(Tindautruongdanchu)-Hòa cùng thời khắc
lịch sử của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang ra sức lập nhiều thành
tích hướng tới kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính
yêu của dân tộc Việt Nam; chung sức đồng lòng đưa Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng Cộng sản Việt Nam đi vào cuộc sống; chuẩn bị tốt mọi mặt tổ
chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021 - 2026, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bài viết “Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam”, đăng tải trên các phương
tiện thông tin đại chúng ngày 16 - 5 - 2021, không chỉ tạo ra “hiệu ứng” sâu
rộng, có
sức lan tỏa mạnh mẽ, động lực tinh thần to lớn - ngọn lửa “sưởi ấm” niềm tin
của nhân dân, “bệ đỡ” vững chắc để nhân dân Việt
Nam tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ trên con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, đến
giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, mà còn trở thành “mũi tên” chỉa thẳng vào các thế lực thù địch công
kích, chống phá Đảng, Nhà nước ta bằng những luận điệu sai trái, xuyên tạc về
chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
>>Chiêu trò của Việt tân càng khiến cử tri thêm minh chứng về ‘bộ mặt chống phá’
>>Khởi tố, bắt tạm giam facebooker 'Trần Giảm' chống phá bầu cử
>>Khởi tố, bắt tạm giam Lê Văn Dũng về hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước
Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng định hình về chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là
một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ; Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao
Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để
từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Trong thời khắc lịch sử
này, bài viết không chỉ đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, cũng như niềm tin của
người Việt Nam vào chế độ mà còn là vấn đề quan tâm của nhân loại. Giải quyết
được điều này là cơ sở để khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, khác hoàn toàn về chất so với chủ nghĩa tư bản.
Với vốn kiến thức hạn chế, tôi
mạnh dạn chia sẻ đôi điều suy nghĩ của bản thân về sự lựa chọn con đường lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là tất yếu khách quan, là giải pháp đúng đắn để
mang lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, để rồi hôm nay, thế hệ
chúng tôi là người được hưởng “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế” của
đất nước. Đó chính là thành tựu từ “MÔ HÌNH” xã hội, xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Chúng ta
đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ,
toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta
vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế
và uy tín quốc tế như ngày nay”[1]. Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hôm
nay được khởi nguồn từ quyết định lịch sử ra đi của một con người yêu nước mà
lịch sử đã chứng minh là sáng suốt
phi thường. Sau bao năm bôn ba khắp bốn biển năm châu, Nguyễn Ái Quốc đã tìm
thấy con đường cứu nước, giải phóng Việt Nam theo Cách mạng Tháng Mười Nga,
lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động,
gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Tin tưởng và hành tiến trên con đường
Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, dân tộc Việt Nam luôn kiên
định mục tiêu “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” - mục tiêu xuyên suốt của
cách mạng Việt Nam, nền tảng vững chắc của Đảng Cộng sản Việt Nam và là vấn đề
có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta - bệ đỡ vững chắc để khơi dậy khát vọng
dân tộc, “ý Đảng, lòng dân” chung sức đồng lòng quyết tâm thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội XIII, xây dựng đất nước phồn vinh như sinh thời Bác hằng
mong.
Cuối thế kỷ XIX đầu XX, dân tộc Việt Nam chìm đắm
trong “đêm trường nô lệ”. Trước cảnh
nước mất, nhà tan, một số phong trào yêu nước của các sĩ phu phong kiến thức
thời và trí thức Tây học diễn ra mạnh mẽ, nhưng đều thất bại do thiếu một giai cấp tiên
tiến lãnh đạo và đường lối
cứu nước khoa học.
Tận mắt chứng kiến và khâm
phục lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất
Thành không tán thành con đường cứu nước của họ. Với lòng yêu nước nồng nàn,
nhãn quan chính trị thiên tài, ngày 5 - 6 - 1911, với tên gọi Văn Ba, Người
nhận làm phụ bếp trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, rời Cảng Nhà Rồng với
quyết tâm phải tìm bằng được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc!
Quá
trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái
Quốc đã hoà mình vào quần chúng cần lao, đến các vùng nông thôn hẻo lánh ở Niu
Oóc, Luân Đôn, Pari, Thái Lan, Trung Quốc... để tìm hiểu các phong trào cách
mạng thế giới như: cách mạng Mỹ năm 1776, cách mạng Pháp năm 1789 và phong trào
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. Người sớm nhận thấy rằng: “Kách mệnh Mỹ cũng như kách mệnh Pháp nghĩa
là kách mệnh tư bản, kách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ
thực thì nó tước đoạt công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”[2]. Tháng 11 - 1917, cách mạng tháng Mười Nga nổ
ra và giành thắng lợi, học thuyết cách mạng của Máctrở thành hiện ở nước Nga Xô
viết, đưa cách mạng thế giới bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Năm
1920, tại Pari, Pháp đã diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Nguyễn Ái Quốc và chủ
nghĩa Mác-Lênin qua Bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa của Lênin, đăng trên Báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Người đã tìm thấy con đường giải
phóng dân tộc Việt Nam trong Luận cương của Lênin. Giây phút ấy được thể hiện: Bác
reo lên một mình như nói cùng dân tộc Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!Người chỉ ra chân lí sáng ngời “Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Và “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản
mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức”[3].
Năm
1924, Nguyễn Ái Quốc bí mật trở về Quảng Châu - Trung Quốc tích cực chuẩn bị về chính trị
tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời một chính đảng của giai cấp công nhân. Sau
quá trình chuẩn bị đầy đủ những tiền cần thiết, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản
Việt Nam được diễn ra từ ngày 6 - 1
đến ngày 7 - 2 - 1930, tại
Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc. Hội nghị thông qua Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo, chỉ ra 6 nội dung
cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó, mục tiêu, phương hướng “làm tư sản dân
quyền và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản”[4]. Lần đầu tiên, cách mạng Việt
Nam có một cương lĩnh chính trị phản ánh đúng tình hình và quy luật khách quan
của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại. Người đã khẳng định: “Cương
lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông
dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai
cấp mình”[5].
Trung thành với mục tiêu và con đường mà Bác Hồ đã
lựa chọn, Ðảng ta đã kế thừa và phát triển trong từng
giai đoạn lịch sử cụ thể với những nhiệm vụ và phương pháp cụ thể. Luận cương
Chính trị tháng 10 - 1930 của Ðảng đã bổ sung, phát triển, làm rõ hơn mục tiêu,
phương hướng “Tiến hành cách mạng dân chủ
nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên CNXH, bỏ qua giai đoạn tư bản
chủ nghĩa”. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, là kết quả tổng hợp, sự cụ thể hóa mục tiêu phương hướng
cách mạng, xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, mở ra một kỷ
nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Viết tiếp mốc son cách mạng
Tháng Tám, nhân dân ta dưới sự lãnh
đạo của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã lập nên chiến thắng Ðiện Biên
Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”
và Ðại thắng mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước,
đưa cả nước đi lên CNXH.
Cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, dân tộc
Việt Nam luôn khắc ghi lời Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ lấy nước” thành hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn mới: “Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” tại Đại hội lần thứ V của Đảng, năm 1982. Thực
hiện đồng thời hai nhiệm chiến lược vụ ấy, nước ta vượt qua muôn vạn khó khăn, thách thức, đặc biệt, là
khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng và sụp đổ, hầu hết các nước trên thế
giới trở
lại con đường tư bản chủ nghĩa; các thế lực điên cuồng chống phá Đảng và Nhà nước
ta “hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên
tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi
ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã
của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa
Mác-Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng
chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác...”. Yêu cầu bức thiết đặt ra đối với
con đường mà
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn: Đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội?
Đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra, Đảng ta lãnh đạo khởi
xướng sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước năm 1986 - gỡ “nút thắt” về con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. Để rồi trong các văn kiện tiếp
theo, Đảng ta tiếp tục khẳng định và vững tiến trên con đường Bác Hồ đã lựa chọn: “Lịch sử thế
giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ
tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là qui luật tiến hóa của lịch sử”[6].
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát
triển năm 2011) khẳng định: “Nắm vững
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc
là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ
sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với
nhau”[7]. Văn kiện Đại hội XI của Đảng lại một lần
nữa nhấn mạnh: “Trong bất kỳ điều kiện và
tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên
định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”[8]. Văn kiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục
khẳng định: “Kiên định chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực
tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên
định đường lối đổi mới”[9]. Nhất quán với các Đại hội trước, Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng trong quan điểm chỉ đạo, định hướng phát triển đất nước trong thời gian tới
đã xác định: “Kiên định vận dụng phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội”[10].
Không chỉ khẳng định dứt khoát con đường phát triển
của cách mạng Việt Nam, Đảng ta còn chỉ ra Mô hình và phương hướng phát triển
của con đường ấy. Đó là đứng sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng ta
sớm chỉ những “khuyết tật” của mô hình ấy và sớm nhận thức về một mô hình CNXH
Việt Nam. Mô hình ấy được Đảng ta khẳng định Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) gồm sáu đặc trưng[11] .
Tổng kết thực tiễn 10 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011 (bổ
sung, phát triển) đã bổ sung, phát triển thành tám đặc trưng CNXH Việt
Nam: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh
tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến
bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”[12].
Với tám đặc trưng này, mô hình CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn, đáp ứng
mục tiêu xây dựng “một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì
con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con
người”[13]. Thực
tiễn 35 năm đổi mới ở Việt Nam đã chứng tỏ, mô hình CNXH mà Việt Nam đang xây
dựng cũng chính “là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa
trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của
con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích
riêng giữa các cá nhân và phe nhóm”[14].
Cùng với mô hình, Cương lĩnh 1991 của Đảng cũng đề
ra bảy phương hướng xây dựng CNXH Việt Nam[15].
Sau 10 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011 đã
tổng kết, hoàn thiện, bổ sung thành tám phương hướng: Đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát
triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa
bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng
nền dân chủ XHCN thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt
trận thống nhất; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh[16].
Cụ thể hóa mô hình và phương hướng xây dựng CNXH ở Việt Nam, sau 35 năm đổi
mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH, Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Đất
nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh
mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới… khẳng định con đường đi lên CNXH
ở nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại”[17].
Điều này càng làm sáng tỏ hơn sự lựa chọn con
đường phát triển của Việt Nam, gắn độc lập dân tộc với CNXH - sự lựa chọn đúng
đắn hợp quy luật khách quan và thực tiễn thời đại. Từ cứ liệu lịch sử đó, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận, làm sâu
sắc hơn con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, củng cố, khơi
dậy, cổ vũ, củng cố niềm tin của nhân dân cùng thực hiện “khát vọng Việt Nam”.
Trên hành trình cụ thể
hóa con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, dân tộc Việt Nam luôn thấy Bác luôn
đồng hành, soi sáng con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Điều đó được thể hiện, Đảng
ta đã phát động và tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào ngày
7-11-2006, bằng chỉ Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X. Đến Đại hội Đảng lần thứ XI, yêu cầu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân, Bộ Chính
trị đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW, ngày
14-5-2011, về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết
Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, bên cạnh kết
quả đạt được, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có những
hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, thành ý thức tự
giác của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, mục đích đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực chưa đạt được. Yêu cầu, mục đích đặt ra của
việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh cao hơn, phạm vi rộng hơn so với Chỉ thị 06-CT/TW và Chỉ thị 03-CT/TW.
Trong đó, nhấn mạnh, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhất
là về tư tưởng chính trị và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ
chức và đạo đức, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị 05 về “Đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa
XII. Ý Đảng hợp với lòng dân cùng thực hiện Chỉ thị 06, 03, 05 không chỉ có tác
dụng góp phần làm trong sạch Đảng, triệt tiêu những yếu tố cản trở con đường
phát triển của dân tộc mà khẳng định trên mỗi bước tiến thực hiện mục tiêu, lý
tưởng của mạng Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, tấm gương sang ngời của Bác Hồ luôn
đồng hành, cùng dân tộc Việt Nam vững tiến thực hiện thắng lợi con đường Người
đã lựa chọn, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, giữa thế kỷ XXI, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành
nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Đại hội
XIII của Đảng khẳng định.
Sự vững tiến ấy được cụ thể hóa bằng thành tựu nổi bật của đất nước
thời gian qua: nếu năm 1989, GDP của Việt Nam
mới đạt 6,3 tỷ USD/năm, thì đến năm 2020, theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), GDP của Việt Nam đạt quy mô hơn 340,6 tỷ USD, vượt Singapore gần 1%, trở
thành nền kinh tế lớn thứ tư ở khu vực Đông Nam Á. Đời sống nhân dân cả về vật
chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Nếu như năm 1985 bình quân thu nhập
đầu người mới đạt 159 USD/năm, thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm, gấp
khoảng 1,3 lần so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5
năm 2016 - 2020 ước đạt khoảng 5,9%, nước ta thuộc nhóm các nước tăng
trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Các cân đối lớn của nền kinh tế về
tích lũy - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động -
việc làm,… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế
vĩ mô. Uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao,
thể hiện rõ nhất trên vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên
Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu hầu
như tuyệt đối 192/193.
Đặc biệt, trước biến động lớn của
tình hình thế giới, đặc biệt là đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay. Đứng
trước “phép thử” khắc nghiệt của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Đảng Cộng sản
Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra bằng hệ thống giải pháp
phù hợp với tình hình dịch bệnh, trong đó, thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chống
dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, các làn sóng dịch bệnh Covid đi qua, phép
thử ấy được Việt Nam trả lời bằng sự tăng trưởng dương ở mức 2,91%. Đây là con số cực kỳ
có ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng âm 4%. Việt Nam được bạn
bè quốc tế đánh giá cao, được coi là điểm sáng về phòng, chống dịch bệnh và
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội và đời sống nhân
dân; giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiếp tục thực hiện
có hiệu quả các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế bằng nhiều hình thức
linh hoạt, phù hợp với bối cảnh đại dịch Covid-19. Đây chính là bằng chứng
“sống” khẳng định chế độ xã hội chủ nghĩa là một
chế độ mang bản chất tốt đẹp, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, lấy con
người làm trung tâm, dựa trên lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích
chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với xã hội cạnh tranh để chiếm
đoạt lợi ích riêng giữa cá nhân và phe nhóm, luôn đặt ra mục đích: “lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối
thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo
văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội”.
Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt
Nam hôm nay là bằng chứng thuyết phục để khẳng định con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn là đúng đắn, hợp quy luật, phù hợp với thực
tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Đây cũng là thành quả mà dân
tộc Việt Nam muốn dâng lên Bác Hồ kính yêu nhân Kỷ niệm 131 năm ngày sinh nhật
của Người, 110 năm Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, là cơ
sở để người dân Việt Nam sáng suốt lựa chọn người có “Tâm, Tầm, Tài” đại diện
cho tiếng nói và nguyện vọng của mình tại Cuộc bầu cử Quốc hội Khóa XV và hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, để tiếp tục thực hiện mục tiêu con
đường Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta đã lựa chọn. Vì vậy, công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam không chỉ là mục tiêu, là nhu
cầu, là cương lĩnh hành động, là ngọn cờ hiệu
triệu, mà còn là động lực, là niềm tin sắt son của dân tộc
Việt Nam ta trên
con đường Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành một
sức bật mới; là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và
mai sau. Những thành tựu Việt Nam
đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là thời khắc đối mặt với dịch bệnh,
thiên tai… càng khẳng định tính ưu việt của CNXH. Bằng chứng ấy là cơ sở, nền tảng
vững chắng củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân vào con đường đi
lên CNXH của Việt Nam, từ đó khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, chung
sức đồng lòng thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Phạm Nhung
[1]Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQGST, H.2021, tr.25.
[2]Đảng Cộng sản việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập
1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.31
[3]Hồ Chí Minh toàn tập, t.12. Nxb CTQG, H.2011, tr.563
[4]Hồ Chí Minh toàn tập, t.3, Sđd, tr.1
[5]Hồ Chí Minh toàn tập, t.12, Sđd, tr.407
[6] Đảng CSVN: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, 1999, tr.8
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr. 65.
[8]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI , Sđd: tr. 21.
[9]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội,
2016, tr. 46.
[10]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQGST, tr.33.
[11]
Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, Nxb ST, H.1991; tr10-11.
[12] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NxbCTQG,H.2011; tr.70
[13] Nguyễn
Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-646305/;
ngày 16/5/2021.
[14] Nguyễn Phú Trọng, tài liệu đã dẫn.
[15] Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NxbST, H.1991; tr11-13.
[16] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện ĐHĐB
toàn quốc lần thứ XI, NxbCTQG, H.2011; tr.72.
[17] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQGST, H.2021, tr.31.
đường lối chủ trương đúng, cán bộ đảng viên thực hiện đúng sẽ mạng lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. ĐÓ cũng là sự mong mỏi của Tổng Bí thư và cũng là nguyện vọng của nhân dân. Hy vọng cán bộ, đảng viên sẽ là người nói đi đôi với làm.
ReplyDeleteLịch sử dân tộc Việt Nam là vậy, khi đất nước đứng trước khó khăn, thách thức, đều xuất hiện hiền tài. nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn Tổng Bí thư nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Người đã đem lại ánh sáng niềm tin cho người dân Việt Nam về con đường Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn
ReplyDelete