(Tindautruongdanchu)-Mới đây ngày 19/2, đông chí Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đã được phân công giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Tuy nhiên ngay sau đó, một số đối tượng chống phá đã cố tình xuyên tạc thông tin, thêu dệt, bóp méo nhằm thổi phồng sự thật, gây nhiễu loạn dư luận đồng thời chống phá nhân sự, bộ máy chính quyền của Đảng.
Lột mặt chiêu trò giả dối của Amnesty Tech vu cáo 'Việt Nam bắt tay tin tặc Ocean Lotus'
Xuyên tạc lịch sử dân tộc - dã tâm thâm độc của các thế lực thù địch
Vụ giải cứu nông sản ở Hải Dương: Trò hề của những kẻ ngồi 'ghép hình'
Bão tuyết ở Mỹ đã ‘nhấn chìm’ tự do dân chủ phương Tây?
Từ trước đến nay, một trong những trọng tâm chống phá của các thế lực
thù địch đối với cách mạng Việt Nam là lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm làm thay
đổi nhận thức, tạo ra sự hoài nghi đối với chế độ, kích thích quá trình “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội Việt Nam. Chính vì vậy, mọi hoạt động của
Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo các cấp đều nằm trong tầm ngắm chống
phá của các thế lực thù địch cũng như các đối tượng xấu, chống đối, cơ hội
chính trị.
Trước thông tin Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa
giữ chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, các tổ chức, cá nhân chống phá
như Việt Tân, RFA, VOA, Lê Nguyễn Hương Trà… đã đăng tải nhiều bài viết với
những thông tin, luận điệu sai trái, tiêu cực, mang tính chất xuyên tạc. Nội dung bài viết chứa đựng nhiều thông tin, luận
điệu sai trái, tiêu cực, mang tính chất xuyên tạc, biến tướng bản chất vấn đề. Bằng việc phỏng vấn các
đối tượng chống phá, cơ hội chính trị trong nước, những ý kiến, nhận định, đánh
giá sai trai được rêu rao như: “Việc siết chặt báo chí và mạng xã hội thì lâu
nay Công an đã làm rồi. Bây giờ ông Nghĩa lên thì báo chí không được viết về
Trung Quốc rộng rãi như trước đây nữa”, “Đại hội XIII vừa qua “phe miền Nam” bị
“thất thủ” nên việc đưa ông Nghĩa là người nam bộ lên làm Trưởng Ban Tuyên giáo
Trung ương chỉ là hình thức mị dân”. Thậm chí, các đối tượng này còn gia tăng công kích, lợi dụng vấn đề bổ
nhiệm lãnh đạo của Ban Tuyên giáo trung ương để tấn công chế độ, rêu rao quan
điểm hết sức tiêu cực rằng: “Chủ thuyết của cộng sản là chính quyền trên đầu ngọn
súng. Súng đẻ ra chính quyền. Có súng sẽ có quyền”.
Bên cạnh đó,
các đối tượng tiếp tục lợi dụng việc sắp xếp vị trí Trưởng Ban Tuyên giáo trung
ương nhằm thêu dệt câu chuyện “phe cánh”, cơ cấu vùng miền,… Cụ thể, trang mạng Việt
Tân đăng tải lại bài viết, video có tiêu đề: “Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức
vụ Trưởng ban Tuyên giáo, nhóm Nam bộ đòi thêm được vị trí cấp cao trong Đảng”
với những ngôn ngữ lộng ngôn, xuyên tạc chứa đựng nhiều luận điệu sai trái,
tiêu cực, mang tính chất xuyên tạc, biến tướng bản chất vấn đề. Những kẻ ngồi
gõ bàn phím rồi đoán mò về chuyện chính trị: Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa,
59 tuổi, không phải là Ủy viên Bộ Chính trị, mà chỉ là Ủy viên Trung ương Đảng,
được chỉ định làm Trưởng ban Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng CSVN.
Đây là một chức vụ quan trọng nên thường người đứng đầu phải nằm trong bộ phận
quyền lực nhất là Bộ Chính trị. Vì thế, khả năng ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ được
bầu bổ sung vào Bộ Chính trị là rất lớn. Thậm chí, chúng còn lái sang thuyết âm
mưu về 18 nhân sự cấp cao của Đại hội XIII vừa qua “Khi kết thúc đại hội XIII,
giới quan sát cho rằng đảng CSVN không đạt được thỏa thuận 19 người trong Bộ
Chính trị như khóa trước, mà dừng lại ở con số 18, một con số chẳn, sẽ bất lợi
khi phải bỏ phiếu những vấn đề gây tranh cãi, bất phân thắng bại.”
Nhưng thực tế, việc phân công bổ nhiệm Thượng tướng
Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Tổng cục
Chính trị QĐND Việt Nam giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chẳng có gì
là “thuyết âm mưu” ở đây cả. Cả một tập thể xem xét, cân lên đong xuống dựa
trên năng lực, sở trường, kinh nghiệm, kết quả quá trình công tác của ông mới đề
xuất, bổ nhiệm làm gì có có chuyện “phe phái” ở đây.
Trong những năm qua, Thượng tướng Nguyễn Trọng
Nghĩa đã đảm nhận những nhiệm vụ trọng yếu như Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu
7, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân… cho thấy việc bổ nhiệm
thượng tướng Nghĩa là hoàn toàn có cơ sở, dựa trên chính năng lực, sở trường,
kinh nghiệm, kết quả quá trình công tác của ông. Điều này hoàn toàn không phải
do sự sắp xếp chủ quan hay do vấn đề “cân bằng tương quan vùng miền” như những
lời lẽ thêu dệt. Rõ ràng, luận điệu xuyên tạc xoay quanh việc bổ nhiệm ông Nguyễn
Trọng Nghĩa là một thủ đoạn chính trị thâm độc nhằm cố gắng đến cùng sự phá hoại
đối với Đại hội XIII của Đảng, gây nhiễu loạn dư luận hòng làm suy giảm niềm
tin của người dân. Việc xuyên tạc như vậy nhằm hạ thấp uy tín, bôi nhọ hình ảnh
của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa. Các đối tượng cố tình phủ nhận khả năng,
năng lực của Thượng tướng Nghĩa với âm mưu có thể nhằm tấn công, xuyên tạc vào
hoạt động của Ban tuyên giáo trong thời gian sau. Mục đích của những kẻ này là
nhằm chống phá, gây nghị kỵ, mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo, hòng khiến người
dân mất niềm tin vào bộ máy nhân sự. Tuy nhiên, trò xuyên tạc, chống phá đó rõ
ràng không thể lừa bịp được ai mà chỉ tự phơi bày dã tâm của chúng.Với những luận
điểm rõ ràng nêu trên, bản chất dối trá của những kẻ chống phá, cơ hội chính trị
đã bị phơi bày. Bám víu dai dẳng vào công tác cán bộ của Đảng, các đối tượng tạo
cớ xuyên tạc bất chấp đó là những nhìn nhận sai lệch, chủ quan và tiêu cực. Những
hành động như vậy chắc chắn không phải vì “dân chủ”, “nhân quyền”, vì “quốc
gia”, “dân tộc” như vỏ bọc mà chúng đang khoác lên người. Chúng ta phải thật sự
cảnh giác, đồng thời cần phải kiên quyết vạch trần, đấu tranh với các luận điệu
xảo trá, xuyên tạc mà những kẻ này tung ra để chặt đứt hoạt động chống phá mà
các đối tượng đang tiến hành. Phải chăng những kẻ chống phá gia tăng công kích
chống phá khi ông giữ chức Trưởng ban tuyên giáo bởi chúng sợ rằng khi ông giữ
chức vụ mới này cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, thời gian qua,
Quân đội sẽ có chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, chiến lược về an
ninh mạng, đấu tranh phòng chống tội phạm cao và diễn biến hòa bình trên không
gian mạng. Việc siết chặt công tác quản lý báo chí không phải là ngăn chặn “tự
do”, “dân chủ” như luận điệu các đối tượng tung ra, mà là một giải pháp để bảo
đảm môi trường thông tin “sạch”, phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước.
Hơn nữa, với vai trò Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam, Quân đội có Lực lượng 47 với hơn 10.000 người là “hạt nhân đấu tranh trên
không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ
năng sử dụng công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ.” do đó những kẻ chuyên gõ bàn
phím chống phá nhà nước sớm muộn sẽ bị tiêu diệt. Sự thật này hoàn toàn trái
ngược với sự suy diễn cho rằng Đảng đang “lấy lực lượng vũ trang để răn đe người
dân”. Nếu có răn đe, đây chính là lời cảnh báo cho những kẻ chống phá trên lĩnh
vực văn hóa, tư tưởng.
Hồng Hạnh-Đỗ Hà