Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, March 01, 2021 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Lợi dụng vào chính sách tiêm Vắc xin Covid-19, BBC cho dẫn lời một số nhà bình luận hòng hướng độc giả có cái nhìn ‘thiên lệch’ về chính sách của Chính phủ Việt Nam.

Nhận diện và đấu tranh với các hoạt động chống phá bầu cử

RFA trơ tráo khi loan tin Viettel ‘bị cáo buộc lạm dụng tiếp tay cho quân đội Miến Điện’ vi phạm nhân quyền

Chiêu trò 'lụm lặt' những bức ảnh để 'tô vẽ' hòng chửi bới chính quyền

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa được phân công giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo TW: Sao lại phải 'hậm hực'!

Vụ xe VinFast Lux A2.0 gãy càng, rụng bánh: Bàn tay đen của Việt Tân khi 'dìm hàng' các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Ngày 26/2, BBC cho phát một bài viết với tựa đề “Tiêm vacvine Covid ở VN: Vì sao quân đội và công an được ưu tiên?’. Trong ‘Hội bàn tròn trực tuyến’ 2 khách mời của BBC là cựu nhà báo BBC Hà Mi và BS Hoàng Tú Anh, Phó giám đốc trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số, Hà Nội, so sánh với các nhóm ưu tiên của Việt Nam với Anh Quốc và các nước khác với lập luận cho rằng ‘ở Anh Quốc họ ưu tiên theo lứa tuổi và những người có bệnh nền còn ở Việt Nam thì ngược lại’ theo đó hòng hướng độc giả đến cái nhìn thiên lệch về chính sách của Chính phủ Việt Nam trong việc đưa ra các nhóm ưu tiên.

Trước hết, xin thưa với BBC cùng với một nhà báo và một bác sĩ đã tạo nên bài viết ‘tưởng như tròn trịa’ rằng các vị đều cố tình hướng lái hiểu sai về chính sách của Việt Nam ngay từ việc nhà báo Hà Mi đặt tiêu đề cho bài viết ‘Tại sao lại ưu tiên cho quân đội và công an’. Không lẽ, trong nhóm ưu tiên theo chính sách của chính phủ theo Nghị quyết 21 ngày 26/2 chỉ có quân đội và công an ? Theo như nhóm đối tượng ưu tiên này thì quân đội và công an thuộc nhóm ưu tiên thứ mấy? Đó là cái khôi hài trong việc đặt tiêu đề một cách có chủ đích hòng làm cho độc giả nếu chỉ nhìn vào tiêu đề có thể hiểu sai lệch về chính sách của Chính phủ Việt Nam.


Theo Nghị quyết số 21 của Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 26/2 thì chỉ có 9 nhóm ưu tiên thay vì dự kiến đề nghị theo 11 nhóm trước đây. Song, nhà báo Hà My cũng như bác sĩ Hoàng Tú Anh lại đi lập luận theo nhóm ưu tiên của cái dự kiến đề xuất mà không bàn luận theo nhóm ưu tiên mà Nghị quyết số 21 đề cập. Vậy, phải chăng có mục đích gì trong bài viết này cũng như các bình luận mà những người này đưa ra so sánh với Anh và một số nước khác.

Về so sánh của nhà báo Hà Mi cũng như bác sĩ Hoàng Tú Anh thì chúng tôi cho rằng ‘cố tình cắt đầu, cắt đuôi’ để hướng lái dư luận hiểu nhầm về chính sách của Chính phủ Việt Nam được ưu tiên theo 9 nhóm đối tượng như sau:

Thứ nhất, chúng tôi xin khẳng định rằng 100% dân số Việt Nam không kể giàu nghèo, đối tượng sẽ được tiêm vắc xin Covid-19 một cách bình đẳng, công khai và minh bạch. Không có chuyện người nghèo ở Việt Nam sẽ không có tiền để tiêm Vắc xin vì họ không phải trả tiền. Ngay trong cuộc họp với Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 diễn ra ngày 24/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Chiến lược của chúng ta là 100 triệu dân được tiêm vaccine”. Toàn bộ dân số Việt Nam sẽ được tiêm chủng phòng ngừa COVID-19 một cách công bằng, minh bạch. Vaccine phòng COVID-19 đã có và sắp tới sẽ được chuyển giao với số lượng nhiều hơn để kịp thời phục vụ đông đảo nhân dân. Bộ Y tế đã cam kết sẽ cung cấp 90 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho người dân trong năm 2021. Các nhà lãnh đạo chính phủ cũng đã đề xuất xã hội hóa hoạt động cung ứng và triển khai tiêm vaccine thông qua kênh tư nhân để vừa giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, vừa tăng độ bao phủ tiêm vaccine. Việc Chính phủ ta sớm ký kết đảm bảo cung cấp hàng chục triệu liều vaccine chất lượng, hiệu quả trong bối cảnh khan hiếm toàn cầu, đồng thời với việc lên kế hoạch đưa vaccine đến người dân một cách công bằng, theo đúng lộ trình khoa học, đã cho thấy tầm nhìn chính xác của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng một chiến lược toàn diện để ngăn chặn dịch bệnh, đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường đi đôi với khôi phục, phát triển kinh tế. Lúc này, trong khi chờ đợi vaccine được triển khai rộng khắp nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng, các cấp chính quyền và người dân cả nước vẫn không một giây phút nào được phép lơ là phòng ngừa dịch bệnh. Dù có vaccine, công tác phòng bệnh bằng thực hiện Thông điệp 5K của Bộ Y tế - “Khẩu trang  - Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” - vẫn là vô cùng cần thiết để giữ an toàn cho bản thân và cộng đồng. Như vậy, mọi luận điệu về chính sách tiêm Vắc xin của Việt Nam có sự phân biệt, đối xử là định kiến, quy chụp và cố tình vu cáo.

Thứ hai, vì sao Việt Nam lại lựa chọn nhóm ưu tiên và chính sách ưu tiên khác với Anh, Mỹ và các quốc gia khác. Bởi, trong điều kiện tình hình cung ứng vaccine vô cùng khan hiếm trên toàn cầu, cũng như xét bối cảnh thực tế của tình hình dịch bệnh trong nước, chúng ta không thể cùng một lúc tiêm phòng cho cả trăm triệu dân. Lúc này, công bằng trong tiêm vaccine COVID-19 chính là phải tôn trọng và tuân thủ những thứ tự ưu tiên đã được cơ quan chức năng xây dựng dựa trên những đánh giá khoa học và thực tế.

Vương quốc Anh, quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm chủng đại trà vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech, đã xác định các nhóm ưu tiên trong giai đoạn 1 của chiến dịch chủng ngừa là: Cư dân các viện dưỡng lão và nhân viên chăm sóc; Nhân viên y tế tuyến đầu; Người trên 80 tuổi; trên 75 tuổi; trên 70 tuổi; Người đặc biệt dễ tổn thương; Người trên 65 tuổi; Người 16-64 tuổi có bệnh nền; Tiếp đó lần lượt là các nhóm trên 60, trên 55, trên 50 tuổi.

Israel, quốc gia đã trở thành hình mẫu thành công với chiến dịch tiêm phòng COVID, cũng tập trung vào các đối tượng ưu tiên tiêm chủng đầu tiên là người cao tuổi, người có nguy cơ cao về sức khỏe, nhân viên y tế và nhân viên các lực lượng khẩn cấp. Nhờ chiến dịch tiêm chủng “thần tốc” đã thực hiện với hơn một nửa dân số, đến nay Israel đã mở cửa lại một số hoạt động kinh tế để dần quay lại nhịp sống bình thường.

Tại Mỹ, quốc gia hứng chịu tổn thất nặng nề nhất của đại dịch, giới chức đã đưa ra hướng dẫn tiêm chủng trong giai đoạn đầu nhắm đến các nhóm đối tượng ưu tiên cao nhất là: nhân viên y tế và cư dân viện dưỡng lão; tiếp đó là nhân viên các ngành thiết yếu; người từ 65 tuổi trở lên; người có bệnh nền và nguy cơ mắc COVID thể nặng… Sau các giai đoạn ưu tiên, vaccine COVID-19 sẽ được tiêm phòng đại trà cho tất cả người dân Mỹ có nhu cầu.

Chính sách lựa chọn ưu tiên của Việt Nam khác với Anh và một số nước khác là hoàn toàn khách quan xuất phát từ tình hình thực tế ở Việt Nam. Rõ ràng, nếu như ở Anh, Mỹ,... nguy cơ nhiễm cộng đồng và tỷ lệ người nhiễm cộng đồng lớn gấp hằng triệu lần so với Việt Nam, trong khi Việt Nam qua 3 đợt dịch bùng phát thì đều khống chế không cho dịch lây lan ra cộng cộng ở phạm vi rộng. Tính cho đến thời điểm hiện nay số ca nhiễm ở Việt Nam kể cả ca nhập cảnh và ca nhiễm đã chữa khỏi chỉ mới hơn 2 nghìn (tính  đến 18 giờ ngày 1/3 Việt Nam có tổng cộng 2461 ca nhiễm trong đó có 1892 ca được chữa khỏi và 35 ca tử vong). Nếu so với Mỹ thì chiếm tỷ lệ bao nhiêu % dân số ?

Do đó, việc so sánh đối tượng ưu tiên trước của Việt Nam với Anh, Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào đều khập khễnh và không xuất phát từ thực tiễn Việt Nam.

Lâu nay, BBC vẫn có những bài viết thiếu thiện chí liên quan đến công tác phòng, chống dịch ở Việt Nam. Phải chăng, lần này BBC định hướng lái dư luận bằng ‘hội nghị bàn tròn trực tuyến’ giữa một nhà báo với một bác sĩ mà chủ đề chỉ đề cập đến đối tượng ưu tiên là quân đội và công an. Việc BBC ‘giật tít’ đưa tin khiến người Việt Nam không khỏi bất bình với cách đưa tin kiểu ‘cắt đầu, cắt đuôi’ để bình phẩm hướng lái đến một cái đích đen tối. Trong khi, chính sách của Việt Nam rất công bằng, công khai, phù hợp với thực tiễn tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và được nhân dân Việt Nam đồng thuận, ủng hộ cao.

Ngô Hùng

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X