(Tindautruongdanchu)-Trên trang mạng facebook của tổ chức dân chủ Việt Tân, tác giả Nguyễn Lê Khánh Vy (Biển Nắng) đã có bài viết về việc bầu chủ tịch quốc hội ở Việt Nam là “con sinh trước bố mẹ”. Vậy, ai là bố mẹ, ai là con cái ở đây? Con sinh trước bố mẹ là nói sai, xuyên tạc hoạt động của Quốc hội, hoạt động các cơ quan nhà nước.
Ân xá Quốc tế tự phơi bày bản chất vu cáo Việt Nam về nhân quyền
Dân chủ trong bầu cử-Tiếng nói người trong cuộc
Chiêu trò lợi dụng bất ổn ở Myanmar để kích động thanh niên Việt Nam ‘gây bất ổn xã hội'
Tuyên phạt Lê Văn Hải 4 năm tù vì xâm phạm lợi ích Nhà nước
Y án sơ thẩm các bị cáo trong tổ chức khủng bố 'triều đại Việt'
Vì sao lại phải bầu cử chủ tịch quốc hội, cơ
quan lập pháp trước. Để bảo đảm nguyên tắc nhà nước thuộc về nhân dân theo quy định
tại Điều 2
của Hiến pháp năm 2001 “Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền
XHCN của dân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc
về nhân dân... Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp. Thì cơ quan lập pháp được thành lập đầu tiên (quốc hội), sau đó đến các
nhánh quyền lực khác trong các nhánh quyền lực hành pháp, tư pháp và chức danh
chủ tịch nước.
Bởi
vì, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp trong thành lập ra bộ máy nhà nước (quyền lực lập pháp, hành pháp, tư
pháp) và hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo đó cơ quan lập pháp, mà trực tiếp
là người đứng đầu cơ quan lập pháp là chủ tịch quốc hội phải được thành lập đầu
tiên, sau đại diện cho nhân dân (cử tri) thành lập các chức danh khác như chủ
tịch nước và người đứng đầu các cơ quan khác (thủ tướng chính phủ, các bộ
trưởng...), nhằm bảo đảm thống nhất quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân theo
quy định tại điều 2 của Hiến pháp. Điều này cũng hoàn toàn khác với mô hình tổ
chức nhà nước theo thuyết “tam quyền phân lập” ở các nước tư bản. Ở các nước tư
bản bầu Tổng thống trước, sau đó mới bầu cơ quan lập pháp (hạ viện, quốc hội),
họ thực hiện theo nguyên tắc phân quyền, chia quyền không theo nguyên tắc “tập
trung”.
Vì vậy, tác giả Nguyễn Lê Khánh Vy (Biển Nắng) đã cố tình gắn
ghép hai mô hình nhà nước với hai thể chế chính trị khác nhau. Cố tình tạo ra
thông tin sai lệch về việc bầu cơ quan lập pháp và các chức danh khác trong nhà
nước, với mưu đồ gây nhiễu, phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
thành lập cơ quan lập pháp của Việt Nam. Phương thức và thủ đoạn chống phá này
tuy không mới, tác giả Nguyễn Lê Khánh Vy (Biển Nắng) đã cố tình gán ghép mô
hình nhà nước tư bản phương tây vào mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam nhằm hạ
thấp vai trò hoạt động của các cơ quan nhà nước.