Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, April 23, 2021 , 3 bình luận

(Tindautruongdanchu) -  Sự kiện Thượng nghị sĩ Tom Umberg phát biểu gây rúng động dư luận Việt Nam và Mỹ, để có cái nhìn toàn diện, khách quan Đấu trường dân chủ xin đưa ra quan điểm có tính chất khẳng định rằng…

Linh mục Đặng Hữu Nam bị chỉ mặt gọi bằng 'linh thú'

Âm mưu xuyên tạc về thẻ căn cước công dân gắn chíp

Tính khoa học, hiện thực của Văn kiện Đại hội XIII - Sự thật khách quan bác bỏ các luận điệu xuyên tạc

Kẻ chống phá Nhà nước Lê Thị Bình bị tuyên phạt 24 tháng tù

Hàng chục nạn nhân của Đoàn Huy Chương đã có đơn tố lên Cao ủy liên hợp quốc về người tị nạn tại Thái Lan

Chiêu trò cố tình vu cáo dẫn đến nhận thức ‘quái thai’

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã lùi xa cách đây 46 năm, hậu quả của cuộc chiến tranh ấy cùng chính sách bao vậy cấm vận của Mỹ đưa ra sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975)… đã để lại cho dân tộc Việt Nam vô cùng nặng nề. Song, vết thương trong cuộc kháng chiến vĩ đại ấy từng bước được Việt Nam khắc phục một phần về vật chất cũng như tinh thần và từng bước mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên tinh thần “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế…”. Trên tinh thần ấy, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng bình thường hóa quan hệ với phương châm“khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Điều này được đánh dấu bằng sự kiện lịch sử Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt và Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã cùng nhau ký Hiệp định Bình thường hóa quan hệ vào ngày 11 tháng 7 năm 1995, tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Từ đó, quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên sâu sắc và đa dạng hơn. Việt Nam và Mỹ thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. Đặc biệt, Việt Nam cam kết hợp tác với Mỹ tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (MIA) và ngược lại. Sự hợp tác này hoàn toàn trên tinh thần nhân đạo, Việt Nam không đặt bất cứ điều kiện gì, không gây cản trở hay có băn khoăn nào trong hợp tác với phía Mỹ nhằm tìm kiếm từng trường hợp cụ thể, đáp ứng mong mỏi từ phía các gia đình Mỹ.


Vậy mà, trong những ngày tháng Tư lịch sử, khi dân tộc Việt Nam đã và đang tổ chức nhiều hoạt động để tưởng nhớ lớp lớp thế hệ người Việt Nam không tiếc máu xương, hy sinh tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân và nền hòa bình thế giới, thì ngày 05/4/2021, Thượng nghị sĩ Tom Umberg hùa theo những kẻ chống cộng cực đoan tại Mỹ gọi ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam 30/4/1975 là  “tháng tư đen”. Ông nói: “Tôi muốn người dân California dành thời gian hằng năm vào ngày 30/4 để tưởng nhớ những người lính, nhân viên y tế và thường dân đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Việt Nam để theo đuổi tự do và dân chủ”. Ông còn nói thay lời người Việt tại Mỹ (thực tế là đám chống cộng cực đoan ở Mỹ) tuyên bố: “chính quyền cộng sản độc tài Việt Nam không nên khơi gợi lại quá khứ Sài Gòn thất thủ đau buồn, không ăn mừng chiến thắng 30/4 thì người Việt tại Mỹ mới chấp nhận hòa hợp dân tộc”. Phát biểu của ông đã đi ngược lại với đường lối quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ mà ông cũng là người thực hiện. Chính ông và đám chống cộng cực đoan tại Mỹ luôn giữ trong mình lòng hận thù thì đừng nên “rao giảng” hòa hợp dân tộc! Ông đừng “rêu rao” cho rằng, bản thân ra sức đấu tranh vì tự do, dân chủ cho người Việt tại Việt Nam sớm thoát khỏi chế độ độc tài cộng sản, tìm đến tự do, dân chủ và nhân quyền. Bởi, dân chủ, nhân quyền, tự do đều là những ngôn từ “giả dối”.

Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Mỹ đã ra sức chống phá Hiệp định với âm mưu ngăn cản sự hiệp thương Tổng tuyển cử, thống nhất hai miền Nam – Bắc, ngăn cản con đường thực hiện mục tiêu của cách mạng Việt Nam “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” - Một chế độ mà ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai cũng được học hành – Một nhà nước “của dân, do dân và vì dân” chứ không phải “chế độ độc tài cộng sản” như Ngài phát biểu! Chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp ở Việt Nam không chỉ được minh chứng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mà còn thể hiện rõ nét nhất trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, đặc biệt, khi Việt Nam chống chọi với dịch bệnh và thiên tai – Thời khắc khó khăn nhất luôn thể hiện tinh thần “Người với người sống để yêu nhau”. Tinh thần đó chỉ có ở Việt Nam!

Vì vậy, phát biểu của Ngài Thượng nghị sĩ đã đi ngược lại với lịch sử, khơi lại vết thương chiến tranh mà người Mỹ đã và đang “cố quên” khi gây ra cho dân tộc Việt Nam. Và, một điều đặc biệt, chính ngài đã đi ngược lại đường lối ngoại giao của Hiệp định bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Mỹ được ký kết từ năm 1995; sự hợp tác, quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển mở rộng quan hệ nhiều mặt thời gian qua. Phát biểu của ông đã “gây tranh cãi” và khiến nhân dân Việt Nam bất bình! Không biết quan điểm của ngài Tom Umberg có phải muốn làm “sống lại lịch sử” - Lịch sử mà nước Mỹ đã phải trả giá, khi đưa quân Mỹ, cùng quân các nước chư hầu từ bên kia bán cầu sang hỗ trợ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn xâm chiếm Việt Nam với âm mưu từng bước biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia rẻ hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Với luận điệu của Ngài thì kẻ bán nước ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn lại là những người chiến đấu và hi sinh cho tự do và dân chủ? Còn lớp lớp người Việt Nam lên đường ra trận chống lại sự xâm lược của Mỹ và chính quyền tay sai Sài Gòn là những người chống lại tự do và dân chủ, là đáng lên án? Điều này không có cơ sở, sai sự thật lịch sử! Vì mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc Việt Nam ngày 30/4/1975 đã chứng minh, thời khẳng lịch sử lúc ấy, dân tộc Việt Nam đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối. Vì vậy, luận điệu ông đưa ra càng khoét sâu thêm lòng hận thù dân tộc và đi ngược lại tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. Ở cuộc kháng chiến vĩ đại ấy, Mỹ đã thua một đất nước, một dân tộc dù nhỏ bé nhưng luôn nên cao tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Một đất nước mà “Viết bằng máu cả ngàn chương sử đỏ/ Khi giặc đến vạn người con quyết tử/ Cho một lần Tổ quốc được sinh ra” – thứ vũ khí bách chiến, bách thắng của dân tộc Việt Nam. Đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi mà nhiều sử gia trên thế giới đặt ra: Vì sao Việt Nam thắng Mỹ và cũng là cơ sở để phản bác lại những lời phát biểu “ngông cuồng” của ngài Tom Umberg?

Bên cạnh đó, phát biểu của Ngài còn muốn thực hiện âm mưu kích động lòng thù hận một một nhóm người thuộc chế độ ngụy đang định cư trên đất Mỹ? Đó là những người Việt Nam đại diện cho chính quyền ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn - Họ được Mỹ giúp sức, đã cầm súng bắn vào chính đồng bào họ. Khi thất bại, chính họ lại dời bỏ Tổ quốc, mang trong mình lòng thù hằn dân tộc – “hạt sạn” cho những chiến dịch kiểu “chuyển lửa về quê nhà” để công kích Đảng, chính quyền, đoàn thể trong nước; núp dưới con bài “tự do, dân chủ, nhân quyền” để đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta, cản trở tiến trình đi lên của đất nước... Chính vì vậy, phát biểu ngài Tom Umberg hoàn toàn sai sự thật lịch sử, đi ngược lại chính sách hòa hợp dân tộc và đường lối ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ.

Có thể lấy một số hình ảnh về Việt Nam và Mỹ bước vào giai đoạn Đối tác Toàn diện làm phần kết cho bài viết này. Đó là, Mỹ đã gia tăng sự viện trợ giúp giải quyết các vấn đề tồn lại sau chiến tranh như ảnh hưởng chất độc da cam, bom mìn, đẩy mạnh các dự án hỗ trợ nhân đạo... Một nét mới của MIA được thể hiện qua dự án “Hai phía”. Việt Nam và Mỹ đã tổ chức các cuộc gặp gỡ giao lưu giữa các con em cựu binh Mỹ với con em của các liệt sỹ Việt Nam nhằm thúc đẩy tình hữu nghị, sự hiểu biết giữa thế hệ trẻ hai nước. Các đoàn con em những lính Mỹ mất tích đã được thăm các nơi cha ông họ tham chiến, được tổ chức làm lễ cầu siêu cho người thân đã mất… đã làm thay đổi nhận thức của họ về cuộc chiến trong quá khứ những mong muốn nỗ lực không để lặp lại quá khứ, cùng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp Việt - Mỹ. Hình ảnh hai bà mẹ Việt Nam và Mỹ đều mất con trai trong chiến tranh, ôm choàng nhau và rơi lệ tại cuộc gặp gỡ khi tổ chức “Cây hòa bình” tại Quảng Trị, tháng 8 – 2015. Đó là những cái ôm hôn và những giọt nước mắt của cảm thông, hoà giải và hoà bình - biểu tượng sâu đậm của tình người, vượt qua mất mát và quá khứ để làm bạn, đối tác tin cậy cùng nhau chia sẻ, giải quyết những vẫn đề bức thiết toàn cầu đã và đang đặt ra với phương châm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”.

Nguyễn Tuyển

Tags:
  1. Nhìn ngài nghị sĩ mang khẩu trang cờ vàng đã đủ để tận thấy rằng 'ngài đã quá cuồng' với những kẻ chống lại dân tộc Việt Nam

    ReplyDelete
  2. bài viết đã giải quyết được những vẫn đề bức xúc của nhân dân việt nam

    ReplyDelete
  3. Lão Thượng nghị sĩ này không xứng ngồi trong thượng viện.

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X