Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, April 16, 2021 , 0 bình luận

 (Tindautruongdanchu)-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công rực rỡ, đến nay, người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam đã được kiện toàn. Trước sự kiện trọng đại ấy, các thế lực lực phản động, thù địch chống phá Đảng và Nhà nước ta ngày càng “điên cuồng”, tổ chức hệ thống, chặt chẽ hơn, thủ đoạn rất tinh vi, chống phá toàn diện trên nhiều phạm vi, lĩnh vực, không chỉ đơn thuần là vấn đề lý luận mà còn bao hàm cả các vấn đề thực tiễn mới nảy sinh, trong đó, đặc biệt là luận điệu: “Chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao của sự phát triển của xã hội loài người không có gì có thể thay thế, chủ nghĩa tư bản đang tự điều chỉnh và hoàn thiện”, “Việt Nam đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa; ở Việt Nam chủ nghĩa tư bản đang diễn ra một cách cuồng nhiệt”.

Tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Những cái nhìn sai lệch về vaccine COVID-19

Nhân dân Việt Nam lên án kẻ gây phương hại đến an ninh Quốc gia Nguyễn Thúy Hạnh 'lòng lang dạ sói'

Tạm hoãn xét xử bị cáo Lê Thị Bình về tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước

Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, Quách Duy bị tuyên án 4 năm 6 tháng tù giam

Phải khẳng định rằng: Luận điệu của chúng không có cơ sở, trái hoàn toàn với xu thế phát triển của thời đại ngày nay - thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, được bắt đầu từ cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Việt Nam đã và đang trong thời kỳ xây dựng những tiền đề cơ bản của chủ nghĩa xã hội, đúng như Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng rõ hơn!

Đã hơn 400 năm thay thế chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản đã phát triển là một bước tiến lớn trong lịch sử của nhân loại. Chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế thị trường, cơ chế cạnh tranh, mục tiêu lợi nhuận đã tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và nền kinh tế, tạo ra khối lượng của cải vật chất to lớn, vượt xa tất cả các chế độ xã hội trước đó cộng lại. Song, quá trình phát triển, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh tới chủ nghĩa tư bản độc quyền, độc quyền nhà nước, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay vẫn mang trong mình những mâu thuẫn không thể giải quyết nếu không phủ định, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản. Mặc dù, chủ nghĩa tư bản đã có những điều chỉnh, thích nghi, coi các chính sách phúc lợi, an sinh xã hội của nhà nước là những thành quả đấu tranh của người lao động trong các nước tư bản phát triển. Nhưng, chủ nghĩa tư bản không phải, không thể là chế độ xã hội tồn tại vĩnh viễn, cuối cùng của loài người! Đặc biệt, hiện nay, 10 ung nhọt của trật tự thế giới mới mà nhà triết học Pháp nổi tiếng Giắc-cơ Đê-ri-đa chỉ ra trong cuốn sách “Những bóng ma của Mác” vẫn tồn tại trong lòng xã hội tư bản. Mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất và chế độ chiếm hữu tư bản tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc. Chính từ mâu thuẫn này đã dẫn tới mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản, giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản tiếp tục phát triển. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển vẫn tiếp tục gay gắt. Mâu thuẫn giữa các thế lực cường quyền, hiếu chiến muốn thống trị thế giới với nhân dân thế giới đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, công bằng, dân chủ và tiến bộ, xã hội... Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân túy trong quan hệ quốc tế gia tăng. Đặc biệt, chủ nghĩa tư bản không vì con người mà phòng, chống đại dịch Covid-19. Điều này đã và đang diễn ra ở các nước tư bản chủ nghĩa, như Mỹ, Pháp, Anh, Ấn Độ, Brasil,... là một minh chứng. Ở các nước này số ca nhiễm và số ca tử vong rất cao. Cộng thêm vào đó, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại (Cuộc cách mạng 4.0) đã đưa khoa học công nghệ thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế, vai trò của tư bản đã giảm xuống đối với quá trình sản xuất, đang thúc đẩy quá trình phủ định chủ nghĩa tư bản, thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, một chế độ xã hội mới cao hơn (bên cạnh một số nước xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Lào, Triều Tiên, Mông Cổ, một số nước tư bản đang thử nghiệm mô hình dân chủ xã hội: Pôlivia, Venezuala, các nước Bắc Âu…), trên cơ sở kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản, đồng thời khắc phục, xóa bỏ được những mâu thuẫn, những giới hạn của chủ nghĩa tư bản cản trợ sự phát triển của nhân loại theo hướng tiến bộ. Đây là tất yếu khách quan của lịch sử.


Vậy mà, khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào, không ít người cho rằng chủ nghĩa cộng sản đã cáo chung; chủ nghĩa xã hội chỉ là ảo tưởng không bao giờ thực hiện được. Có rất nhiều quan điểm phê phán con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; nhất là vào những thời điểm có tính quyết định về mục tiêu, phương hướng phát triển đất nước.

Chẳng hạn, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội; thời điểm chuẩn bị và thông qua Cương lĩnh năm 1991; thời điểm chuẩn bị và thông qua Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011);  thời điểm tiến hành các đại hội; thời điểm thông qua Hiến pháp… Lợi dụng các sự kiện ấy, các thế lực thù địch chống phá cách mạng cho rằng “Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là đi theo vết xe đổ của Liên Xô”, “Việt Nam đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa; ở Việt Nam chủ nghĩa tư bản đang diễn ra một cách cuồng nhiệt”...và chúng đưa ra các quan điểm tấn công, xuyên tạc mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cho rằng: “Việt Nam đang đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trá hình chủ nghĩa xã hội” để cổ súy cho luận điệu: “Chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao của sự phát triển của xã hội loài người không có gì có thể thay thế, chủ nghĩa tư bản đang tự điều chỉnh và hoàn thiện”. Quan điểm trên hoàn toàn sai trái!

Bởi vì, từ thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt… được thông qua tại Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng đã xác định “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Và, mục tiêu, phương hướng cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội được Đảng ta thực hiện vào năm 1976 - khi cả nước hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đến Cương lĩnh năm 1991, Đảng ta xác định: “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội và đó là quy luật tiến hóa của lịch sử[1]. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) một lần nữa khẳng định: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội[2]; “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”[3]. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa[4].

Bên cạnh mục tiêu, phương hướng của cách mạng Việt Nam, trong các kỳ đại hội, Đảng ta đã chỉ rõ nội dung bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa: Đại hội VI của Đảng (năm 1986) xác định: “Thời kỳ quá độ ở nước ta, do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải lâu dài và khó khăn. Đó là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội chủ nghĩa mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Đó là một thời kỳ đấu tranh giai cấp rất phức tạp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai”[5]. Đến Cương lĩnh năm 1991, Đảng xác định: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, từ một xã hội vẫn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp”[6]. Như vậy, Cương lĩnh năm 1991 có bước nhận thức mới - nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đến Đại hội IX (năm 2001), Đảng xác định: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại[7]. Đại hội XIII của Đảng xác định: tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”; xác định “đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây chính là minh chứng xác thực, cụ thể nhất về con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời, chống lại quan điểm cho rằng “Việt Nam đang đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trá hình chủ nghĩa xã hội” và Chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao của sự phát triển của xã hội loài người không có gì có thể thay thế, chủ nghĩa tư bản đang tự điều chỉnh và hoàn thiện”.

Bên cạnh đó, quá trình đưa đường lối vào thực tiễn cuộc sống đã thể hiện rất rõ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nếu như năm 1989, quy mô GDP của Việt Nam mới đạt 6,3 tỷ USD/năm, thì đến năm 2020, theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), GDP của Việt Nam sẽ đạt quy mô hơn 340,6 tỷ USD, vượt Singapore gần 1%, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở khu vực Đông Nam Á. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Nếu như năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm, thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015.

Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 ước đạt khoảng 5,9%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích lũy - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm,… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Về đối ngoại, vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, thể hiện rõ nhất là trên vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu 192/193, cao nhất trong hơn 70 năm kể từ ngày LHQ ra đời. 

Năm 2020, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước khó khăn, nhất là đại dịch COVID-19, lũ lụt thiên tai ở miền Trung và Tây Nguyên, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dương với mức 2,91%. Đây là con số cực kỳ có ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng âm 4%. Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao, được coi là điểm sáng về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân; giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với bối cảnh đại dịch Covid-19. Nhiều học giả quốc tế đánh giá, thực tế biến động trên thế giới trong những năm gần đây và đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay cho thấy, mô hình Đảng Cộng sản lãnh đạo thống nhất, toàn diện ở Việt Nam là đúng đắn, giúp Việt Nam đạt được thành tựu trên tất cả các mặt, từ phát triển kinh tế -xã hội đến chống đỡ hiệu quả với dịch bệnh.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam hôm nay là bằng chứng thuyết phục để khẳng định con đường mà chúng ta đang đi là đúng đắn, hợp quy luật, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Đúng như phát biểu của Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay” và đã chính thức được đưa vào văn kiện. Chúng ta tự hào với việc này và tiếp tục làm tiếp”. Những thành tựu mà chúng ta đạt được càng khẳng định tính ưu việt của CNXH, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và của nhân dân vào con đường đi lên CNXH của Việt Nam. Và, thực tiễn đó cũng khẳng định một chân lý: Ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 

Từ kết quả đó, khẳng định lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng được xác định. So với chủ nghĩa tư bản đây là sự khác về chất. Nếu có gì gần giống thì có hai vấn đề: (1) đó là phát triển nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là thành tựu văn minh của nhân loại, được phát triển mạnh trong chủ nghĩa tư bản. Chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (2) đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền cũng là thành tựu của nhân loại. Chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ đó, có thể khẳng định Việt Nam không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, đồng thời bác bỏ luận điệu “Chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao của sự phát triển của xã hội loài người không có gì có thể thay thế, chủ nghĩa tư bản đang tự điều chỉnh và hoàn thiện”. 

Văn Ghi



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tập II, tr. 133.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.70 - 71.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.70 - 71.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.57.

[5]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tập 47, tr. 374.

[6] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tập 41, tr. 133.

[7] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tập 60, tr. 179.

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X