(Tindautruongdanchu)-Ngày 01/02/2021, tại Myanmar lực lượng quân đội đã bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, Tổng thống U Win Myint và các quan chức cấp cao khác thuộc Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền, đồng thời bổ nhiệm tướng về hưu Myint Swe làm quyền tổng thống, mục đích nhằm tổ chức "một cuộc tổng tuyển cử tự do và công bằng" khi cho rằng có những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình bầu cử. Lợi dụng tình hình bất ổn ở quốc gia Đông Nam Á này, ngày 25/02/2021, trang chủ của Đài Á châu Tự do (RFA Tiếng Việt) có đăng bài của tác giả Giang Nguyễn với tựa đề: “Viettel bị cáo buộc lạm dụng, tiếp tay cho quân đội Miến Điện vi phạm nhân quyền”, trong đó đưa ra những dẫn chứng và những lời nói vô căn cứ cho rằng Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel của Việt Nam tài trợ cho quân đội Myanmar tiến hành đảo chính quân sự.
Chiêu trò 'lụm lặt' những bức ảnh để 'tô vẽ' hòng chửi bới chính quyền
Lột mặt chiêu trò giả dối của Amnesty Tech vu cáo 'Việt Nam bắt tay tin tặc Ocean Lotus'
Xuyên tạc lịch sử dân tộc - dã tâm thâm độc của các thế lực thù địch
Mở đầu bài viết, tác giả Giang Nguyễn tường trình lại một số diễn biến
chính trong cuộc đảo chính tại Myanmar (Miến Điện) và đưa ra một nhận định hết
sức chủ quan và ngớ ngẩn là: “…Nhiều quốc gia dân chủ đã nhanh chóng lên án
quân đội Miến Điện về những hành vi vi phạm nhân quyền, phi dân chủ…kêu gọi tẩy
chay quân đội Miến Điện và những nguồn tài chính của họ - trong đó có Viettel,
doanh nghiệp viễn thông của Bộ Quốc phòng Việt Nam”.
Cũng trong bài bình luận này, Giang Nguyễn trích dẫn những phát ngôn của
Yadanar Maung, một người đại diện cho tổ chức Justice for Myanmar (Công lý cho
Myanmar), tổ chức phi chính phủ hoạt động dưới sự hậu thuẫn tài chính từ các nước
phương Tây, đặc biệt là Mỹ, Anh nhằm thúc đẩy tự do, dân chủ, nhân quyền cho
Myanmar: “Báo cáo của chúng tôi đã nâng cao nhận thức về những mối nguy nghiêm trọng mà người dân Myanmar phải đối mặt
từ hoạt động kinh doanh của Viettel với quân đội Myanmar…Mytel được thiết lập bởi
Bộ Truyền thông Miến Điện và được quân đội Miến kiểm soát phần của chính phủ,
tước đoạt doanh thu thuộc về người dân. Đáng buồn thay, chính phủ đã không có
hành động chống lại Mytel trước cuộc đảo chính quân sự bất hợp pháp diễn ra vào
ngày 1 tháng 2”. “Justice For Myanmar phát hiện bằng chứng đáng lo ngại cho thấy
Viettel đang hỗ trợ hiện đại hóa quân đội Myanmar thông qua việc chuyển giao
công nghệ và đào tạo, nâng cao năng lực kỹ thuật của quân đội. Bằng cách đó,
Viettel và Bộ Quốc phòng Việt Nam đang đóng góp vào các hoạt động quân sự ở các
địa bàn người dân tộc Myanmar và hỗ trợ, tiếp tay cho tội ác chiến tranh và tội
ác chống lại loài người”.
Với những trích dẫn và phát biểu mà Giang Nguyễn và tổ chức Justice for
Myanmar đưa ra trong bài viết, có thể khẳng định những bình luận, đánh giá và
nhận định đó là hoàn toàn dựa trên chủ quan, cảm tính, vô căn cứ và không có một
chút cơ sở thực tiễn nào để chứng minh. Đây chỉ là những luận điệu mang tính chất
chống phá, xuyên tạc của một số kẻ “phá bĩnh”, thù địch luôn mang trong mình tư
tưởng ghanh tỵ, thù ghét với những thành quả phát triển kinh tế, chính trị, xã
hội vượt bậc trong thời gian qua mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt
Nam đã đạt được. Chúng bất chấp, không từ một thủ đoạn nào, chĩa “mũi dùi” thâm
độc vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta để chống phá. Bên cạnh
một số có mưu đồ chính trị thật sự, còn lại tuyệt đại đa số chỉ là những kẻ “ăn
không ngồi rối”, hàng ngày lên mạng Internet tìm kiếm những nguồn thông tin rồi
cắt ghép chỉnh sửa thành bài viết của mình nhằm kiếm vài đồng tiền nhuận bút,
khá hơn thì tìm kiếm các nguồn hỗ trợ về tài chính của các cá nhân, tổ chức có
cùng quan điểm để nuôi sống bản thân và gia đình. Những kẻ này thường xuyên “tự
huyễn hoặc” bản thân, cho rằng mình biết tất cả mọi thứ, và khi viết bài thì
nghĩ rằng càng có nhiều dẫn chứng thì bài viết càng có giá trị chân thực, mặc
dù tên các cá nhân, tổ chức đưa ra hoàn toàn vô danh, cũng giống như tác giả
Giang Nguyễn nêu trên.
Để minh chứng cho những luận điệu sai trái trên, chúng ta hãy tìm hiểu một
chút về những hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL tại Myanmar
trong những năm qua. Năm 2009, Tập đoàn Viettel mở Văn phòng đại diện tại quốc
gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên phải đến gần 10 năm sau, vào ngày 08/8/2016,
Viettel mới chính thức ký kết hợp đồng với 2 đối tác Myanmar, với số vốn đầu tư
liên doanh là 2 tỷ USD, và ngày 14/01/2017 Viettel chính thức được chính phủ
Myanmar cấp giấy phép với thương hiệu là MYTEL. Và từ đó đến nay, MYTEL chính
là mạng viễn thông phát triển ổn định và lớn thứ 3 tại đất nước này khi chiếm
hơn 14% thị trường viễn thông. Điều đó có thể thấy rằng, hoạt động của Viettel
tại Myanmar không phải dưới thời cầm quyền của Chính phủ quân sự Than Shwe mà
phải mãi đến tận năm 2017, khi mà Chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi lên
nắm quyền thì Viettel mới được cấp phép và chính thức hoạt động với mục đích
phát triển kinh tế, xã hội tại đây, đồng thời thu hút lợi nhuận cho Tập đoàn.
Như vậy, Viettel không dính dáng gì đến các hoạt động liên kết, hậu thuẫn về
tài chính cho quân đội Myanmar đảo chính, khủng bố, vi phạm quyền con người mà
bài bình luận trên đã thông tin.
Còn nếu muốn rõ thực hư sự việc, cần phải có sự thanh tra, giám sát và kết
luận rõ ràng của các cơ quan có liên quan thuộc Liên Hợp Quốc hay các tổ chức
quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng, chứ không phải tự đưa ra những nhận định,
nhận xét một cách vô căn cứ của Giang Nguyễn và tổ chức Justice for Myanmar. Ở
trong nước, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia kinh tế cũng khẳng định: “Những
cáo buộc như vậy cần phải có một cơ quan điều tra của Liên Hiệp Quốc. Nếu chưa
có kết quả điều tra của một cơ quan độc lập thì chưa thể nói được là Viettel thật
sự đang hỗ trợ cho vấn đề vi phạm nhân quyền”.
Đỗ Hải