại điều tra một cách 'nửa vời'-tức là không điều tra cụ thể và đưa ra kết luận khẳng định 'chắc chắn' sao phải nhờ đến cơ quan chức năng Việt Nam điều tra ? Điều này khiến cho chúng tôi hoài nghi về năng lực của nhóm Kỹ thuật An ninh của Tổ chức Ân Xá Quốc tế và có thể nhóm Kỹ thuật An ninh của Tổ chức Ân Xá Quốc tế chỉ 'dựa vào những thông tin có tính quy chụp, vu cáo' một cách sơ sài để rồi ra thông báo như vậy hòng 'gây tiếng vang'. Amnesty Tech có quá nhiều lựa chọn để chứng minh bằng được vụ tấn công của nhóm tin tặc này có liên quan đến Chính phủ Việt Nam sao lại lựa chọn cơ quan chức năng Việt Nam 'nhờ' điều tra ? Bởi, nếu cơ quan điều tra của Việt Nam thực hiện điều tra theo yêu cầu của Amnesty Tech thì kết quả điều tra liệu có khách quan khi lại điều tra về Chính phủ Việt Nam ? Rõ ràng, động thái 'nhờ cơ quan chức năng Việt Nam' đã ẩn chứa 'những chiêu trò' của Amnesty Tech. Nếu thực sự Amnesty Tech muốn chứng minh với Quốc tế rằng 'Chính phủ Việt Nam hậu thuẫn hoặc bắt tay với nhóm tin tặc đó' thì cần phải độc lập điều tra và nếu có nhờ đến cơ quan điều tra thì phải nhờ đến các cơ quan ở một quốc gia khác, cơ quan chuyên môn quốc tế chứ không thể nhờ đến cơ quan Việt Nam điều tra về Việt Nam. Đây là một điểm mâu thuẫn không biết Amnesty Tech lí giải sao về vấn đề phát đi thông báo này ?

Trong thông báo của Amnesty Tech có đề cập đến 3 nhà hoạt động đấu tranh dân chủ Việt Nam là Bùi Thanh Hiếu, Trịnh Hội (đại diện cho The Voice) và một nhà hoạt động viết blog giấu tên. Trước hết chúng tôi khẳng định cả 3 người này không phải nhà hoạt động của Việt Nam vì Bùi Thanh Hiếu, Trịnh Hội đều không phải là người hiện mang quốc tịch Việt Nam. Chỉ còn một nhà hoạt động giấu tên chúng tôi không biết là ai. Mặt khác, vì sao nhóm tin tặc Ocean Lotus lại chỉ tấn công vào 3 nhà hoạt động này trong khi hàng tá các nhà hoạt động gạo cội đang sống sờ sờ ở Việt Nam như Nguyễn Quang A, Nguyễn Lân Thắng, Lê Văn Dũng, Võ Hồng Ly,.... thì lại không tấn công ? Như vậy, thì nhóm tin Ocean Lotus muốn điều gì ? Nếu theo loan tải của báo cáo thì không thấy mục đích rõ ràng của nhóm tin tặc này tấn công vào 3 cá nhân trên để làm gì. Thật khó hiểu, nếu giả sử cứ cho rằng giả thiết Chính phủ Việt Nam bắt tay với nhóm tin tặc Ocean Lotus tấn công Bùi Thanh Hiếu là có thật, thì việc bắt tay để tấn công để làm gì khi Bùi Thanh Hiếu đang tị nạn ở Đức? Báo cáo cũng nêu 'Bùi Thanh Hiếu bị tấn công 4 lần từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019; Trịnh Hội thì cho rằng bị tấn công vào tháng 4 năm 2020 và một blogger giấu tên cho biết bị tấn công từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2020' thì cho thấy các sự kiện thời gian này nói lên cái gì ? Theo chúng tôi không có ăn nhập gì về các sự kiện diễn ra vào thời điểm các nhà hoạt động này bị tấn công mà chỉ liên quan đến một sự kiện duy nhất về 'nhân quyền' của Hội đồng nhân quyền Quốc tế. Chúng tôi cũng không biết blogger nào bị tấn công mà 'ghê vậy' vì chắc chắn blog của người này phải 'nổi tiếng' đến mức cần phải tấn công mà chỉ tấn công từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2020.

Cũng trong thông báo của Amnesty Tech có nêu, nhóm tin tặc này còn tấn công cả 'các chính phủ và công ty nước ngoài' nên cũng là vấn đề rất 'ngây ngô'. Nếu tấn công các chính phủ nước ngoài mà chính phủ các nước này lại 'để im' mà không có động thái gì như phòng chống, điều tra, truy xét và tiến hành bắt giữ,...  thì nghe cũng 'lạ'. Đồng thời, mục đích mà nhóm tin tặc này tấn công các chính phủ và Công ty nước ngoài để làm gì ? Phải chăng, các chính phủ nước ngoài và công ty nước ngoài này cũng 'hoạt động đấu tranh dân chủ chống Việt Nam' ? 

Ở đây, chúng tôi chưa nói đến việc Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới vẫn luôn phải đối mặt với 'tin tặc' tấn công không chỉ vào chính phủ mà còn cả các tổ chức, cá nhân với mục đích 'chiếm thông tin' nhằm thực hiện hành vi tội phạm công nghệ cao. Hằng năm, chính phủ các nước vẫn phải chi một khoản tiền lớn để đối phó với vấn nạn tin tặc này.

Mục đích của chiêu trò

Theo nhận định ban đầu của chúng tôi, Amnesty Tech tung ra 'báo cáo này' với sự hậu thuẫn đồng loạt của cả 3 hãng tin như BBC, VOA, RFA là có mục đích muốn 'hạ bệ' Việt Nam trước dư luận quốc tế và cộng đồng Quốc tế. Mục đích chính là muốn hạ bệ Việt Nam trước sự kiện lớn của Hội đồng nhân quyền Quốc tế đã bắt đầu diễn ra. 

Cụ thể:

Ngày 22/2 tại trụ sở Liên hợp quốc khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng nhân quyền, tại phiên thảo luận cấp cao đại diện phái đoàn Việt Nam Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thông báo: Việt Nam với tư cách ứng viên của ASEAN tham gia ứng cử thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Phải chăng, việc Amnesty Tech tung ra báo cáo này hòng 'hạ bệ' Việt Nam để Việt Nam không thể 'trúng cử' thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 trong khi đó Việt Nam từng trúng cử nhiệm kỳ 2014-2016. Phải chăng, Amnesty Tech lo sợ trước sự đánh giá cao của Chủ tịch Hội đồng nhân quyền về việc đảm bảo quyền con người ở Việt Nam năm qua, nhất là quyền con người trong chống dịch Covid-19 nên sợ Việt Nam sẽ dễ dàng 'trúng cử' ? Và nếu Việt Nam trúng cử thì chắc chắn nó là 'cái tát' tát thẳng vào những cá nhân, tổ chức lâu nay vẫn 'lu loa, quy chụp' về nhân quyền của Việt Nam?

Một vấn đề khác nữa, đây chính là thời điểm để các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí gia tăng chống phá Việt Nam dưới 'luận điệu nhân quyền'. Vì sao, thời điểm 'nhạy cảm' này họ lại tấn công Việt Nam dưới chiêu bài 'nhân quyền'? Bởi, khóa họp 46 Hội đồng nhân quyền, Liên hợp Quốc sẽ chính thức họp và thảo luận về 'các biện pháp thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa' diễn ra từ ngày 22/2 đến hết 23/3. Theo đó, đây chính là thời điểm họ 'khua chiêng', 'gõ trống' bên ngoài hội nghị giống như kiểu 'tổ chức biểu tình la ó' ở bên ngoài một hội nghị nào đó để gây ảnh hưởng, gây sức ép. 

Nhìn lại, toàn bộ các sự kiện mà các nhà đấu tranh dân chủ, các tổ chức phi chính phủ thời gian gần đây liên tục ra 'thư yêu cầu', 'kiến nghị', 'thư ngỏ', báo cáo xếp hạng nhân quyền,... thậm chí có cả dân biểu 'yêu cầu' cùng với bản báo cáo của Amnesty Tech đưa ra ngày hôm nay đều về nhân quyền dưới nhiều dạng hoạt động khác nhau đã cho thấy 'một vở kịch' được dàn dịch có bài bản, sắp xếp từ A đến Z,.. hòng vu cáo Việt Nam 'đàn áp nhân quyền' để tạo dựng 'một tiếng nói' gây ảnh hưởng đến hội nghị của Hội đồng nhân quyền diễn ra từ ngày 22/2 đến ngày 23/3. 

Song, 'tim đen' của những kẻ 'vu cáo' Việt Nam không thể phủ nhận thực tế sinh động tại Việt Nam với những hoạt động, sáng kiến, giải pháp bảo vệ nhân quyền hiệu quả được thế giới đánh giá cao, nhất là chống dịch Covid-19 (một trong những hoạt động bảo vệ quyền con người). Cho dù, chúng có gia tăng hoạt động chống phá với mưu mô xảo quyệt thế nào thì cũng không thể làm thay đổi 'cái nhìn tích cực, thân thiện' của chính phủ các nước đối với Việt Nam trong quan hệ Quốc tế và trên diễn đàn của Hội đồng nhân quyền Quốc tế.

Thành Nam

Tags:
  1. Đúng! nếu muốn cáo buộc Việt Nam thì phải tự điều tra, đưa chứng cứ chứng minh thuyết phục sao phải làm trò 'nhờ điều tra' ...? Không quân tử chút nào.

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X