Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, April 20, 2021 , 0 bình luận

Thời gian qua, việc các công dân Việt Nam có bài viết, ý kiến đăng tải trên mạng xã hội phê phán luận điệu sai trái, vạch trần thủ đoạn xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo của các thế lực thù địch, giúp dư luận ở trong nước và nước ngoài có cách tiếp cận khách quan về nhiều vấn đề, sự kiện, hiện tượng,… đã trở thành sinh hoạt bình thường trong cuộc sống. Ðây là một phương diện cho thấy ý thức, trách nhiệm của người dân đối với sự ổn định, phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vì thiếu bình tĩnh, thiếu sự cẩn trọng cần thiết, có người đã vội vàng bình luận bất cẩn, thậm chí sa đà vào tranh cãi, phê phán có tính cá nhân, tạo cớ cho các đối tượng thiếu thiện chí lợi dụng, khiến việc làm này trở nên chệch hướng so với mục đích tốt đẹp và đúng đắn ban đầu. Và đó là điều rất cần điều chỉnh.

Bắt tạm giam Kiên Giang, Thanh Nhã, Trung Bảo vì có liên quan đến vụ án Trương Châu Hữu Danh

Những nạn nhân trốn chạy tị nạn theo tiếng gọi đến miền đất hứa của Đoàn Huy Chương

Phản biện không phải cái gì cũng tiếp thu!

6 tội ác 'man rợ' của Đoàn Huy Chương với người Việt trốn chạy tị nạn ở Thái Lan

Ông nghị Tom Umberg đang đi ngược dòng!

Lẽ thường trong kỷ nguyên số, trước nguồn tài liệu thông tin phong phú, đa dạng, dễ dàng kiểm chứng, các tổ chức quan sát quốc tế liên quan nhân quyền có thể tổng hợp, phân tích để đưa ra các đánh giá khách quan, đúng đắn về Việt Nam. Song từ thái độ thù địch, nhiều năm nay một số tổ chức vẫn cố tình chối bỏ sự thật, liên tục đưa ra các luận điệu có tính chất xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo để làm tổn hại hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế. Bằng chứng là với thủ đoạn "bản cũ soạn lại", từ năm này sang năm khác các tổ chức này vẫn cố tình công bố các bản báo cáo với nội dung được sao chép gần như y hệt nhau. Mới đây, ngày 3-3-2021, trong báo cáo gọi là "Tự do trên thế giới năm 2021", tổ chức Nhà tự do (FH) lại ngang ngược xếp Việt Nam vào "nhóm quốc gia không có quyền tự do". Và nhằm minh chứng cho xếp hạng đó, FH đã sử dụng "chiếc áo khoác khảo sát độc lập", ngụy trang cho việc khai thác dẫn chứng vốn là thông tin bịa đặt từ các tổ chức, địa chỉ báo chí vốn có thái độ thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam công bố. Cụ thể, để vu cáo Việt Nam, FH dẫn lại la liệt các báo cáo, số liệu, thông tin của cái gọi là Theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá quốc tế (AI), Phóng viên không biên giới (RSF), Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) cho tới rất nhiều website, blog không rõ nguồn gốc. Ðối với các tổ chức nêu trên, nếu ai quan tâm tới Việt Nam thì đều biết, từ ngày "quan tâm" đến Việt Nam, chưa một lần HRW, AI, CPJ, RSF đưa ra một nhận xét tích cực. Chính vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi với lối tiếp cận phiến diện, ác ý, dựa trên các cứ liệu có tính bịa đặt, vu cáo, FH cùng các tổ chức đồng lõa đã đưa ra kết luận đầy thiên kiến. Ðiều đó cũng cho thấy, họ không quan tâm gì tới nhân quyền và nhân quyền chỉ là công cụ giúp họ xâm phạm thô bạo chủ quyền của quốc gia họ có thái độ thù địch. Các loại báo cáo họ công bố thực chất là tiến công Việt Nam bằng thủ đoạn khác, và được phát tán với mục đích gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, tạo cớ để đưa ra các yêu sách, đòi hỏi phi lý.

'Dư luận viên' không chỉ xuống đến 'cấp huyện' mà xuất hiện ở trong mỗi người dân Việt Nam

Tuy nhiên, những chiêu trò như của FH đã nhanh chóng bị nhận diện, không thể làm ảnh hưởng lòng yêu nước, niềm tin của nhân dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước Việt Nam. Chưa kể, sau mỗi văn bản được đăng tải trên mạng xã hội, các tổ chức quốc tế này đã phải đối diện vô số phản ứng từ chính những người dân đang sinh sống tại Việt Nam. Thí dụ, phản ứng trước thông tin, kết luận sai sự thật trong báo cáo của FH công bố vừa qua, đã có hàng chục nghìn lượt bình luận phản đối từ Việt Nam. Trong đó có rất nhiều tài khoản bình luận rất cụ thể. Chẳng hạn: "Tôi không đến từ một đất nước Việt Nam mất tự do như phát ngôn của các vị, mà từ một quốc gia thuộc bán đảo Ðông Dương, có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, có 4.000 năm lịch sử. Dân tộc tôi yêu chuộng hòa bình, không thích gây chiến với các nước khác, vì vậy các vị đừng nên bịa đặt, vu khống chúng tôi như thế...". Hoặc ngày 5-3-2021, khi RFA loan tin Liên minh báo chí tự do (OFPC) đưa Phạm Ðoan Trang (người đang bị Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án hình sự về tội: "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" quy định tại Ðiều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" quy định tại Ðiều 117 Bộ luật Hình sự 2015) vào danh sách 10 trường hợp khẩn cấp, một trong các bình luận nhận được nhiều lượt thích (like) có nội dung như sau: "Tất cả các nước trên thế giới đều có luật cả. Mọi người đều phải tuân thủ pháp luật. Còn những trang, đài này theo những kiều bào ta ở nước ngoài nói: chỉ nói và viết bậy bạ, lừa kiều bào ta để lấy tiền tiêu xài". Ngày 23-3-2021, trước thông tin AI bịa đặt về tình hình của Nguyễn Văn Hóa (phạm nhân đang thụ án vì tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"), tài khoản L.D đã phản ứng bằng ý kiến ngắn gọn nhưng đầy mỉa mai rằng: "Cho hỏi thông tin ở đâu thế? Chui gầm giường nghe lỏm à?". Nhiều người khác còn khẳng định bản án dành cho Nguyễn Văn Hóa là quá nhẹ so với các tội danh anh ta đã vi phạm...

Trên thực tế, giờ đây, phản ứng của nhân dân trước luận điệu sai trái của các thế lực thù địch không chỉ xuất hiện trên các địa chỉ truyền thông chính thống, mà đã lan tỏa trên cả nền tảng mạng xã hội. Nhờ khả năng tương tác, chia sẻ của Facebook, YouTube,… nhiều công dân mạng đã không ngại ngần công khai bày tỏ sự phẫn nộ cũng như thái độ, quan điểm của mình trước các hiện tượng xấu, vạch mặt các tổ chức khủng bố, thù địch, phản động, đồng thời lan tỏa lòng yêu nước, nâng cao tình đoàn kết, giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về tình hình thực tế tại Việt Nam. Ðó chính là sự thể hiện trách nhiệm công dân, là những tiếng nói mạnh mẽ từ lương tri của người dân trong xã hội. Không ít người nhiều lần công khai bày tỏ ý kiến của mình trên mạng xã hội để bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước cho dù trước đó phải hứng chịu nhiều thủ đoạn tiến công của kẻ xấu, như: nhục mạ bằng từ ngữ tục tĩu, tiến công bằng tin nhắn, cuộc gọi ẩn danh; chế ảnh; xâm hại thông tin đời tư... Nhiều du học sinh, người Việt Nam ở nước ngoài cũng bày tỏ thái độ không hề nao núng về việc bình luận, đăng tải bài viết, video trên Facebook, YouTube đã phải đối mặt với phần tử cực đoan trong cộng đồng gốc Việt và nạn phân biệt chủng tộc. Ðáng chú ý là những tiếng nói tích cực, lành mạnh đó ngày càng nhiều, trở nên lớn mạnh qua nhiều năm, liên kết thành các diễn đàn có ảnh hưởng trên mạng xã hội, nhất là trong giới trẻ...

Dẫu vậy, có lẽ do chủ yếu để thể hiện lòng yêu nước, còn mang tính tự phát và tức thời nên một số người thể hiện ý kiến trên mạng xã hội còn chưa chú ý tới việc nâng cao chất lượng bài viết, video, bình luận. Không ít trường hợp trong một số bối cảnh không giữ được "cái đầu lạnh" nên phát ngôn chưa chuẩn mực, có thể đẩy tới hậu quả ngoài ý muốn. Chẳng hạn, sau khi FH công bố bản báo cáo tai tiếng, một số người đã bình luận trên fanpage của FH bằng lời lẽ nặng nề, thô tục, thậm chí đe dọa thực hiện một cuộc tiến công mạng. Thái độ như vậy có thể tạo cơ hội cho các tổ chức như FH dựa vào để xếp Việt Nam trong "nhóm quốc gia ứng xử kém văn minh trên internet". Ðó là điều rất cần cảnh tỉnh, vì trong quá khứ, một số người Việt Nam thể hiện lòng yêu nước một cách thái quá đã đưa tới một số sự cố trên internet và mạng xã hội.

Hiện tượng khác cần chú ý là: vì muốn nhanh chóng đưa ra trước pháp luật các tổ chức, cá nhân có phát ngôn, hành vi chống phá đất nước, mà một số fanpage, tài khoản cá nhân tỏ ra nóng vội khi đăng tải bài viết, video có những chi tiết, nội dung chưa thật sự chuẩn xác. Bài viết, hình ảnh tuy trước đó nhận được nhiều lượt thích, bình luận ủng hộ từ cộng đồng mạng song giá trị cảnh báo, răn đe cái xấu vì vậy đã phần nào bị suy giảm. Một vài fanpage, nhóm Facebook, trang YouTube còn đặt tên gọi và lấy biểu tượng dễ gây hiểu lầm với cơ quan chức năng như: "Ðơn vị tác chiến điện tử", "Trung tâm chỉ huy tác chiến mạng", "Học viện phòng chống phản động",… tạo ra kẽ hở cho các tổ chức khủng bố, "nhóm xã hội dân sự giả danh, nhà dân chủ rởm" tiến công bằng cách: báo cáo quản trị Facebook, YouTube vu khống các nhóm yêu nước đăng nội dung có "ngôn từ gây thù hận", "thông tin sai sự thật", "spam" (gây phiền toái); quy chụp cộng đồng yêu nước này là do Nhà nước lập ra để "đàn áp bất đồng chính kiến"... Hậu quả là một số tài khoản, fanpage đã bị Facebook, YouTube yêu cầu phải ẩn bài viết, phải xóa trang, khóa tính năng. Không chỉ vậy, còn có hiện tượng đăng tải bài viết, video mang nội dung gây hiểu lầm trong chính cộng đồng người yêu nước trên mạng xã hội. Ðiển hình là vừa qua, khi nhà báo Nguyễn Văn Minh góp ý về bài viết, phương thức hoạt động của fanpage ARA, một bộ phận người ủng hộ trang này đã có lời lẽ thiếu chuẩn mực. Rất may, sự việc chưa đi quá xa vì quản trị của ARA nhanh chóng tiếp thu ý kiến, chấm dứt sự hiểu lầm giữa các bên để cùng "phát triển lòng yêu nước".

Việc nhân dân tự giác, tích cực sử dụng không gian mạng trực tiếp đấu tranh với luận điệu sai trái của các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Ðảng, Nhà nước Việt Nam là một biểu hiện khẳng định niềm tin của nhân dân vào sự đúng đắn trong đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước hiện nay, cũng như thể hiện niềm tự hào về các thành tựu đã đạt được, niềm tin vào tương lai đất nước. Chính vì thế, việc người dân thông qua các tài khoản cá nhân, fanpage được lập ra trên mạng xã hội để lan tỏa tình yêu đất nước, bảo vệ lý tưởng, bảo vệ chế độ, bảo vệ uy tín và hình ảnh đất nước,… cần được cổ vũ, ủng hộ. Tuy vậy, trước một số bất cập như đã nêu ở trên, xã hội, cộng đồng sử dụng mạng xã hội, các cơ quan chức năng cũng cần có những giải pháp để tạo ra sự phát triển đúng hướng. Người sử dụng mạng xã hội cần hết sức tỉnh táo, cẩn trọng khi phát ngôn, bình luận, không để ý kiến chỉ ra đời từ nhận thức cảm tính, tránh rơi vào cạm bẫy của kẻ xấu, cần khảo sát kỹ lưỡng từ thông tin, tư liệu đã được kiểm chứng. Việc phản biện, phê phán rất cần dựa trên cơ sở luận chứng chặt chẽ để có sức thuyết phục, có khả năng nhận diện, vạch trần bản chất của kẻ xấu. Thể hiện đúng mực, đúng chỗ lòng yêu nước sẽ góp phần lan tỏa, nhân thêm sức mạnh dân tộc, cùng đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, và tiếp tục phát triển. Ðồng thời, cùng với việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền đấu tranh chống các luận điệu sai trái, các cơ quan chức năng cũng cần quan tâm, có cơ chế bảo vệ các công dân yêu nước bị xúc phạm, đe dọa khi họ trực tiếp phản biện vạch mặt kẻ xấu...

Quang Minh (báo Nhân dân)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X