(Tindautruongdanchu)-Lại là những
chiêu bài câu like giật tít thông tin trong giới truyền thông khi BBC tiếp tục
lợi dụng việc phòng chống dịch bệnh Covid của Việt Nam để đăng tải các thông
tin sai sự thật.
Vạch trần chiêu trò xuyên tạc nhằm phá hoại cuộc bầu cử ở nước ta
Linh mục lại giở trò lợi dụng tôn giáo để phá hoại 'Ngày hội của toàn dân'
Mượn cớ dân chủ hòng phá hoại 'Ngày hội của toàn dân'
Hãy dừng ngay hành vi 'uy hiếp' một đứa trẻ giật 'tấm vải vàng 3 sọc đỏ'
Kiểm điểm đối tượng tham gia tổ chức khủng bố lưu vong ở nước ngoài
Hôm
nay ngày 13/5/2021 xung quang các thông tin về lịch trình đi lại của hai ca
dương tính mới tại Hà Nội, BBC lại loan tin soi mói về cách dùng từ của báo chí
Việt Nam khi đăng tải các thông tin về vụ việc này. BBC cho rằng báo chí Việt Nam
không còn từ ngữ nào khác khi chỉ lặp đi lặp lại cụm từ lịch trình di chuyển
phức tạp một cách hài hước cực độ trong khi đó là quyền chính đáng của một con
người.
Trước tiên chúng ta cần phải
hiểu cho đúng việc đi lại tất nhiên đó là quyền riêng tư của mỗi con người,
được tôn trọng và không ai có quyền xâm phạm. Tuy nhiên quyền đó phải đặt trong
giới hạn khuôn khổ của pháp luật, trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Việc sử dụng
cụm từ lịch trình di chuyển phức tạp của các ca nhiễm covid ở Việt Nam trong
những ngày gần đây là hoàn toàn phù hợp. Nhất là hai ca dương tính mới tại Hà
Nội ngày hôm nay. Bởi
phức tạp ở đây không phải không phải là sự phức tạp đơn thuần, là những sinh
hoạt bình thường phức tạp mà là việc họ di chuyển nhiều chỗ, gặp gỡ nhiều người
sẽ khó để nắm bắt rà soát, để tiến hành khoanh vùng, cách ly khống chế dịch. Và
khi các lực lượng chức năng truy tìm những người có nguy cơ F1, F2 của F0 thì
sẽ thực sự trở nên phức tạp. Trong khi đó khoanh vùng và cách ly là biện pháp
quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh của nước ta. Và sự pháp tạp ấy
phải đánh đổi bằng trách nhiệm bản thân trước pháp luật, trước xã hội như
trường hợp của vợ chồng ông Nguyễn Văn Thanh Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2
Hà Nội Hacinco bị nhiễm
covid ngày hôm nay, bệnh nhân 2982 tại Đà Nẵng là một trong những ví dụ. Trên
thực tế rất nhiều người nhiễm không phải do đi học, đi công việc chính đáng mà
trong mùa dịch lại đi du lịch, hưởng thụ cá nhân rồi lịch trình di chuyển quá
nhiều, thậm chí khi trong người họ đã mang yếu tố dịch tễ họ vẫn còn đi rất
nhiều nơi, sau đó vất vả cho truy vết, cùng với đó nhiều người vì họ mà bị ảnh
hưởng cách ly thậm chí bị lây bệnh vì sự vô trách nhiệm của họ! Rồi việc học
tập, việc làm, các kế hoạch của bao người bị ảnh hưởng vì dịch lại bùng lên,
đóng cửa cách ly.
Trong khi đó chủ trương
của Đảng và Nhà nước ta đưa ra khuyến khích
người dân ở nhà càng nhiều càng tốt, chỉ đi ra ngoài khi cần thiết; khuyến
khích doanh nghiệp làm việc online; khuyến khích các hình thức kinh doanh trực
tuyến, giao hàng tận nơi, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp. Các cơ quan tổ chức
họp trực tuyến, hạn chế số lượng, đảm bảo khoảng cách ngồi trong cuộc họp.
Đồng
thời cần hiểu cho đúng nếu việc đi lại sinh hoạt, lao động, công tác, vui chơi
là quyền con người và việc không may nhiễm bệnh Việt Nam không quy kết trách
nhiệm pháp lý cũng như xã hội không lên án. Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm
và xã hội chỉ lên án khi biết rằng mình thuộc trường hợp phải khai báo y tế
nhưng không khai, vẫn cố tình đi lại khắp nơi. Như trường hợp của hai ca dương tính mới
tại Hà Nội là vợ chồng ông Nguyễn Văn Thanh Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội Hacinco khi biết
mình đến
từ vùng có dịch đã không thực hiện các biện pháp tự cách ly theo dõi, vẫn cố
ý không khai báo, khai báo gian dối, có biểu hiện mắc COVID-19
nhưng lại không thông báo cho cơ quan chức năng mà vẫn tiếp tục
tham gia, gặp gỡ nhiều người. Hiện nay đã có 2 ca dương
tính liên quan đến vợ chồng ông Thanh, truy vết được 150 F1 và
phải cách ly y tế đến hàng nghìn người. Hậu quả này ngày một
nghiêm trọng hơn, và ảnh hưởng cực kỳ lớn đến công tác phòng
chống, kiểm soát dịch bệnh hiện nay. Do đó hiện tại các cơ quan
chức năng của Nhà nước đang vào cuộc để điều tra và xử lý nghiêm minh trước
pháp luật.
Như vậy
thử hỏi có gì hài hước và nhàm chán khi báo chí Việt Nam sử dụng cụm từ lịch trình
di chuyển phức tạp khi đăng tải các thông tin về phòng chống dịch bệnh Covid
như BBC đề cập hay không?
Cùng với
đó với lập luận cho rằng Cuộc sống thì ai chẳng có việc này
việc kia, đi học, đi làm, đi chơi, đi chợ, cà phê, đi ăn uống, giao lưu bạn bè…
không may thì bị nhiễm thôi! Nếu nói như BBC thì thật buồn cười cho một kênh truyền thông lớn của quốc tế,
lương tâm và trình độ của họ để đâu khi nói về tình hình thực tế chống dịch của
Việt Nam, một đất nước được rất nhiều báo chí quốc tế khen ngợi và đề cao về
công tác phòng chống dịch bệnh. Phòng chống dịch bệnh không phải là chuyện may hay không may, họ nghiễm nhiên cho rằng việc đi lại hoạt động của cá nhân trong tình hình
diễn biến dich bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp là việc làm thoải mái còn
việc mắc bệnh hay không là do sự may mắn, hên xui. Dĩ nhiên Nhà nước ta không
cấm đoán việc đi lại nhưng với cương vị là công dân của một đất nước thì công
dân đó phải có trách nhiệm với đất nước của mình. Nhất là lúc gặp khó khăn như
giai đoạn chống dịch hiện nay chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đưa ra khuyến khích người dân ở nhà càng nhiều càng tốt, chỉ đi ra ngoài khi cần
thiết, do đó việc đi lại của mỗi cá nhân cũng phải hạn chế, chú ý hơn. Và đó
cũng chính là biện pháp hạn chế sự lây lan dịch bệnh. Các trường hợp mà BBC liệt kê trong hình ảnh mình đưa ra họ đều là
những người chấp hành không nghiêm quy định phòng chống dịch bệnh coi thường
các quy định Nhà nước như trường hợp bệnh nhân 2982 Đà Nẵng là một điển hình và
đương nhiên không phải là một câu chuyện không
may thì bị nhiễm thôi như BBC nghiễm nhiên khẳng định. Chính việc làm đó thể
hiện sự vô trách nhiệm với chính bản thân, gia đình, bạn bè và toàn thể cộng
đồng. Sự vô trách nhiệm đó hoàn toàn đi ngược lại với chủ trương phòng chống
dịch bệnh của Đảng và Nhà nước.
Như vậy phải thực sự khẳng định phòng chống dịch bệnh không
phải là chuyện hên xui. Mà đó là việc làm thật, hành động thật và việc làm đó
ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế, chính trị thậm chí tới tính mạng con người và
công tác phòng chống dịch bệnh của cả một đất nước. Bởi vậy nếu nói và làm như
BBC thì hoàn toàn chỉ là một việc làm vô lý trí, thiếu ý thức và hết sức nực
cười ở một quốc gia tự tôn về pháp luật như Việt Nam mà thôi!
Đồng thời BBC với danh tiếng là đài thông tấn lâu đời và lớn
nhất trên thế giới cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn khi nói về công tác phòng
chống dịch bệnh covid của đất nước Việt Nam. Bởi trên thực tế với những câu
nói, chủ trương đó, Việt Nam đã và đang làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh
mà ít đất nước nào làm được ở trên thế giới làm được. Chính bởi vậy là một độc
giả thông minh mỗi người dân chúng ta cần phải đọc cho kỹ, nhìn cho thấu đáo để
nhận diện, đánh giá cho chính xác và chân thực đừng như báo chí BBC có 1 mà
vống nên 10 như vậy!
Đặng Dương