Gần đến ngày 30-4-2021, một số trang mạng của người Mỹ gốc Việt đăng tải video-clip với hình ảnh thật, âm thanh thật về những đề tài như: “Các bác cờ vàng nên công nhận tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Chân cứng đá mềm - “Tử thủ đến viên đạn cuối cùng” or đu càng tháo chạy?”, “Chuyện tháng 4: Chống cộng tại Mỹ, thị trường nón cối lớn nhất ngoài Việt Nam”, “Chuyện tháng 4: Tự do Internet lột mặt nạ đấu tranh chống cộng cuội”…
Sắp xét xử Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư về tội tuyên truyền chống Nhà nước
Hồ Ngọc Cẩn-anh hùng hay vết nhơ của chế độ cũ
Thủ đoạn 'bẻ lái' một số vụ án hình sự trước thềm bầu cử
Không thế lực nào có thể ngăn cản khát vọng vươn lên của toàn dân tộc
Đoàn Huy Chương 'chui cửa sổ' vào nhà Trần Duy Chiến để làm gì ?
Đặc biệt, video-clip “Giữa phố Bolsa hội luận: Ngày 30-4 và ý nghĩa của nó của các cựu VNCH” với sự tham gia của một số người lớn tuổi từng là quân nhân, nhân viên của chính quyền Sài Gòn trước đây đang ngồi giữa Little Saigon - Sài Gòn nhỏ (California, Mỹ) để bàn luận về ngày 30-4-1975 có các ý kiến như: “Cộng sản mời mình đi học tập cải tạo là một trong các ân huệ, mình bảo là nó vào là tắm máu, mà có tắm máu đâu”, “Ngày 30-4 là giải phóng Sài Gòn đó. Sài Gòn không bể một cái bóng đèn. Sài Gòn vẫn còn nguyên vẹn”, “30-4 là ngày hoàn tất cuộc kháng chiến toàn dân chống ngoại xâm. 30-4 đưa đến thống nhất đất nước, mang lại hòa bình cho đất nước, sạch bóng ngoại xâm và chế độ mang mầm mống của ngoại xâm”…
Những ý kiến như vậy cất lên công khai giữa Little Saigon - nơi mấy chục năm qua được coi là “thủ phủ chống cộng, chốn gió tanh mưa máu” là dấu hiệu rất cụ thể cho thấy thời của những kẻ chống cộng cực đoan trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã qua, họ không còn có thể đe dọa, khống chế được những người Mỹ gốc Việt có cách nhìn khách quan về ngày 30-4-1975, bày tỏ thiện cảm với quê hương, và đó là xu thế tích cực không thể đảo ngược. Đáng tiếc trong bối cảnh đó, lẽ ra cần ủng hộ, cổ xúy xu thế tích cực, thì đầu tháng 4-2021, với chiếc khẩu trang “cờ ba sọc” ông nghị Tom Umberg lại hăng hái trình bày trước nghị viện bang California cái nghị quyết SCR 2 coi “tháng 4 là tháng tưởng niệm tháng tư đen”, kèm theo đó là lời lẽ khoe khoang đã đến mức nhàm chán rằng ông “đang ngày đêm đấu tranh vì tự do, dân chủ cho người Việt tại Việt Nam sớm thoát khỏi chế độ độc tài cộng sản, tìm đến tự do, dân chủ, nhân quyền”!
Từ năm 2018, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Nghị viện bang California, ông Tom Umberg đã đi đúng con đường mà người tiền nhiệm là bà Janet Nguyễn (một nhân vật chống cộng) đã đi là cố tìm mọi cách ve vãn, chiều theo đòi hỏi của mấy phe nhóm chống cộng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở khu vực 34 - nơi ông ứng cử, đỉnh điểm là việc vừa qua ông đưa ra nghị quyết SCR 2 kỳ quặc cùng lời biện hộ của ông dành cho nghị quyết này. Xét cho cùng thì việc làm, phát ngôn của ông Tom Umberg cũng không có gì lạ. Bởi nhiều năm nay ở nước Mỹ, phàm đã ứng cử và trúng cử ở khu vực có nhiều cử tri người Mỹ gốc Việt sinh sống, hầu như ứng viên và người đã trúng cử đều bày tỏ “xót thương Sài Gòn thất thủ”, “ủng hộ cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”! Đó là chiêu bài giúp họ kiếm phiếu của cử tri, tới khi thất cử hoặc kết thúc nhiệm kỳ là họ quên luôn. Với ông Tom Umberg cũng vậy, chỉ vì lá phiếu của cử tri mà thôi và ông đang đi ngược dòng. Nếu thật sự quan tâm suy nghĩ của người Mỹ gốc Việt về ngày 30-4-1975, ông cần khảo sát kỹ lưỡng và sẽ thấy họ thay đổi rất nhiều, không như phát ngôn của ông.
Tư Nguyên (Báo Thời nay)