Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, March 04, 2021 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Hậm hực và ấm ức khi những thủ đoạn chống phá của Việt Tân đối với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thất bại, Việt Tân lại tiếp tục các chiêu bài nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân khi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến gần.

RFA cũng tận dụng kiểu ‘dương Đông kích Tây’ hòng hạ thấp Việt Nam

Chiêu trò sử dụng 'hoạt động tương thân, tương ái' để vu cáo chính quyền 'phó mặc' người dân

Bức ảnh về chuyên án mang bí số VT17 đâu là sự thật ?

Lại chiêu trò lợi dụng tấm gương quả cảm của anh hùng cứu cháu bé để hạ thấp vai trò của chính quyền

Luật sư Hoàng Duy Hùng nói về những kẻ chuyên cào phím xuyên tạc khắc phục hậu quả thiên tai: 'Tôi nghĩ họ đang tự gieo khẩu nghiệp'!

Liên tiếp trong các ngày vừa qua, trên trang chủ Facebook của Việt Tân tung các tin bài làm các trò hề cho cộng đồng mạng. Tài khoản Facebook có tên Đỗ Ngà tung tin: “Cơ cấu bầu cử quốc hội trong 500 ghế đại biểu thì có 207 ghế trung ương, địa phương có 293 ghế. Trong 293 ghế địa phương có cơ cấu cố định 220 ghế còn lại 73 ghế là cơ cấu linh hoạt. Ghế cơ cấu linh hoạt thực chất là để các địa phương bán cho những ai có nguyện vọng, thậm chí lên tới hàng triệu đô la Mỹ”. Trong khi đó tài khoản Facebook có tên Ngô Đồng thì lại giật tít: “Nhà hoạt động Lê Văn Dũng ứng cử đại biểu quốc hội” và lu loa: “nhà cầm quyền CSVN đã nhân danh “hiệp thương” để huy động Mặt trận Tổ quốc đấu tố và loại bỏ các ứng viên tự do không phải là đảng viên”. Vậy Việt Tân chia sẻ các bài viết này với mục đích gì, thực hư vấn đề này ra sao?

Trước hết có thể khẳng định những hoạt động trên của Việt Tân nhằm xuyên tạc, bóp méo sự thật, thực chất là những trò hề gây hoài nghi trong nhân dân thông qua mạng xã hội, nhằm mục đích chống phá Đảng, Nhà nước, Nhân dân, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.


Trong Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ban hành ngày 11 tháng 01 năm 2021 chỉ rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 500 người. Trong đó, số lượng đại biểu ở các cơ quan Trung ương là 207 đại biểu (41,4%). Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%). Cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu 73 đại biểu (14,6%). Cơ cấu hướng dẫn là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm căn cứ giới thiệu người ứng cử tiêu biểu, gồm đại diện các ngành: khoa học - công nghệ, lao động, thương binh - xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật, đại diện Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên… Trong cơ cấu này, cần quan tâm phân bổ hợp lý số người là phụ nữ, ngoài Đảng, dân tộc, trẻ tuổi và tự ứng cử. Như vậy cơ cấu hướng dẫn không phải là để các địa phương bán với giá trên triệu đô la như tài khoản Facebook Đỗ Ngà lu loa.

Mặt khác tiêu chuẩn Đại biểu quốc hội được hướng dẫn cụ thể trong hướng dẫn số: 36-HD/BTCTW ngày 20 tháng 01 năm 2021 đó là: “Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.” Như hướng dẫn này thì Lê Văn Dũng (hay Dũng Vô Va) Mà Việt Tân đang tung hô là nhà hoạt động xã hội tự ứng cử đại biểu Quốc hội thực chất đó chỉ là trò hề. Như Đấu trường dân chủ đã từng chỉ mặt: Dũng Vô Va đã nhiều lần tham gia vào các hoạt động chống đối tụ tập, biểu tình gây rối ANTT từ năm 2011. Đối tượng đã lợi dụng các vấn đề phức tạp về chủ quyền biên giới, khiếu kiện đất đai tại một số địa bàn như Dương Nội; Tiên Lãng (Hải Phòng) và Văn Giang (Hưng Yên); ô nhiễm môi trường (Formusa, chặt hạ cây xanh) hay lợi dụng danh nghĩa tưởng niệm các sự kiện lịch sử; việc bắt giữ, xử lý số đối tượng chống đối để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Lê Văn Dũng luôn giữ vai trò tích cực tham gia hàng trăm cuộc biểu tình, tụ tập gây rối an ninh trật tự tại các địa phương. Cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội đã ra lệnh triệu tập Lê Văn Dũng để điều tra nhưng tên này chống đối. Như vậy một con người đi ngược lại các lợi ích của quốc gia, dân tộc như vậy, không có tiêu chuẩn đại biểu quốc hội mà tự ứng cử khác nào trò hề.

Ngoài ra mục đích của Hoạt động hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc không cản trở quyền tự do ứng cử của công dân, mục tiêu quan trọng nhất của hiệp thương là sàng lọc, lựa chọn, không để lọt vào danh sách chính thức người ứng cử không đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn để ứng cử. Chẳng hạn, người đang chấp hành hình phạt tù, người có hành vi vi phạm pháp luật, không gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, không nhận được đủ sự tín nhiệm của cử tri nơi cư trú hay nơi công tác, không đáp ứng được dù chỉ 1 trong các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội và Luật tổ chức chính quyền địa phương thì sẽ không thể được đưa vào danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ban hành ngày 11 tháng 01 năm 2021 chỉ rõ trong các đại biểu theo cơ cấu hướng dẫn ưu tiên cần quan tâm phân bổ hợp lý số người là phụ nữ, ngoài Đảng, dân tộc, trẻ tuổi và tự ứng cử. Như vậy người ngoài Đảng nếu đủ các tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội có thể tham gia bầu cử chứ không phải “nhà cầm quyền CSVN đã nhân danh “hiệp thương” để huy động Mặt trận Tổ quốc đấu tố và loại bỏ các ứng viên tự do không phải là đảng viên”. Như tài khoản Facebook có tên Ngô Đồng rêu rao.

Mặt khác, việc người nào trúng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân còn phụ thuộc vào lá phiếu của cử tri đâu cứ được ‘lựa chọn vào danh sách ứng cử’ là trúng cử. Do đó, không thể lấp liếm bỏ qua vai trò bầu cử của cử tri đối với người ứng cử được lựa chọn vào danh sách bầu cử.

Trước thành công rất tốt đẹp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nghị quyết của Đảng đang triển khai cụ thể hóa được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện. Tin tưởng rằng với niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần luôn cảnh giác các thủ đoạn chống phá của các thể lực thù địch, sự đoàn kết của cả dân tộc; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ tiếp nối sự thành công rất tốt đẹp.

Vũ Trường

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X